Điện ảnh

Phim “Sống cùng lịch sử” từ góc nhìn của người trẻ 28. 09. 14 - 8:04 am

Phạm Ngọc Anh thực hiện

Những ngày qua, dư luận bàn nhiều đến phim được Nhà nước đầu tư nói chung và phim đề tài lịch sử “Sống cùng lịch sử” nói riêng. Để biết ý kiến những người trẻ đã được xem bộ phim này, chúng tôi đã phỏng vấn một số giảng viên trẻ và sinh viên khoa Nghệ thuật Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

.

Ths Hoàng Dạ Vũ (Giảng viên khoa Nghệ thuật Điện ảnh):
Bộ phim có chủ đề tư tưởng tốt, hướng người xem nói chung và những người trẻ tuổi nói riêng về với những trang sử hào hùng của dân tộc, mang ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc.

Ý tưởng phim khá mới lạ, khai thác yếu tố tưởng tượng (thủ pháp đồng hiện), cuốn nhân vật cũng như người xem vào câu chuyện. Đoạn cuối phim đưa phần tư liệu về đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp vào khá hợp lý, gây xúc động cho khán giả vì đánh trúng tâm lý, trúng thời điểm ngay sau khi đại tướng ra đi. Điều này cho thấy sự nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ tốt của các nhà làm phim.

Ths Phan Thúy Diệu (Giảng viên khoa Nghệ thuật Điện ảnh):
Là một bộ phim đề tài lịch sử, nhưng Sống cùng lịch sử có cách tiếp cận đề tài khá mới mẻ. Thuộc thể loại phim hành trình, bộ phim lấy chuyến đi phượt của một nhóm bạn trẻ làm cái cớ để bắt đầu cuộc hành trình về với lịch sử. Bởi thế, phim mang yếu tố thời đại, thể hiện được một phần đời sống và cái nhìn của giới trẻ với lịch sử.

Một cảnh trong phim

Với điện ảnh Mỹ, phim đề tài lịch sử cũng không phải là loại phim hấp dẫn số đông khán giả nhưng không thể không làm phim lịch sử.

Theo tôi, không nên “ghẻ lạnh” phim “cúng cụ”. Cũng giống như tà áo dài vậy, chúng ta không mặc nó thường xuyên nhưng đến khi có dịp trọng đại thì không thể không có. Dù là phim lịch sử (phim “cúng cụ”) hay phim giải trí thì mỗi thể loại phim có một vai trò khác nhau, không thể phủ nhận nhau.

Vẫn biết rằng, phim lịch sử có vai trò và nhiệm vụ phục vụ cho tuyên truyền của Đảng và Nhà nước nhưng không thể vì thế mà “ngụy biện” cho sự thiếu tính hấp dẫn của nó. Vụ “lùm xùm 21 tỉ” là một hồi chuông nhắc các nhà làm phim hãy đề cao tính hấp dẫn hơn trong phim lịch sử.

Nói phim không có khán giả xem là hơi quá. Tôi đã từng xem phim này giữa hàng ngàn sinh viên, học sinh thủ đô tại Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hà Nội. Khán giả đông đến mức không đủ chỗ ngỗi. Nhiều khán giả cũng lặng đi khi xem những đoạn phim xúc động.

Theo tôi, phim lịch sử nào cũng có “yếu điểm” về sự khô cứng. Làm phim lịch sử cho hay thật khó. Làm cho xúc động thì khó hơn nhiều.

Phim lịch sử Việt Nam khó hay vì nó không tập trung xây dựng cá nhân, một con người cụ thể mà lại xây dựng đám đông quần chúng. Chúng ta chưa xác định được cá nhân anh hùng mà chỉ có quần chúng anh hùng. Điều này thì phim Mỹ làm được. Và họ thành công. Không tin, bạn hãy xem Những bức thư từ cuộc chiến, Chiến đấu dưới ngọn cờ (đạo diễn Clint Eastwood) hay Sinh ngày 4/7 (đạo diễn Oliver Stone).

Tôi nghĩ, Sống cùng lịch sử sẽ đến với nhiều khán giả hơn nếu có một chiến lược PR, quảng cáo tốt hơn. Về nội dung phim, phim sẽ hấp dẫn hơn nếu có thêm chút hài hước trong đó. Phim đề tài lịch sử chính trị vốn khô khan và căng thẳng nên cần có chút hài hước để hấp dẫn hơn, để “giải trí” hơn”.

Một cảnh trong phim

Trần Gia Bảo (sinh viên lớp Quay phim điện ảnh K.34):
Bộ phim có góc quay đẹp và sáng tạo, mang đến cho thế hệ chúng tôi một cái nhìn chân thực về cuộc chiến trường kỳ của ông cha ta. Đồng thời, Sống cùng lịch sử là hồi chuông nhắc nhở đến thế hệ trẻ niềm tự hào về lịch sử vàng son của dân tộc.

Bộ phim có tựa đề hay, thể hiện rõ ràng ý đồ của đạo diễn và đoàn làm phim khi tái hiện quá khứ.

Bành Hoàng Tùng Linh (sinh viên lớp Quay phim điện ảnh K.34):
Bộ phim không chỉ hấp dẫn ở từng cảnh quay, âm thanh mà còn nêu lên ý nghĩa về lịch sử Việt Nam quan trọng như thế nào đối với nhân dân Việt Nam nói chung và các sinh viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội nói riêng.

Trong Sống cùng lịch sử, tôi thích nhất những cảnh quay hoành tráng và âm thanh sinh động cùng với diễn xuất tinh tế của diễn viên và sự tài tình của đạo diễn Thanh Vân.

Đạo diễn Thanh Vân (Ảnh: báo Phụ nữ thành phố)

Hoàng Giang (sinh viên lớp Đạo diễn điện ảnh K.34):
Sống cùng lịch sử có cách làm phim mới mẻ. Việc lựa chọn nhân vật chính là những người trẻ cùng với cách làm phim theo phương pháp đồng hiện giúp phim có sức hút với giới trẻ, có được sự gần gũi về mặt cảm nhận với tốc độ phim nhanh. Cách kể chuyện của phim khá tốt, gây xúc động với người xem, nhất là trong việc sắp xếp tuần tự câu chuyện. Kỹ xảo của phim tốt, gây được ấn tượng với người xem.

Đặng Trung Đức (sinh viên lớp Đạo diễn điện ảnh K.34):
Tuy kịch bản phim gốc không quá đặc sắc nhưng bộ phim được dàn dựng khá ổn. Điểm sáng lớn nhất của phim là ở mảng quay phim với những cảnh quay đẹp và hoành tráng. Nhạc phim cũng được chọn lọc tốt, truyền cảm.

Lê Hải Việt (sinh viên lớp Đạo diễn điện ảnh K.34):
Phim có phong cách đột phá, thủ pháp làm phim mới lạ (thủ pháp đồng hiện). Các cảnh quay đẹp, một số cảnh xuất sắc đặc tả được không khí khốc liệt của chiến trường và tâm trạng của nhân vật. Tựa đề phim phù hợp với nội dung và tinh thần của bộ phim. Nhạc phim đặc biệt xuất sắc, cảnh các bạn trẻ trú mưa nghe bản nhạc tiếng Pháp La vie en rose để lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Đây là một bộ phim tuyệt vời, là lời nhắn nhủ cho giới trẻ hãy sống xứng đáng với sự hi sinh của cha ông ta để có cuộc sống ngày hôm nay”.

Phạm Ngọc Anh thực hiện

Ý kiến - Thảo luận

11:47 Friday,9.10.2015 Đăng bởi:  Vũ Quang Chính
Mấy chục năm trước giới điện ảnh đã dùng từ "phim cúng cụ" rồi, nhưng còn nói thêm một câu: "Gia đình nào thì hàng năm vẫn làm cơm cúng cụ. Nhưng cúng xong cũng phải để cho con cháu ăn chứ?"
...xem tiếp
11:47 Friday,9.10.2015 Đăng bởi:  Vũ Quang Chính
Mấy chục năm trước giới điện ảnh đã dùng từ "phim cúng cụ" rồi, nhưng còn nói thêm một câu: "Gia đình nào thì hàng năm vẫn làm cơm cúng cụ. Nhưng cúng xong cũng phải để cho con cháu ăn chứ?" 
14:16 Monday,6.10.2014 Đăng bởi:  Lơ nhà quê

Đia Karty và chư huynh cùng các ma đam,
Xin nói về khái niệm phim HAY nói chung. Không nói riêng phim Sống cùng lịch sử.
Nhận xét một câu ngắn gọn: Hay hay không? Nhưng chúng ta còn đang ở trong mạng nhện: hay về mặt nào: về mặt ráo rục? Hav là "hay về mặt "dải chí". So ri mớch.
Trước khi quý zị bình phim dựng gần đây in Vietnam. xin gợi ý bằng một thuật ng
...xem tiếp

14:16 Monday,6.10.2014 Đăng bởi:  Lơ nhà quê

Đia Karty và chư huynh cùng các ma đam,
Xin nói về khái niệm phim HAY nói chung. Không nói riêng phim Sống cùng lịch sử.
Nhận xét một câu ngắn gọn: Hay hay không? Nhưng chúng ta còn đang ở trong mạng nhện: hay về mặt nào: về mặt ráo rục? Hav là "hay về mặt "dải chí". So ri mớch.
Trước khi quý zị bình phim dựng gần đây in Vietnam. xin gợi ý bằng một thuật ngữ Việt mới: Hay VÃI. (So ri ơ gền).

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Duỗi não

Vũ Lâm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả