Khác

Thứ Bảy, tuần thứ 4: Học được bao nhiêu thứ từ Hanoibrass band 21. 12. 13 - 11:26 pm

Tịch Ru

Đúng một năm sau ngày (tưởng là) tận thế (21. 12. 2012 – 21. 12. 2013), LUALA concert chiêu đãi khán giả các tiết mục của Hanoibrass band trong một ngày Hà Nội nắng rất đẹp. Chị Vũ Quỳnh Anh giới thiệu chương trình ngày hôm nay.

 

Đặc biệt hôm nay còn có cellist Hoàng Thế Phúc tham gia trong vai trò MC tương tác với Hanoibrass band.

 

Hanoibrass band đã ra mắt khán giả thủ đô ở mùa LUALA concert trước với các thành viên: (trái qua phải) Phạm Văn Hiếu (trompet 1) và Kim Xuân Hiếu (frenchorn hay còn gọi là cor),

 

… Nguyễn Thanh Hải (trumpet 2),

 

…, Lê Minh Chiêu (tuba) và Trần Hiền (trombone),

 

…, Drummer Nghiêm Mạnh Tuấn

 

Phần 1 của chương trình, Hanoibrass band trình diễn các nhạc phẩm: “A tribute to M.G.M” hòa âm bởi Paul Nagle, “Pop suite I” và “Pop suite II” của Arthur Frackenpohl mang nặng chất Blue thời kì đầu.

 

Tiếp theo là nhạc phẩm: “Deep down in the cellar” của Peter Bury. Tác phẩm này từng được trình diễn ở mùa LUALA concert năm trước. Tuba mặc dù giữ bè trầm nhưng lại là nhân vật chính của tác phẩm.

 

Đến cuối tác phẩm “Deep down in the cellar”, drummer Nghiêm Mạnh Tuấn mang sabian lên để trên kèn Tuba, cho những nốt cuối của Tuba ngân vào tấm sabian. Giải thích cho điều này, nghệ sĩ Kim Xuân Hiếu cho biết, ở bản gốc của tác phẩm “Deep down in the cellar” người chơi Tuba sẽ ấn chặt loa kèn vào bức tường trong nhà hát có cấu tạo mái vòm, và tạo độ rung đến không gian xung quanh khán giả. Nhưng đây là không gian ngoài trời nên chỉ sử dụng được sabian, và do đó sẽ không ép phê hết cỡ như trong nhà hát.

 

Sau mỗi tác phẩm, nghệ sĩ kèn frenchorn Kim Xuân Hiếu đều giới thiệu rất kĩ về các tác phẩm. Hai tác phẩm tiếp theo là: “Sài Gòn ơi” của nhạc sĩ Y Vân (bài này được soạn lại với giai điệu vui tươi, tiết tấu nhộn nhịp), “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao (bài này vẫn giữ nguyên nét hào hùng bừng cháy). Sau đó là hai bản March của Ludwig van Beethoven và C.M.Weber. Đây là hai tác phẩm cổ điển, thời kì đó âm nhạc vẫn dựa trên những hòa thanh cơ bản, chưa có những khai thác triệt để về tính năng các nhạc cụ.

 

Tiếp theo là chùm ba tác phẩm của vị vua Thái Lan H.M.King: “Dưới ánh trăng ngược”, “Trái tim và tình yêu”, “Mùa thu”. Vị vua Thái Lan với nghệ danh H.M.King tên thật là Bhumibol Adulyadej sinh ngày 5. 12.1927, từng học ở Havard. Cũng như tổng thống Bill Clinton, ông vua Thái Lan này là người rất yêu thích nhạc Jazz, và khi còn học trong trường cũng đã tham gia một số band nhạc Jazz, sau đó ông cũng viết một số bản nhạc Jazz, tiêu biểu là ba tác phẩm trên. Đặc biệt hai tác phẩm: “Dưới ánh trăng ngược” và “Trái tim và tình yêu” mang rất nhiều âm hưởng dân gian Thái Lan”. Ba tác phẩm của H.M.King đã kết thúc phần I của chương trình.

 

Hà Nội đang trong đợt rét nhất từ đầu năm đến giờ. Khán giả tuy có ít hơn nhưng vẫn đến sớm và ngồi kín chỗ.

 

Hôm nay có sự xuất hiện của nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương (đang đọc trang giấy).

 

Rất lâu rồi mới lại thấy nhà điêu khắc Vương Văn Thạo (áo đen, thứ hai từ trái sang).

 

Hôm nay contrabassist Ngô Toàn Thắng (đằng sau) dẫn con trai đi chơi, và tiện qua LUALA concert xem các đồng nghiệp biểu diễn.

 

Phần II của chương trình được bắt đầu với các tác phẩm: “Bugler’s holiday” của Leroy Anderson, “Tegami kia” của Angela aki (một tác phẩm mà theo nghệ sĩ Kim Xuân Hiếu là có chủ đề khá giống với bài “Mong ước kỉ niệm xưa” của mình). “La Paloma” của V.potravinach, “Grandfather’s clock” của Ken Hirai, “English Dances of the 16th century” của Elgar Howarth (một trong những nhạc phẩm cổ điển viết cho Giáng Sinh).

 

Đặc biệt trong phần II của chương trình, các nghệ sĩ của Hanoibrass band còn giới thiệu đến khán giả về tính năng của các nhạc cụ. Nghệ sĩ trompet Phạm Văn Hiếu đang giới thiệu về cái búp kèn của kèn trompet.

 

Nghệ sĩ Kim Xuân Hiếu thì giới thiệu về kèn frenchorn (hay còn gọi là kèn cor). Theo nghệ sĩ thì kèn frenchorn là một trong những cây kèn thủy tổ của bộ kèn, có hình dáng được thiết kế giống cái sừng trâu (mà người dân tộc hay làm thành tù và).

 

Kèn trompone của nghệ sĩ Trần Hiền thì có thể glissando (tức là có thể du di về biên độ nốt)như violon, không bị giới hạn bởi phím bấm.

 

Khán giả còn có thể lên thoải mái để thử tìm hiểu về các nhạc cụ. Trong ảnh là một bé đang rất thích thú thổi cây Tuba của nghệ sĩ Lê Minh Chiêu.

 

Drummer Nghiêm Mạnh Tuấn với cây dùi “chổi xoa” rất đặc biệt, chuyên dùng khi chơi Jazz.

 


Biên chế trong Hanoibrass band: hai trompet sẽ giữ vai trò giai điệu, trompone và frenchorn sẽ giữ bè trung chuyển giữa bè cao và thấp, tuba và trống sẽ giữ riff và tiết tấu cho cả band. Ba nhạc phẩm cuối cùng là: “Pavan” của Richard Dering, “Hiplips II” của Leslie Pearson, “Harlem Rag” của Tom Turpin.

 

Kết thúc chương trình, Hanoibrass band được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt.

 

Sau chương trình, rất nhiều bạn lên hỏi các nghệ sĩ về tính năng các cây kèn. Trong ảnh là một bạn trẻ đang hỏi anh Phạm Văn Hiếu về cây kèn trumpet.

 

Một bạn gái được nghệ sĩ Kim Xuân Hiếu nhiệt tình cho mượn và thổi thử cây frenchorn.

 

Một bạn khác thì không ngại ngần ngồi vào dàn trống của Nghiêm Mạnh Tuấn.

 

Bé trai lúc nãy cuối giờ lại xin nghệ sĩ Lê Minh Chiêu cho thổi chiếc kèn tuba to nhất.

 

Thứ Bảy thời tiết thật đẹp, kết thúc buổi diễn tôi tình cờ nhìn thấy hai ông bà cụ rất tình tứ sánh đôi nhau đi về, trong một tinh thần rất… Hà Nội.

Hẹn gặp các bạn buổi lễ bế mạc LUALA concert thu đông, vào ngày mai, 22. 12. 2013

 

Ý kiến - Thảo luận

17:54 Monday,23.12.2013 Đăng bởi:  Liên
Tôi chưa hiểu "chúng tôi" ở phần bình luận của TNXP là bao nhiêu người? là những ai? Nếu có một bản khảo sát thì mới đánh giá được chính xác thị hiếu. Theo ý kiến cá nhân của tôi, tôi nghĩ rằng ê-kíp đã lên kế hoạch xây dựng sự kiện chương trình v
...xem tiếp
17:54 Monday,23.12.2013 Đăng bởi:  Liên
Tôi chưa hiểu "chúng tôi" ở phần bình luận của TNXP là bao nhiêu người? là những ai? Nếu có một bản khảo sát thì mới đánh giá được chính xác thị hiếu. Theo ý kiến cá nhân của tôi, tôi nghĩ rằng ê-kíp đã lên kế hoạch xây dựng sự kiện chương trình với những tiêu chí và mục tiêu nhất định rồi. Nhân đây, gia đình tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới ông chủ Lụa Là, các nhà tài trợ, các nghệ sĩ, các nhân viên dựng cảnh, xếp đồ, dọn dẹp..v..v.. đã góp tay chung sức tạo nên một chương trình nghệ thuật rất tuyệt vời. Ngoài ra, ông chủ Lụa Là cũng có một tấm lòng nhân hậu, phúc đức và thơm thảo, mong mọi điều tốt lành luôn tới với gia đình, công việc làm ăn của ông chủ Lụa Là.
Năm nay, có nhiều nhân tố mới trong chương trình. Tôi vẫn rất nhớ những thành viên đã từng tham gia LuaLa các mùa trước, hi vọng một ngày nào đó sẽ lại được gặp lại ở LuaLa các mùa sau. Chúc mọi điều tốt đẹp tới với các anh chị nhân viên của LuaLa, các nghệ sĩ, các nhà tài trợ.
Với riêng bản thân tôi, tôi xin phép nhắn gửi vài lời tới nghệ sĩ Tùng Dương: Tôi rất cảm ơn ca sĩ Tùng Dương đã tới với LuaLa, bởi vì từ mùa LuaLa năm ngoái, tôi đã có ước mơ sẽ được thấy Tùng Dương hát ở đây. Ước mơ đã thành sự thật, kỳ diệu quá. Khi thấy Tùng Dương ở đó, tôi xúc động đến nhường nào dù tôi đã biết trước rằng Tùng Dương sẽ xuất hiện. Khi xem lại trên youtube, tôi vẫn xúc động và có lúc mắt tôi đã ướt, thật khó giải thích tại sao lại thế. Tôi rất mong rằng các mùa LuaLa sau, Tùng Dương có thể sắp xếp thời gian để tham dự chương trình này.
 
12:21 Monday,23.12.2013 Đăng bởi:  TNXP
Phong cách và đối tượng khán giả của LuaLa thì xác định cmn rõ rồi nhưng chúng tôi thực lòng vẫn mong chương trình mời hoặc cho phép các nghệ sĩ theo phong cách tự do biểu diễn, tự do từ trong hàng lối đến sáng tác, đừng hiểu là jazz nhé, jazz cũng là tự do nhưng có khuôn
...xem tiếp
12:21 Monday,23.12.2013 Đăng bởi:  TNXP
Phong cách và đối tượng khán giả của LuaLa thì xác định cmn rõ rồi nhưng chúng tôi thực lòng vẫn mong chương trình mời hoặc cho phép các nghệ sĩ theo phong cách tự do biểu diễn, tự do từ trong hàng lối đến sáng tác, đừng hiểu là jazz nhé, jazz cũng là tự do nhưng có khuôn khổ chỉn chu :( Ý chúng tôi là những nghệ sĩ như Karik... ấy :D
 
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả