Bàn luận

Thử bình tĩnh hơn khi nghĩ về kiểm duyệt 15. 04. 13 - 12:52 pm

Tamiyo

SOI: Đây là cmt cho bài Các nhà làm phim Việt: liệu họ có quyền lựa chọn?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn bạn Tamiyo nhiều.

.

Theo tôi bài viết của bạn chỉ ra các lỗi sai trong quá trình lập luận khá tốt song lại chưa thực sự đi vào vấn đề cần bàn: Kiểm duyệt có ở mọi quốc gia và mỗi quốc gia có một nền văn hóa chính trị thương mại khác nhau nên kiểm duyệt như thế nào là hợp lý cũng khác nhau.

Thiên Lương có thể đưa ra ví dụ sai về Mỹ, nhưng chuyện kiểm duyệt có ở mọi quốc gia là có thật, theo các hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, với những đặc thù riêng nên việc này do chính quyền làm, vì thế rất dễ đổ lỗi. Nói mô hình của Mỹ là hơn mô hình kiểm duyệt của chính quyền ở Việt Nam thì cũng chưa rõ ràng, hơn về khoản nào, hại về khoản nào, trong những điều kiện nào… là những vấn đề cần bàn.

Bạn chỉ ra rằng cơ chế kiểm duyệt của Mỹ cho phép nhà làm phim có sự lựa chọn, nhưng Việt Nam có thể theo được con đường đó không? Muốn theo con đường đó thì cần phải có những điều kiện gì?

Tôi thấy một điều: Mỹ làm rất tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nó, còn Việt Nam thì hiện tại sức cạnh tranh của các công cụ tuyên truyền để xây dựng các hình ảnh mong muốn về thành phố, về đất nước là yếu. Về lâu dài thì không thể dựa trên kiểm duyệt để ngăn chặn các hình ảnh không mong muốn, nhưng cứ tính đến hoàn cảnh cụ thể: trong trường hợp này phim Bụi Đời Chợ Lớn nếu có tiếng vang có thể tạo ra hình ảnh về một thành phố, một quốc gia không an toàn, và đó là vấn đề các nhà chức trách quan tâm, vì hình ảnh đó không có lợi cho các công việc kinh doanh và đi lại khác.

Tôi thấy nếu logic ngầm của việc kiểm duyệt là như vậy thì cũng có thể chấp nhận được và phải xem xét các cảnh cụ thể bị cắt. Có mâu thuẫn quyền lợi thì nhà làm phim cũng có trách nhiệm phải dung hòa. Tôi thấy việc cắt đi một số cảnh của phim Bi, Đừng Sợ cũng là để phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Phim vẫn được chiếu, như thế đã là một sự dĩ hòa vi quý. Ai muốn xem các cảnh bị cắt đi đó thì vẫn có cách để mà xem chứ nhà nước khó có thể trực tiếp ủng hộ. Bỏ cơ chế kiểm duyệt của nhà nước đi thì lại là chuyện lớn phải bàn chứ không phải hiển nhiên là tốt. Cứ thấy kiểm duyệt là chửi rủa chính quyền thì tôi cho là không tôn trọng bối cảnh làm việc của mình.

Bạn có nói là luật của người ta rõ ràng còn Việt Nam thì không. Luật rõ ràng thì dễ cho người làm phim hơn. Tuy nhiên cũng như chính bạn đã chỉ ra, luật mà chỉ chú trọng vào những cái tiểu tiết cụ thể thì cũng có thể chẳng có giá trị gì nhiều vì có thể lách luật. Với những vấn đề quan trọng thì người làm phim và nhà kiểm duyệt sẽ phải quan tâm suy nghĩ chứ không thể chỉ làm việc theo một danh sách đã liệt kê sẵn. Ở đây tôi không biết là những cảnh cụ thể nào bị yêu cầu phải cắt đi, và quá trình làm việc diễn ra như thế nào, tôi nghĩ nhiều người cũng không biết. Vậy nên cứ thấy chính quyền kiểm duyệt là lên án thì tôi cũng không thích kiểu phản ứng đó.

Sự phân biệt điện ảnh và văn học của bạn có giá trị, nhưng theo tôi điều quan trọng hơn là mục đích của tác phẩm. Nếu tác phẩm hướng tới thương mại trong trường hợp này thì rõ ràng vấn đề kiểm duyệt là quan trọng. Còn nói đến chuyện thiên tài thì ý của Thiên Lương không phải là không có lý.

Bài viết của Lê Hồng Lâm với tôi không có gì là thuyết phục, sự tấn công những người trong hội đồng cũng làm tôi hơi ghê người, nhưng đó cũng là một ý kiến cá nhân để mà nghe. Cái tên bài thì quá đáng: “Xứ sở sợ hãi kì lạ và chốn tận cùng của thế giới”. Tôi nghĩ bạn Lê Hồng Lâm quả thật là sung sướng vì chưa được biết sự hà khắc của những nền văn hóa khác. Tôi thì có một số kinh nghiệm cũng như kiến thức khác nên tôi không nghĩ giống như bạn ấy.

Bài viết của Thiên Lương có những phát biểu bạt mạng, nhưng tôi thấy cũng nói lên được một số vấn đề đáng quan tâm.

Bài viết của bạn với tôi thì hơn hẳn về sự tử tế của người viết. Tôi không phản đối điều gì bạn viết cả mà chỉ bổ sung quan niệm cá nhận của tôi rằng ngoài việc nhìn vào một điều mong ước, cũng cần nhìn vào thực tiễn cụ thể trước mắt. Cá nhân tôi không thích việc trông vào những hình mẫu và sỉ nhục hiện tại. Ý của tôi không phải là không nhìn xa hơn, nhưng thái độ khinh thường sỉ nhục hiện tại như bài viết của Lê Hồng Lâm và cả Thiên Lương nữa là điều tôi không thích.

 

*

Bài liên quan:

Xứ sở sợ hãi kì cục và chốn tận cùng của thế giới?
Chỉ biết hỏi “why” mà không chịu học “how”
Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt
– Sống chung, sống đẹp với kiểm duyệt

– Các nhà làm phim Việt: liệu họ có quyền lựa chọn?

– Thử bình tĩnh hơn khi nghĩ về kiểm duyệt
 
– Kết thúc có hậu cho một vụ lùm xùm

Ý kiến - Thảo luận

18:20 Thursday,19.11.2015 Đăng bởi:  Thành Lê
Bibi thân,

Thành Lê "rất giỏi và thành đạt, rất là tốt thôi" một cách nghiêm túc, tất cả những điều trên đều không đúng.
Thực ra cách cư xử của người Việt cũng làm TL nghĩ rằng" thà có một tôn giáo" còn hơn cái kiểu vô thần hôm nay ở VN.
Mặt khác, đạo Phật ở VN hôm nay, nếu xem cách người ta hành lễ trong đời sống hàng ngày, có thể muốn phát điên (nếu
...xem tiếp
18:20 Thursday,19.11.2015 Đăng bởi:  Thành Lê
Bibi thân,

Thành Lê "rất giỏi và thành đạt, rất là tốt thôi" một cách nghiêm túc, tất cả những điều trên đều không đúng.
Thực ra cách cư xử của người Việt cũng làm TL nghĩ rằng" thà có một tôn giáo" còn hơn cái kiểu vô thần hôm nay ở VN.
Mặt khác, đạo Phật ở VN hôm nay, nếu xem cách người ta hành lễ trong đời sống hàng ngày, có thể muốn phát điên (nếu nhớ lại vì sao có tục đốt vang mã). Khá lâu rồi, đi qua một chùa ở Nghệ An cũng với CCB Trường Sơn (có cả mấy bạn viết Tây). Cảm giác thật kinh khủng: một con ngựa giấy rừng rực cháy. Những bà ko già ko trẻ buộc mình phải mua hương, rồi đòi đốt hộ minh và - đưa tiền đây. Bọn đồng bóng hễ có tiền thì múa ... tõa hơn. Và hỗn độn kinh khủng (kiểu mà dân gọi là bà nọ vái đ... bà kia). Trộm nghĩ hay cứ tua tủa Mác Lê còn hơn.
Chuyện dài hơn cả cuộc đời mình. Chắc không có lời giải. Nhưng tụi mình vẫn cứ đau đáu tìm một cái gì ... Mình không thích sự cam chịu của đạo Phật, hình như nó chỉ có ở những nơi khổ sở, kinh tế không mấy phát triển (dù đây chỉ là cảm tính thôi). 
12:56 Thursday,19.11.2015 Đăng bởi:  BiBi
"phải biết sợ pháp luật (chứ không niệm Phật) để có đạo đức tử tế"

@Thành Lê: đã lâu lắm rồi mình với vào lại bài viết từ bookmark
nếu bạn tìm hiểu sâu về đạo Phật hẳn bạn đã không có nhận định như câu trên, bạn có thể nghe các bài giảng của thầy Thích Phước Tiến, thầy giảng rất hay.

"Phật có thể nói đúng trong một chu kỳ dài, nhưng ở nh
...xem tiếp
12:56 Thursday,19.11.2015 Đăng bởi:  BiBi
"phải biết sợ pháp luật (chứ không niệm Phật) để có đạo đức tử tế"

@Thành Lê: đã lâu lắm rồi mình với vào lại bài viết từ bookmark
nếu bạn tìm hiểu sâu về đạo Phật hẳn bạn đã không có nhận định như câu trên, bạn có thể nghe các bài giảng của thầy Thích Phước Tiến, thầy giảng rất hay.

"Phật có thể nói đúng trong một chu kỳ dài, nhưng ở những thời điểm bước ngoặt, tôn giáo chưa từng là giải pháp cho người cần ra quyết định"
Những gì Phật nói và tôn giáo không phải là 1, đạo Phật không phải là một tôn giáo, có chăng chỉ là hòa một phần vào văn hóa bản địa để dễ truyền đạo, hòa chứ không tan. Thường khi nói đến tôn giáo là nói đến niềm tin tuyệt đối, đạo Phật không như thế, và đây là điểm nhận dạng rõ nhất của đạo Phật mà các tôn giáo khác không giống. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả