Nghệ sĩ Việt Nam

Đáo Xuân 8: Hụ còi cho
Thung Lũng Gầm Trời 26. 02. 13 - 5:40 pm

Bài và ảnh: Tịch Ru

 

ĐÁO XUÂN 8 – NỐT SON ẢO

Đạo diễn: Đào Anh Khánh & Đoàn Minh Hoàn
Khai mạc vào 19h30 ngày 25. 2. 2013

Như thường lệ, cứ sau Tết Nguyên Đán thì khu vực Ngọc Thụy Long Biên lại trở nên náo nhiệt hẳn nhờ chương trình Đáo Xuân của họa sĩ Đào Anh Khánh. Đáo Xuân lần này nghe bảo chỉ phát có 150 vé mời. Có lẽ rút kinh nghiệm Đáo Xuân năm ngoái quá đông.

Có hai khu vực trình diễn “Đóng và Mở”. Đây là không gian trình diễn “Đóng”, ở ngoài sân, trước nhà sàn Đào Anh Khánh. Đó là một khung thép cao chừng 5m, rộng 1m chia làm hai tầng được bọc kín nilon.

 

Tầng trên được nhét đầy bóng bay.

 

Tầng dưới có một cái “cửa” nhỏ để đi vào. Bên trong có một cái chăn màu đen.

 

Không gian trình diễn “Mở” ở sân bên, có một tấm màn khổng lồ bằng nilon, cao 9m rộng 3m, được mắc lên uyển chuyển trong gió. Ánh sáng tập trung chiếu vào khu vực trình diễn.

 

Xung quanh được cắm rất nhiều nến, tạo thành một lối đi vòng quanh khu vực trình diễn.

 

Đằng sau là khu vực biểu diễn cho các ban nhạc.

 

Toàn bộ hai khu vực biểu diễn được sơn trắng thành một lối đi riêng, mà theo tác giả là khán giả phải di chuyển liên tục trên đó để xem các tác phẩm. Không được dừng lại, không thì sẽ bị “tắc đường”.

 

Chương trình hôm nay có sự tài trợ của nhà hàng Nhật Bản Shibashi.

 

Khán giả đến sẽ được phụ vụ sushi và rượu sake.

 

Còn đây là các nghệ sĩ, diễn viên tham gia chương trình Đáo Xuân này.

 

Đây là bộ ba: Đào Anh Khánh, doanh nhân Đặng Trung (áo đen, nghe bảo anh cũng là một diễn viên kịch câm), nghệ sĩ múa Minh Hoàn.

 

Bên trong này là khu vực trang điểm cho các nghệ sĩ. Bất kể ai tham gia trình diễn ngày hôm nay cũng đều phải vẽ mặt… kể cả ban nhạc rock Ngũ Cung.

 

Nghệ sĩ múa đương đại Lauren trả lời phỏng vấn báo chí. Đây là lần thứ hai cô tham dự Đáo Xuân.

 

Các nghệ sĩ chuẩn bị ra sân trình diễn.

 

Vẫn không quên vừa đi vừa tạo dáng pose hình.

 

Họa sĩ Đào Anh Khánh trả lời phỏng vấn báo chí.

 

Đáo Xuân đôi khi cũng là dịp để các nghệ sĩ nhà ta tụ họp đầu năm. Tuy không đông bằng mọi năm (vì phải có vé mời), nhưng cũng có rất nhiều khuôn mặt quen thuộc:

Họa sĩ body art Phương Vũ Mạnh.

 

Ca sĩ Thanh Lam (đứng giữa)

 

Họa sĩ Lê Nguyên Mạnh và Doãn Hoàng Kiên.

 

Nhạc sĩ Lương Huệ Trinh.

 

Nhà báo Uyên Ly đang nói chuyện với ông Brian giám đốc Hanoigravine.

 

Hai nhạc sĩ Vũ Nhật Tân (ngồi giữa) và Trí Minh (áo ca rô)

 

Mặc dù theo lịch là 19h30 bắt đầu, nhưng bị muộn mất một lúc. Họa sĩ Đào Anh Khánh lên giới thiệu dự án “Thung lũng gầm trời”. Bên cạnh là con gái Đào Anh Thơ làm phiên dịch.

 

Đây là giấc mơ nghệ thuật thiên nhiên lớn nhất của họa sĩ với tên gọi “Thung lũng gầm trời”, trên một thung lũng rộng 10ha tại Lương Sơn, Hòa Bình cách Hà Nội 50km ngay cạnh sân golf Phượng Hoàng. Nơi đây sẽ là thung lũng của nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới.

 

Cách đây 6 năm, Đào Anh Khánh đã xây dựng tại nơi đây ba bức tượng cao 60m đường kính 4m (có thể nhìn thấy từ trên máy bay). Đằng sau thung lũng này có 5 đỉnh núi như bàn tay xòe ra ôm troàn bộ thung lũng.

 

Thung lũng chia làm hai được cắt bởi một dòng suối. Một bên 7ha, bên kia 2,5ha. Cả thung lũng sẽ chia làm 7 hạng mục tác phẩm:

 

36 bức tượng đặt trải đều trên toàn bộ thung lũng này. 36 bức tượng này lấy tên 36 phố phường Hà Nội nơi tôi sống. 36 bức tượng cao từ 20-25m, đường kính 4m.

 

“Miền vô vi” là một tác phẩm land-art hình cái lá, dài 100m, rộng 60m, cao 1m, nối giữa hai quả đồi là khu Thiền.

 

Thiên Địa là rừng tượng người với 300 bức tượng to hơn người thật. Có 99 bức tượng cao 15m tạo thành một rừng tượng.

 

Tác phẩm “Trời trong đất” là một không gian nhà hát ngoài trời, gồm quần thể điêu khắc 20 tượng cao 20m, có 4 hố sâu, mỗi hố 10 tượng. Khán giả bước vào vừa thấy mình trên nhiều người lại vừa thấy mình nhỏ bé. Chỗ ngồi hình xoáy chôn ốc có sức chứa 500 người.

 

“Mê cung tình yêu” có sức chứa 250 cặp tình nhân. Mỗi chiều 50m, cao 40, toàn bộ hình ảnh âm thanh ánh sáng sẽ đưa các bạn đến ham muốn được yêu, được hoan lạc.

 

Ngôi nhà Hòa Bình có hai ý nghĩa: thung lũng nằm trên Hòa Bình, và con người nên hướng tới hòa bình. Đây là một nhà sàn Hòa Bình cải biên, và ở đây chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm cho chính mình.

 

Tác phẩm “Cổng cha – Cổng mẹ” để ta luôn nhớ đến công ơn người sinh thành ra mình.

 

Đào Anh Khánh cầu mong sự quan tâm của cộng đồng với tác phẩm của mình. “Đây là một giấc mơ cá nhân nhưng nếu thành hiện thực sẽ là niềm vui cho tất cả chúng ta. Nhiều người nghĩ giấc mơ này có gì đó siêu thực viễn tưởng… còn tôi tin rằng tôi sinh ra được mơ và làm giấc mơ của chính mình thành hiện thực. Tôi cần đến hàng ngàn cộng đồng giúp nó thành hiện thực, tôi cần sự giúp đỡ của các bạn, những sự giúp đỡ hữu hiệu nhất”.

 

Đào Anh Khánh nói thêm:
Và các bạn có thể ủng hộ bằng cách mua những bức tranh của tôi. Mỗi bức giá trên 5.000 USD sẽ được lưu tên cùng êkip sáng tạo “Đáo Xuân 12” trên 36 cột điêu khắc”.

Sau đó Đào Anh Khánh cảm ơn các nhà tài trợ và kết thúc bằng câu:

Gầm trời nam đất nở
Đóng dấu bàn tay ai

 

*

Bài liên quan:

– Đáo Xuân 8 sẽ như thế nào?
– Đáo Xuân, chốn hậu trường

– Đáo Xuân 8: Hụ còi cho Thung Lũng Gầm Trời

– Trình diễn tại Đáo Xuân 8: Phần sau là một đống xà bần

 

*

Bài về Đáo Xuân:

– 24. 2: VỎ & THỞ
– VỎ VÀ THỞ: Khâu chuẩn bị

– Đáo Xuân lần thứ 7: dầu tiên là VỎ của Đào Anh Khánh

– Đáo Xuân 7: Harley Davidson có ở đây để làm gì?
  
 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bàn về gái đẹp

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả