Nghệ sĩ thế giới

Istvan Kantor trét máu lên tường bảo tàng – lại nổi tiếng24. 08. 14 - 7:59 am

M. Nha tổng hợp và dịch

Hôm 20. 8. 2012, một người đàn ông (về sau được xác định chính là nghệ sĩ trình diễn Istvan Kantor) đã bôi bẩn một mảng tường trong bảo tàng Whitney, nơi đang diễn ra triển lãm tổng kết lớn của Jeff Koons.

Istvan Kantor đã trét máu mình thành hình chữ X và ký “Monty Cantsin” bên dưới. Nghe nói chữ X đẫm máu này vẫn là “đặc sản” của ông.

Istvan Kantor (áo trắng) sau khi trét máu lên tường

Trang Hyperallergic đã được bạn đọc gửi thư từ rất sớm, và trang này lần mò ra được tung tích của Kantor, biết được ông này là một trong những sáng lập viên của Neoism, một nhóm trước kia đã từng định phá một tác phẩm của Koons trong một triển lãm tương tự hồi 2004.

Kantor sau đó lên Facebook viết một đoạn không chấm phẩy như sau: “I just came out of mental hospital where the police took me after the Whitney I was discharged I am free I’ll put out my Supreme gift manifesto that I handed to the museum after the intervention tomorrow now I go out for a drink in the lower east side thanks for your support” (“Tôi vừa ra khỏi bệnh viện tâm thần mà cảnh sát đưa tới sau vụ Whitney tôi được thả tôi tự do tôi sẽ trưng ra khẩu hiệu tài năng Tối thượng của tôi mà tôi đã đưa cho bảo tàng sau vụ can thiệp ngày mai giờ tôi ra viện làm một ly ở khu hạ đông cảm ơn các bạn đã ủng hộ”).

*

Theo Wikipedia, Istvan Kantor (còn có nghệ danh là “Monty Cantsin” và “Amen!”), người Hungarian, sinh năm 1949, vào năm 1970 có học Y, bắt đầu tham gia nghệ thuật hồi những năm 1970s, đến Montreal định cư năm 1978.

Cái tên Monty Cantsin là một cái tên chung mà David Zack – một người đã “dìu dắt” Kantor từ đầu – đề nghị một nhóm vài người cùng dùng. Tuy nhiên, chỉ có Kantor coi đề nghị này là nghiêm túc, và bám sát bản sắc của cái tên này đến mức giờ đây nhắc tới Monty Cantsin thì người ta chỉ nghĩ tới Kantor.

Kantor nổi tiếng nhất là tác phẩm “Blood Campaign” của ông, là một chuỗi trình diễn trong đó ông dùng máu chính mình trét lên tường, lên toan, lên người khán giả, trong lúc đó là hát những bài kiểu electropop, phối hợp những yếu tố của nhạc New Wave với nhạc Industrial, dân ca Hungaria và những lời tuyên ngông của nhóm Neoism; trong trang phục giống đồ nhà binh và tóc dựng chào mào.

Kantor đẩy mạnh những buổi trình diễn này về mặt sân khấu, biến nó thành như kiểu opera, phát tán qua nhiều phương tiện, cuối cùng thành ra khá nổi tiếng, nhận được một số giải thưởng về trình diễn video.

Istvan Kantor – Thời đại Máy móc

Trong mạng lưới những người Neoist, Kantor hoạt động tích cực, đồng tổ chức nhiều festival Neoist, nhưng cũng có mâu thuẫn trong “phong trào” vì Kantor rút cuộc dùng nhóm này chỉ để quảng bá cho chính mình.

Thế rồi Kantor “tiến lên”, tác phẩm của ông bao gồm cả trét một chữ X to bằng máu mình lên tường các bảo tàng nghệ thuật hiện đại. Kantor đã bị cấm cửa với nhiều bảo tàng, gallery lớn trên thế giới – và đó chính là điều mà Kantor rất tự hào.

Ảnh chụp Kantor bị áp tải tống khỏi bảo tàng hồi 1991

Năm 2004, Kantor được trao tặng “Canadian Governor General’s Awards” của Toàn quyền Canada về Nghệ thuật Thị giác và Nghệ thuật Phương tiện.

Tiền đâu mà Kantor hoạt động nghệ thuật? Cũng theo Wiki, nghe nói là cho tới 2007, chủ yếu các hoạt động ấy duy trì được là nhờ tiền công và nhà nước tài trợ. Còn từ 2007 tới nay thì Kantor tự kiếm sống bằng bán đồ lac xoong.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp