Kiến trúc

Giữa kiến trúc sư với chủ nhà:
về fiduciary duty 13. 08. 13 - 7:20 am

Siêu Noob

robert-leighton

Các bạn kiến trúc sư,

Mình có cảm tưởng ở Việt Nam, nhiều kiến trúc sư làm việc với chủ nhà hơi giống như cách các bác sỹ đối xử với bệnh nhân vậy. Bác sỹ ở Việt Nam là oách nhất, bệnh nhân đến chớ có hỏi vớ vẩn, biết gì mà hỏi, hỏi là dễ bị ăn chửi lắm. Mà bệnh tình gì không biết, cứ vào gặp bác sỹ là sẽ được làm một lô xét nghiệm, rồi đủ loại thuốc thần dược Tây Tàu.

Trong khi ở nước ngoài thì hơi khác, bác sỹ họ rất chú trọng giải thích căn nguyên bệnh tật cho người đến khám, khuyến khích người bệnh tìm hiểu thêm. Còn thuốc thì họ chỉ cho đúng loại, thật cần mới cho, còn không thì để cơ thể tự hồi phục thôi.

Có lẽ nói cũng hơi quá, nhưng mình thấy nhiều kiến trúc sư nhà ta cứ thiết kế là phải có giải pháp mới lạ, độc đáo. Như là không mới lạ, độc đáo thì không có quyền đòi tiền thiết kế vậy.

Nhưng nói đến đây thì thấy có cả cái lỗi của người thuê thiết kế/bệnh nhân. Ở Việt Nam đi khám bệnh mà bác sỹ chỉ bảo cứ yên tâm, không cần thuốc thang gì đâu rồi thu tiền tư vấn thì chắc nhiều người thấy ấm ức lắm.

Cái tâm lý này theo mình nó có hai nguyên nhân. Một là dân ta quen dùng đồ tập thể rồi: dịch vụ là dịch vụ chung, nhà nước trả lương để anh cung cấp cái dịch vụ ấy cho tôi. Không mấy người đi gặp bác sỹ (hay kiến trúc sư) mà nghĩ được là cái thời gian ông bác sỹ ấy khám cho anh, dù chẳng ra bệnh tật gì, cũng là “opportunity cost” đối với bản thân ông bác sỹ và những người bệnh khác của ông ấy.

Bird-Where-Did-He-Learn-to-Do-That

Nguyên nhân thứ hai, theo mình còn quan trọng hơn, là không mấy khách hàng/bệnh nhân hiểu được rằng để đưa ra một chẩn đoán bệnh, một toa thuốc, hay một thiết kế thì về nguyên tắc ông bác sỹ/kiến trúc sư cũng đã phải dùng toàn bộ kiến thức/hiểu biết của ông ấy và chịu trách nhiệm về toa thuốc/thiết kế ấy. Không mấy bệnh nhân hiểu được cái quyền được đòi hỏi người bác sỹ phải đưa ra một toa thuốc tốt nhất cho mình, tất nhiên là dựa trên khả năng/kiến thức của ông bác sỹ ấy.

Cái quyền của người bệnh mà mình nói ở trên, hay ngược lại, cái trách nhiệm đưa ra một giải pháp tốt nhất của người bác sỹ/kiến trúc sư, trong luật thì gọi là “Fiduciary duty”. Nói nôm na là anh kiến trúc sư phải có trách nhiệm làm hết sức mình vì quyền lợi của khách hàng, người đã đặt niềm tin ở anh. Việc một kiến trúc sư phải có fiduciary duty với khách hàng có thể được lập luận thế này (mình lược trích trên mạng):

“Tương tự như luật sư hay bác sỹ, kiến trúc sư là một người giải quyết bài toán về thiết kế cho khách hàng. Mỗi kiến trúc sư, bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, đều biết rằng có rất nhiều phương án khả thi cho mỗi đầu bài thiết kế. Từ một số lượng lớn các phương án đó, anh ta là người lựa chọn một vài phương án phù hợp nhất cho khách hàng, dựa trên các cân nhắc về nhu cầu, chi phí, tiến độ, thẩm mỹ, và các yếu tố kỹ thuật, pháp lý liên quan. Không có một phương án ‘duy nhất đúng’, chính vì vậy nhiệm vụ của kiến trúc sư là đưa ra lựa chọn từ rất nhiều phương án khả thi. Và bởi vì người khách hàng không có những kiến thức đầy đủ về ưu nhược của tất cả các phương án, anh ta phải đặt niềm tin vào kiến trúc sư của mình. Mối quan hệ này chỉ có thể bền vững nếu người kiến trúc sư, tương tự như một luật sư hay bác sỹ, ý thức và thực hiện fiduciary duty”.

Ở Việt Nam mình không biết vấn đề này đã được luật hóa chưa, nhưng trên thế giới, ví dụ như Mỹ, đã có khá nhiều tranh chấp và kiện tụng liên quan.

Viết đến đây thì mất hứng, không biết kết thế nào. Vậy xin cứ gửi để bạn nào quan tâm thì cho ý kiến.

Cảm ơn các bạn.

Ý kiến - Thảo luận

8:10 Saturday,31.8.2013 Đăng bởi:  Nguyên
@SiêuNoob: Cảm ơn bạn đã giải thích thêm, đúng là cần phải có sự dung hòa giữa mong muốn của chủ nhà + sự yêu nghề và kiến thức của KTS. Giải quyết bài toán bằng chính cái tâm của họ.
...xem tiếp
8:10 Saturday,31.8.2013 Đăng bởi:  Nguyên
@SiêuNoob: Cảm ơn bạn đã giải thích thêm, đúng là cần phải có sự dung hòa giữa mong muốn của chủ nhà + sự yêu nghề và kiến thức của KTS. Giải quyết bài toán bằng chính cái tâm của họ. 
15:11 Friday,30.8.2013 Đăng bởi:  SiêuNoob
@Bạn Nguyên: Fiduciary duty không phải là "Bổn phận trách nhiệm tài chính" đâu. Nó là để chỉ trách nhiệm của một người khi đại diện cho quyền lợi của người khác, cái người đã đặt trọn niềm tin vào anh ta. Ví dụ thường gặp về fiduciary duty là các trường hợp như một tay môi giới
...xem tiếp
15:11 Friday,30.8.2013 Đăng bởi:  SiêuNoob
@Bạn Nguyên: Fiduciary duty không phải là "Bổn phận trách nhiệm tài chính" đâu. Nó là để chỉ trách nhiệm của một người khi đại diện cho quyền lợi của người khác, cái người đã đặt trọn niềm tin vào anh ta. Ví dụ thường gặp về fiduciary duty là các trường hợp như một tay môi giới cẩu thủ thì phải có bổn phận kiếm được cái hợp đồng cao giá nhất cho thân chủ của mình. Hay một người quản lý tài sản giúp cho một trẻ vị thành niên thì phải làm sao cho khối tài sản ấy được giữ gìn/phát triển tốt nhất.
Mấu chốt ở đây là người chịu fiduciary duty phải đảm bảo không để quyền lợi cá nhân của mình ảnh hưởng tới quyền lợi của thận chủ. Chiếu theo ý này thì việc một KTS yêu nghề và coi mỗi thiết kế như đứa con tinh thần của mình vẫn chưa đủ đâu. Câu hỏi đặt ra là có lúc nào người KTS ấy chạy theo cái "yêu nghề", "yêu sáng tạo", "yêu cái mới, "yêu nghệ thuật" của bản thân mà quên mất cái quyền lợi thiết thực của chủ nhà không? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả