Tạp hóa - Xã hội

Vì sao chúng ta hay cưới nhầm người (phần cuối): Vì đã chán ngán tình yêu, vì nghĩ mình là đặc biệt07. 12. 14 - 7:55 am

Lê Hà st từ Thephilosopher's mail - Hoàng Lan dịch

(Tiếp theo bài 5) 

“Tự yêu mình”, hí họa của Frits Ahlefeldt

Tám: Ta tin là mình đặc biệt

Ai cũng thấy trước mắt mình đầy ví dụ về các cuộc hôn nhân kinh hoàng. Họ đã thấy bạn bè họ cố cưới rồi cũng hỏng. Họ biết rất rõ rằng – nhìn chung – hôn nhân là đối mặt vô vàn thách thức. Nhưng ta lại không dễ gì áp dụng cái sự thấm thía ấy cho trường hợp của chính mình. Không chịu nghĩ ngợi thấu đáo về nó, ta cứ thế cho rằng những thứ ấy chỉ áp dụng cho kẻ khác.

Đó là do cái tỉ lệ thống kê đại khái cứ hai cuộc hôn nhân thì một cuộc đổ coi bộ cũng chấp nhận được, nhất là khi đang yêu, người ta cảm giác mình đã hạ gục được bao nhiêu thứ còn kỳ cục hơn. Kẻ đang yêu cảm giác cả triệu người mới có một đứa như mình. Với niềm đắc thắng ấy, trò đánh cược hỏi cưới ai đó có vẻ hoàn toàn “xử lý” được.

Chúng ta thầm lặng loại mình ra khỏi số đông. Ta không đáng trách vì chuyện này. Nhưng sẽ có lợi nếu ta can đảm nhìn ra, rằng ta cũng chung số phận với thiên hạ.

Chín: Ta không muốn nghĩ về tình yêu nữa

Trước lúc kết hôn, có khả năng ta đã trải qua nhiều năm sống đời tình duyên trắc trở. Ta cố kết thân với người không ưa gì ta, ta hết hợp rồi lại tan, ta đàn đúm tiệc tùng không dứt, với hy vọng sẽ gặp được ai đó, và ta đã biết thế nào là hứng thú lẫn bẽ bàng cay đắng.

Chẳng lạ gì, vào một lúc nào đó, ta thấy thế là đủ lắm rồi. Một trong những lý do khiến ta kết hôn là vì ta muốn cắt đứt sự vắt kiệt của tình yêu lên tâm lý. Ta đã mệt nhoài vì những trò cải lương, những niềm run rẩy chẳng đi đến đâu. Ta nôn nóng chờ những thách thức khác. Ta hy vọng hôn nhân sẽ chấm dứt tuyệt đối sự cai trị đầy đau khổ của tình yêu lên cuộc sống ta.

Nhưng hôn nhân không và sẽ không chấm dứt được điều này; trong hôn nhân cũng có đầy nghi ngờ, hy vọng, sợ hãi, chối từ và lừa dối, nhiều không thua gì cuộc sống độc thân. Chỉ kẻ ngoài cuộc mới thấy hôn nhân yên ả, không sóng gió, và đáng chán đến dễ thương.

“Bánh xe đời”, hí họa của Frits Ahlefeldt

*

Việc chuẩn bị cho ta đi đến hôn nhân, lý tưởng ra, là nhiệm vụ giáo dục hoàn toàn về văn hóa. Ta đã ngừng tin vào kiểu hôn nhân thời phong kiến. Ta đã bắt đầu nhận thấy những hạn chế của hôn nhân lãng mạn. Giờ là thời của những cuộc hôn nhân tâm lý (chiến).

 

Ý kiến - Thảo luận

14:25 Wednesday,4.3.2015 Đăng bởi:  Thành Hưng
Quá hay và xác đáng mà vẫn dí dỏm.

Một sự cổ vũ tinh thần cho những ai can đảm tìm kiếm hạnh phúc.

Cảm ơn Tác giả và Dịch giả!
...xem tiếp
14:25 Wednesday,4.3.2015 Đăng bởi:  Thành Hưng
Quá hay và xác đáng mà vẫn dí dỏm.

Một sự cổ vũ tinh thần cho những ai can đảm tìm kiếm hạnh phúc.

Cảm ơn Tác giả và Dịch giả! 
15:05 Sunday,7.12.2014 Đăng bởi:  châu vạn phước
Xin cảm ơn tác giả, người dịch và Soi. Bài viết giúp mình xác định được tên gọi cho cuộc hôn nhân của mình bấy lâu nay: cuộc hôn nhân tâm lý (chiến)
...xem tiếp
15:05 Sunday,7.12.2014 Đăng bởi:  châu vạn phước
Xin cảm ơn tác giả, người dịch và Soi. Bài viết giúp mình xác định được tên gọi cho cuộc hôn nhân của mình bấy lâu nay: cuộc hôn nhân tâm lý (chiến) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp