Nghệ sĩ Việt Nam

Cô Huỳnh Nga trả lời 3 câu hỏi của Linh Cao về Trần Trung Tín 05. 11. 13 - 10:27 am

Cô Huỳnh Nga

“Sao em phải thôi học”, 79-81 , sơn dầu trên giấy ảnh, 25 x 20 cm

Xin chào Soi,

Hơn 3 tuần ở Hà Nội để lo cho cuộc triển lãm, tôi đã bị mất liên lạc với thế giới internet, hôm nay trở về Sài Gòn, tôi đã nhận được nhiều chia sẻ từ mọi người đối với triển lãm tranh của Trần Trung Tín, cũng như với riêng cá nhân tôi. Thông qua Soi tôi xin cám ơn tất cả sự giúp đở và chia sẽ từ các bạn, mà nhờ đó tôi đã hoàn thành tốt và trọn vẹn cho lần triển lãm tranh Trần Trung Tín trở lại Hà Nội. Tôi cũng gởi lời xin lỗi vì với lý do trên, tôi cũng đã chậm trả lời các câu hỏi của các bạn.

Riêng với câu hỏi của bạn Linh cao, tôi xin được tuần tự trả lời như sau:

1. Triển lãm này bầy tranh giấy nhỏ và xa xưa từ khi Mr. Tín còn gian khổ, thì những tác phẩm khổ lớn sau này vẽ trên toan (mà cháu đã được xem ở một vài nơi)…được cô và các sưu tập đánh giá cao hay thấp hơn? Khi nào triển lãm những tranh này?

Trong triển lãm tranh Trần Trung Tín “Bi Kịch Lạc Quan” lần nầy, chúng tôi đã chủ ý chọn và trình bày tranh của hai giai đoạn từ 1969 – 1975 và một số từ 1975 – 1981. Đó là giai đoạn Trần Trung Tín bắt đầu bước chân vào lĩnh vực hội họa và giai đoạn xao động nhất khi ông trở lại quê hương thời hậu chiến và cuộc đời riêng bước sang trang khác.

Ở thời kỳ đầu, Trần Trung Tín chỉ vẽ tranh trên giấy báo là chính, nên không thể có tranh nào khác hơn được. Thời kỳ thứ hai, dù đã trở lại quê nhà, nhưng cuộc sống của Trần Trung Tín cũng không khá hơn bao nhiêu, có khi còn tệ hơn là khác, nên Tín cũng phải vẽ trên những gì mà Tín có thể có…

Tranh của Trần Trung Tín

Tuy nhiên Tín cũng có vẽ một số ít tranh trên toile mà Tín có được, do một người khác cho chassis và tôi mua vải bố cho ông tự căng và préparer để vẽ. Những bức tranh lớn nầy, cũng như những tranh mà Tín vẽ ở thời kỳ thứ ba, sau 10 năm hồi phục phần nào những di chứng do lần đột quỵ khi ông tròn 50 tuổi, tôi chưa triển lãm trong nước lần nào nên chắc có lẽ Linh Cao thấy qua hình chụp cũng hiếm trên sách, báo mà thôi. Tôi không biết các nhà sưu tập tranh ở đâu và đánh giá các tranh lớn nầy như thế nào,vì họ chắc chưa có dịp thấy các tranh nầy nếu họ chưa có dịp đến nhà tôi. Còn riêng với tôi thì tranh Tín vẽ dù lớn hay nhỏ nó cũng là tranh của Tín, nó cũng xuất phát từ cảm xúc mạnh và thật của ông ấy, nó mang tình cảm của ông ấy và tôi đã cố giữ vì những điều ấy. Còn việc triển lãm toàn bộ tranh của Trần Trung Tín ở đâu và khi nào, chúng tôi vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.

Tranh Trần Trung Tín

2. Nếu được lựa chọn mảnh đất để sống như một nghệ sỹ độc lập, thì Mr. Tín sẽ muốn ở đâu ạ? Hà Nội hay London, Sài Gòn hay Singapore?

Với câu hỏi nầy thì ông Tín trả lời đúng hơn tôi, nhưng vì ông ấy không còn, nên tôi trả lời thay ông ấy với sự hiểu biết của tôi.

Ông Tín đã là một nghệ sĩ độc lập tại Việt Nam, từ ngày ông bắt đầu vẽ cho đến khi ông mất, nên có lẽ dù ở đâu trên trái đất nầy thì ông Tín vẫn là ông Tín, chứ không cứ gì phải ở London, Mỹ hay Singapore. Nhưng bây giờ tranh của ông nếu được các bảo tàng của Mỹ, London hay Singapore hay các nơi khác nữa muốn giữ cho thì chắc ông sẽ hài lòng lắm.

Tranh Trần Trung Tín


3. Nếu có nơi muốn mua toàn bộ tranh Mr. Tín, cô có ý định nhường bán lại không ạ?

Nếu có nơi muốn mua toàn bộ tranh của Trần Trung Tín, thì trước hết tôi phải biết nơi đó là nơi nào, sau đó sẽ tính tiếp.

Cô Linh Cao có còn muốn biết thêm gì nữa tôi luôn sẵn sàng trả lời trong khả năng hiểu biết của mình.

*

Tôi cám ơn Soi đã cho tôi cơ hội để tiếp xúc với những bạn bè có thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm về Trần Trung Tín và tranh của ông.

Huỳnh Nga

Ý kiến - Thảo luận

14:13 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  candid
Cám ơn cô Nga, hy vọng sẽ nhìn thấy bức tranh này của chú Tín trong một cuộc triển lãm khác.
...xem tiếp
14:13 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  candid
Cám ơn cô Nga, hy vọng sẽ nhìn thấy bức tranh này của chú Tín trong một cuộc triển lãm khác. 
14:00 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  Tran Thi Huynh Nga

To candid .
Bức tranh lớn chú Tín treo trên đầu giường là bức :
" Chiều tàn thế kỷ " bức nầy được vẽ năm 1984 trước khi chú Tín bị đột quị không lâu . chú Tín nói về bức tranh nầy như sau : thế kỷ 20 là một thế kỷ có nhiều đau khổ nhất cho nhân loại với hai cuộc thế chiến 14-18 và 39-45 v..v.. ,  một thế kỷ sắp tàn , ông hy vọng thế kỷ 21 sẽ là
...xem tiếp

14:00 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  Tran Thi Huynh Nga

To candid .
Bức tranh lớn chú Tín treo trên đầu giường là bức :
" Chiều tàn thế kỷ " bức nầy được vẽ năm 1984 trước khi chú Tín bị đột quị không lâu . chú Tín nói về bức tranh nầy như sau : thế kỷ 20 là một thế kỷ có nhiều đau khổ nhất cho nhân loại với hai cuộc thế chiến 14-18 và 39-45 v..v.. ,  một thế kỷ sắp tàn , ông hy vọng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ không còn chiến tranh nửa , một thế kỷ lạc quan hơn .
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả