Nhiếp ảnh

Tin nhiếp ảnh: Chụp thiên tai, và chụp cả sự kiên cường 24. 11. 13 - 7:59 am

Soi P st và dịch

Tuần qua, các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập ảnh chụp các nạn nhân lẫn chứng tích của bão Hải Yến, đến nỗi các báo như Observer hay Guardians cũng phải nói rằng mục “ảnh đẹp trong tuần” của họ kỳ này cũng đầy… ảnh thiên tai.
 

Nhiếp ảnh gia Dan Kitwood ngồi trực thăng và chụp lại cảnh hoang tàng của tỉnh Eastern Samar, Phillipines từ trên cao.

 

Dan Kitwood (sinh năm 1977 ở Anh), tốt nghiệp Mỹ thuật, khoa điêu khắc, Dan từng làm việc cho Getty Image, và đi tác nghiệp ở rất nhiều nơi trên thế giới. Trong ảnh: Xơ Mary James trước đống đổ nát của nhà thờ St Joshep ở Tacloban, Philippines, do Dan Kitwood chụp.

 

Ngoài bão Hải Yến, xã Tigapancur của Indonesia cũng đang ngập trong tro sau khi núi lửa Sinabung phun trào, hết thiên tai này lại đến thiên tai khác! Ảnh núi lửa Sinabung phun tro, Ulet Ifansasti chụp.

 

Ulet là một nhiếp ảnh gia tự do người Indonesia, anh thích chụp ảnh về các vấn đề xã hội, môi trường, cũng như văn hoá. Tính anh khoái rày đây mai đó; Ulet từng làm việc cho nhiều tạp chí danh tiếng như TIME, The New York Times, LIFE, và các tổ chức như GREENPEACE. Trong ảnh: người dân kéo về một nhà thờ của xã Tigapancur để lánh nạn sau khi núi lửa Sinabung phun trào, Ulet chụp.

 

Tuy thảm hoạ nhiều, nhưng đáng mừng là các nhiếp ảnh gia không chỉ nhăm nhe hoài những pô hình đau buồn, họ cũng ghi lại niềm hy vọng cũng như sức sống bền bỉ của con người/của tự nhiên sau thảm họa. Nhiếp ảnh gia Damir Sagolj cho chúng ta thấy rằng con người rất kiên cường, không ngồi than khóc mãi sau cơn bão Hải Yến – họ phải quay về với cuộc sống. Anh chụp lại cảnh một người phụ nữ phơi mớ quần áo cô mới giặt ngay trước ngôi nhà bị bão phá hỏng của mình.

 

Sinh năm 1971 ở Bosnia, Damir Sagolj gia nhập quân đội nước này hơn 5 năm trước khi bỏ nghề lính để theo học nhiếp ảnh. Ban đầu Damir chuyên về mảng chiến sự ở các nước Trung Đông và vùng Balkans (Đông Nam châu Âu), sau đó anh gia nhập Reuters và theo đuổi các đề tài về văn hoá, môi trường. Hiện nay Damir là giám đốc nhiếp ảnh cho Reuters ở Thái Lan. Trong hình: người dân Philippines nhận hàng cứu trợ do Mỹ gửi sang.

 

Còn ở Indonesia, nhiếp ảnh gia Roni Bintang chụp được tấm hình đáng giá khi núi lửa Sinabung phun trào: hoa dâm bụt nở trong màn tro. Roni sống và làm việc tại Sumantra, Indonesia; anh đặc biệt quan tâm đến thiên nhiên, môi trường, và nạn săn bắn động vật trái phép. Roni chủ yếu làm việc cho Reuters nhưng đôi lúc cũng có ảnh đăng trên Guardian cũng như TheAtlantic.

 

Roni chụp cảnh học sinh của xã Tigapancur đi học trở lại sau khi núi lửa phun.

 

Ý kiến - Thảo luận

0:56 Wednesday,27.11.2013 Đăng bởi:  Nghĩa
Xấu hổ? Tôi không thấy xấu hổ. Tôi có viết thiếu 1 ký tự, đúng ra là Haiyan chứ không phải Hayan. Tuy nhiên tôi hoàn toàn không hiểu vì sao nó được dịch thành Hải Yến. Tôi được biết tên bão ở nhiều nước đặt cả bằng tên người, nam nữ giới. Ở VN đặt tên theo số hoặc
...xem tiếp
0:56 Wednesday,27.11.2013 Đăng bởi:  Nghĩa
Xấu hổ? Tôi không thấy xấu hổ. Tôi có viết thiếu 1 ký tự, đúng ra là Haiyan chứ không phải Hayan. Tuy nhiên tôi hoàn toàn không hiểu vì sao nó được dịch thành Hải Yến. Tôi được biết tên bão ở nhiều nước đặt cả bằng tên người, nam nữ giới. Ở VN đặt tên theo số hoặc lấy nguyên tên quốc tế. Bài viết này tất nhiên không thể gọi là bão số 14 theo tên VN, cũng không nên Việt hóa nó bằng một cái tên khác như Hải Yến.
 
5:55 Monday,25.11.2013 Đăng bởi:  Tú Chú
Thật đáng xấu hổ cho bạn Nghĩa khi hỏi cái câu này. Suốt thời gian có bão Hải Yến vừa qua, bạn ở trên trạm không gian nào hả?

...xem tiếp
5:55 Monday,25.11.2013 Đăng bởi:  Tú Chú
Thật đáng xấu hổ cho bạn Nghĩa khi hỏi cái câu này. Suốt thời gian có bão Hải Yến vừa qua, bạn ở trên trạm không gian nào hả?
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả