Gẫm & Bình

Tiếp cho suy nghĩ của tôi về bức tường gốm Hà Nội26. 09. 14 - 10:05 pm

Nguyễn Hồng Hưng

(Tiếp theo bài trước)

Dưới đây là những tranh gốm đẹp trung bình với nhiều cách làm (phong cách) khác nhau. Mời các bạn tham khảo để hiểu vì sao tôi có cảm giác bức tường gốn trên đê của “Con đường gốm sứ” sặc sỡ như tranh bao quanh mặt tường ngoài của một trường mần non.

Chắc chắn Hà Nội không thể như môt trường mẫu giáo về nghệ thuật ngoài trời. Thế mà có thể thấy bất kì tranh vẽ nào bên ngoài tường trường mẫu giáo cũng mang phong cách của bức tường gốn dọc đê Hà Nội; mà tranh tường trường mẫu giáo lại còn ra đời trước!

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

Về tổ chức chất liệu:

Một dự án như tường gốm 4km nhất định phải tổ chức được những họa sĩ có nghề gốm bậc cao tham gia thành lập một lò gốm, ít nhất có hai lò hộp và xưởng sản xuất không nhỏ, nghiên cứu màu cho men gốm cao lửa, chuyên dụng cho tranh gốm trên đê Hà Nội. Nếu thế, tôi tin chất lượng tranh đã không bị như tranh ở các trường mầm non (như hiện nay).

Xưởng làm vật liệu cho tranh mosaic phải chế ra mươi kiểu ghép mảnh khác nhau cho họa sĩ lựa chọn phương án ghép. Với mỗi phác thảo hoạ sĩ phải tự quyết định chọn phương pháp ghép mảnh. Không phải cứ (mua một đống gạch men xây dựng lát nền về cưa mài bẻ, vv… là xong. Viêc cắt cưa mảnh gốm sẽ tối thiểu thôi. Trên thế giới, hầu hết các nghệ sĩ ceramic đều làm tranh gốm từ lò riêng của họ. Hiện như tranh gốm trên đê khá lộn xộn về tổ chức sản xuất vật tư mosaic

Có một điều lạ của tranh gốm bờ đê là không hề thấy có khoảng gốm đen trắng nào trên 4km. Cái nào cũng sặc sỡ hết tầm mức cứ như là khoe hãy xem gốm tôi đây màu tươi hơn cả phẩm nhuộm nhé.

Ý kiến - Thảo luận

23:13 Sunday,28.9.2014 Đăng bởi:  vô ngã
Các ví dụ hình ảnh "trung bình" của họa sĩ Hồng Hưng không chỉ đẩy "Con đường gốm sứ" ra hệ Mẫu giáo.
Bởi vì, nếu có cái nền thẩm mỹ và nền tảng công nghệ kỹ thuật "trung bình" như thế rồi, tức là phổ thông như thế rồi, thì liệu có xảy ra một "Con đường gốm sứ" - từ ý tưởng đến hiện thực như bây giờ - hay không?
Nghe có vẻ hoang đường, nhưng cái
...xem tiếp
23:13 Sunday,28.9.2014 Đăng bởi:  vô ngã
Các ví dụ hình ảnh "trung bình" của họa sĩ Hồng Hưng không chỉ đẩy "Con đường gốm sứ" ra hệ Mẫu giáo.
Bởi vì, nếu có cái nền thẩm mỹ và nền tảng công nghệ kỹ thuật "trung bình" như thế rồi, tức là phổ thông như thế rồi, thì liệu có xảy ra một "Con đường gốm sứ" - từ ý tưởng đến hiện thực như bây giờ - hay không?
Nghe có vẻ hoang đường, nhưng cái này có lý không kém: nếu công nghệ kỹ thuật chỉ là "mua một đống gạch men xây dựng lát nền về cưa mài bẻ, vv…" thì Con đường kia nên phải là một Con đường sơn mài, thì mới xứng với "cụ" đê Hà Nội. 
13:17 Saturday,27.9.2014 Đăng bởi:  candid
Ghép từng mảnh nhỏ thành tranh thì là mosaic còn dùng stained glass hay gốm thì chỉ là hình thức thể hện. Cùng là thuỷ tinh màu ghép nhưng có cái cả triệu đô vì trót làm bởi Tiffany nhưng cũng có cái chỉ vài chục đô.

Gì thì gì cũng không thể từ dép lốp bay vào vũ trụ, phải có quá trình.
...xem tiếp
13:17 Saturday,27.9.2014 Đăng bởi:  candid
Ghép từng mảnh nhỏ thành tranh thì là mosaic còn dùng stained glass hay gốm thì chỉ là hình thức thể hện. Cùng là thuỷ tinh màu ghép nhưng có cái cả triệu đô vì trót làm bởi Tiffany nhưng cũng có cái chỉ vài chục đô.

Gì thì gì cũng không thể từ dép lốp bay vào vũ trụ, phải có quá trình. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp