Tạp hóa - Xã hội

Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro 06. 04. 13 - 10:45 am

Noon dịch

 

Trong bức hí họa này của tờ Daily Telegraph, họa sĩ Blower (chắc chắn lấy cảm hứng từ triển lãm “Cuộc sống và cái chết của thành Pompeii…” tại Bảo tàng Anh), đã vẽ một cảnh tương tự như vụ núi lửa Vesuvius năm 79AD khiến thành Pompeii bị chôn vùi dưới dung nham và tro, với vụ khủng hoảng khu vực đồng euros.

Tờ English Blog giải thích: trong tranh, hai công dân thành Pompeii đang bước ra khỏi một ngân hàng với túi đầy tiền euros. Người này nói với người kia, “Đừng lo Hubris Maximus, vụ này sẽ bung bét (blow over) ngay bây giờ ấy mà.” Trong lúc đó, xa xa, ngọn núi lửa đang phun, tắm thành phố trong tro nóng đỏ.

Ai cũng biết, những ngày này, khủng hoảng tiền gửi nhà băng đảo Cyprus tạm thời đã được giải quyết, tâm điểm lại chuyển sang Italy (hai vụ này phải nhờ bạn nào rành về kinh tế giải thích giùm), đe dọa sẽ ảnh hưởng tới các nước khác trong khối đồng tiền chung châu Âu. Họa sĩ đã dùng một câu mang hai nghĩ, vừa nói chuyện hệ thống ngân hàng sập, vừa nói chuyện đám mây tro sắp phủ cả thành phố.

Cái tên của nhân vật cũng có ý nghĩa, “hubris” trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa tội quá kiêu ngạo (và chúng ta đều biết, kiêu ngạo quá bao giờ cũng đi theo ngay sau đó là sụp đổ). Hai người đàn ông là đại diện cho các chính trị gia EU, luôn luôn đợi cho đến phút chót mới động thủ để ngăn tai họa ập đến. Vấn đề là trước sau gì cũng là quá muộn, hệt như số phận các công dân bất hạnh thành Pompeii.

 

*

Bài liên quan:

– Khi phồn thực bị vùi trong tro lửa 
– Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euros

– Cyprus: mất chữ tín rồi liệu có mất hết?

*

Bài tương tự:

- Hí họa: Perry ra ứng cử

-

- Hí họa: Osborne chém cây sống để trồng cây chết

- Hí họa: Rối ren vì công nương nghén

- Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả

- Hí họa: Vừa khác nước ta, vừa giống nước ta

- Hay hơn hí họa

- Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc

- Hí họa: Nigeria với lựa chọn
“thà liếm dầu còn hơn cạp đất”

- Hí họa: Chú Cuội Armstrong

- Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro

- Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden

- Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập

- Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ

- Kể bằng hí họa: Thỏa thuận của P5+1 với Iran – chông gai phía sau, gập ghềnh phía trước

- Kể bằng hí họa: Gấu Nga làm gì ở Syria?

- Ai sẽ vĩ đại trở lại? (phần 1): Đòn của điệp viên KGB

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 3): một kế hoạch bất thành?

- Hoa Kỳ, hoa rụng tơi bời và cơn mộng tan rồi?

- Nhân lời dọa của Trump với Tàu

- Học qua hí họa: chú Năm, anh Hai, thuế mậu dịch và chiến tranh thương mại

- Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan

Ý kiến - Thảo luận

15:48 Sunday,7.4.2013 Đăng bởi:  Con “Lạc” cháu “Hồng”

Xin tiếp: những suất làm lương cao dành cho các vị năng lực thường thường không còn khi "nợ công phủ bóng" lên việc làm; toàn cầu hóa làm lấp ló những Kims, những Wangs và cả những Nguyens sẵn sàng chấp chịu khó chịu khổ để vào "biên chế" các hãng lớn châu Âu, chư
...xem tiếp

15:48 Sunday,7.4.2013 Đăng bởi:  Con “Lạc” cháu “Hồng”

Xin tiếp: những suất làm lương cao dành cho các vị năng lực thường thường không còn khi "nợ công phủ bóng" lên việc làm; toàn cầu hóa làm lấp ló những Kims, những Wangs và cả những Nguyens sẵn sàng chấp chịu khó chịu khổ để vào "biên chế" các hãng lớn châu Âu, chưa kể các cao thủ Đông Âu hơi bị chuyên nay không "hồng" nữa, đang lao qua bức tường đổ Berlin sẵn sàng tranh các suất trả lương cao với con cháu Vikings...
Mặt khác, "đời người chỉ có 1 lần", phải ăn hút chứ, vậy nên tại các thành viên lờ phờ của vương quốc đồng ơ (cách phe tệ ở Bưu điện HN gọi đồng Ơ rô), nợ công là việc của triều đình, bố mẹ cháu chỉ thích bùi như Lạc, nay cứ ông tổng nào lên, ưa thuốc đắng mà cam kết thắt lưng buộc bụng với ngươi Đức làm như trâu, là thày bu cháu giật đổ... bằng phiếu.
Quay lại với Soi (không phải nơi múa mép khoe mình hiểu KT), thấy cái vụ nham thạch đốt cháy nhưng bảo tồn được hình hài dân ăn hút ở Pompei là hơi bị hay. Nhưng không hiểu về mặt kinh tế thì hình tượng nghệ thuật kèm ẩn dụ triết lý này có gì tương đồng không? nhờ chư huynh chỉ giáo thêm. 
Khi ai đó quá say nhảy dân vũ Hy lạp hay chỉ nhăm nhăm làm Tifosi, có thể làm nhòi ra những ẩn dụ về làm biếng trong các đầu óc khác. Nhưng sợ rằng đàng điếm không nhất thiết là nham thạch đốt mất, chẳng hạn, tiềm lăng tăng lăng suất lao động. Cái lày còn phải chứng mynh.
Có một vị học kinh tế ở LX, rồi chuyển sang làm cai văn nghệ, có lẽ vì từng làm thơ (ngày xưa nước miềng ai cũng làm thơ và đánh giặc), than phiền với mỗ: mới 2, 3 giờ chiều mà cac sứ thần nước có Serie A đã nghỉ rồi, (cóc nộp được giấy tờ làm chiếu khán) thế mà anh cứ chê mỗi dân uýnh trống đồng là lười... Kính cáo.

 
11:20 Sunday,7.4.2013 Đăng bởi:  Con “Lạc” cháu “Hồng”
Khi mô hình Liên Xô tan vỡ, đã có một sự hỉ hả từ phía đối diện, và một nỗi sợ kiểu paranoia từ phía nhưng nơi nào còn xưng tụng Mác. Vấn đề là kẻ đối địch với anh sụp chưa chắc là anh đã đúng toàn tập. Mô hình tư bản đã nứt trên tất cả  các đườ
...xem tiếp
11:20 Sunday,7.4.2013 Đăng bởi:  Con “Lạc” cháu “Hồng”
Khi mô hình Liên Xô tan vỡ, đã có một sự hỉ hả từ phía đối diện, và một nỗi sợ kiểu paranoia từ phía nhưng nơi nào còn xưng tụng Mác. Vấn đề là kẻ đối địch với anh sụp chưa chắc là anh đã đúng toàn tập. Mô hình tư bản đã nứt trên tất cả  các đường  may, hàn chỗ này thủng chỗ kia. Khủng hoàng tài chính ở Italy có nguồn chung với Hy lạp: nợ công, và còn những nguyên nhân riêng của KT ý. Mỗ thích nhất câu: nhân dân (Nam) Âu đứng lên đấu tranh đòi tiếp tục được sống phè phỡn của báo phương Tây. Đang vội xin viết tiếp sau.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả