Đi & Ở

Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ 12. 12. 14 - 9:58 am

Sáng Ánh

 

Anh Manil, đầu bếp tamil được mời làm đầu bếp ngày hôm đó tại hiệu ăn Motto, Gemmayze, Beirut.  Ảnh: Sáng Ánh

Trong thời chiến, Gemmayzeh ở phía bên kia “Lằn ranh xanh” chia đôi thành phố, thuộc khu vực Ki tô. 15 năm nội chiến đì đoàng khiến nó phát triển riêng biệt vì phố chính ăn chơi Hamra nằm dưới kiểm soát của phe (đại khái) khuynh tả và (đại khái) Hồi giáo. Tâm lý chia cắt Đông/Tây giờ tuy mờ nhạt nhưng vẫn còn hiện hữu, anh lên xe trời đổ cơn mưa thì em xuống núi nắng về rực rỡ, rất ít người xuống phố mà sang phía “bên kia”, có lẽ một phần là vì chiến tranh đã hết nhưng tắc đường thì lại có phần gia tăng trầm trọng. Gemmayzeh tiếp tục cạnh tranh với đàn chị Hamra trong giới trẻ trào lưu của Beirut, nhà hàng cỏn con này là một thí dụ.

Mỗi ngày, chủ nhân quán mời một đầu bếp khác lãnh phần nấu cơm, tất nhiên Argentina, Brazil hay Việt Nam thì khó kiếm, thường là bếp từ các cộng đồng ngụ cư lao động ở đây như Ethiopia, Sri Lanka, Philippines. Thanh toán là tự khách bỏ hòm và tùy hỉ, tùy tâm, khiến cuối bữa bao giờ cũng có phân vân và lưỡng lự.

“Thế mình trả bao nhiêu đây?”

“Sao tôi biết.”

“Bên Mỹ thì như vầy là bao nhiêu?”

“Sao lại hỏi Los Angeles, London. Đây là Lebanon, đất nước của em chứ đâu phải của tôi, em quyết định đi.”

Bữa trưa ba món rau thịt và canh như trên hình, cô bạn tôi thanh toán 35.000 LL (23 USD) vào một cái hòm công quỹ cho hai người (cộng thêm thức uống vì cái này thì có bảng giá hẳn hoi).

Tôi nhớ lại, mấy thập niên trước, ở quận 15 Paris cũng có người mở hàng cơm Pháp rất ngon và cũng hoàn toàn tùy hỉ. Khách tự phục vụ, ghé đầu vào bếp gọi, tự đến két mở ra, tự bỏ tiền vào và tự thối lại phần lẻ. Chủ cửa hàng và cũng là đầu bếp chỉ việc vùi đầu vào xào nấu bên trong và chẳng ngó ngàng gì đến. Ngày thứ Năm trong tuần thì hàng mở miễn phí cho các bạn không nhà. Đây chẳng phải là giúp họ thêm calori hay là chất đạm, cái đó đã có nhiều hội từ thiện lo cho. Nhưng người sa cơ và thấp kém cũng có nhu cầu dùng cơm tử tế tại một nhà hàng tầm trung, ăn một bữa ngon an nhiên và thanh thản tại một cái bàn có trải khăn cẩn thận.

Một thời gian, cửa hàng này phá sản, nhiều bận khách ăn xong còn vét két mang về. Nhưng anh đầu bếp chủ, đảng viên đảng Cộng sản Pháp, vẫn tin vào con người, đoàn kết và bác ái.

Trở lại hiệu Motto, ở một thành phố ăn chơi và hào nhoáng ở mức đi xe Porsche Cayenne thì phải “S” trở lên và phải được để bẩn (tức là đi Cayenne thường mà bóng loáng thì đi bộ cho nó đỡ vẻ nhà quê), thì khái niệm dùng cơm hương xa của đám gia nhân lau dọn trong nhà vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, ‘khuynh hướng’ và thời trang.

.

*

(Những bưu thiếp từ Trung đông này gửi đến bạn đọc nhân chuyến đi mươi ngày sang Lebanon và Jordan vào đầu tháng 11. 2014 để giới thiệu tiểu thuyết “Saigon Samedi” của Sáng Ánh, tức Đỗ Kh. tham gia Hội chợ sách Pháp ngữ tại Beirut 

Đây là một thành phố quen thuộc với tác giả, nhưng không gần gũi quá mức đến độ chán ngấy, và vừa ghét lại vừa thương. Bưu thiếp thì vài dòng, và phần ảnh cũng quan trọng, tuy là vớ vẩn cũng chẳng kém phần thư.)

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

5:21 Monday,15.12.2014 Đăng bởi:  SA
ở đời, có người làm chuyện ‘không tưởng’, cho dù nó không thành ‘có tưởng’ thì nó cũng vui.

Trong trường hợp anh đầu bếp ở Paris (1976-78?) thì anh mất vài ba năm công sức và dành dụm. Trong thử nghiệm cá nhân này, chẳng to tát gì, nhưng nghĩ sao làm vậy của anh (như thành ngữ Mỹ “talk the talk and walk the walk”) đã mang lại cho nhiều người những bữa ăn ngon :
...xem tiếp
5:21 Monday,15.12.2014 Đăng bởi:  SA
ở đời, có người làm chuyện ‘không tưởng’, cho dù nó không thành ‘có tưởng’ thì nó cũng vui.

Trong trường hợp anh đầu bếp ở Paris (1976-78?) thì anh mất vài ba năm công sức và dành dụm. Trong thử nghiệm cá nhân này, chẳng to tát gì, nhưng nghĩ sao làm vậy của anh (như thành ngữ Mỹ “talk the talk and walk the walk”) đã mang lại cho nhiều người những bữa ăn ngon : những người không thể trả tiền, những người chỉ có thể trả một phần, những người trả vừa đúng và những người trả nhiều đóng góp. Nó lại càng ngon thêm khi gia vị ở cửa hàng này là sự bác ái và đoàn kết, là niềm tin vào cái thiện, có lẽ không kém cái ‘thấy ngon’ của những phần tử xấu, mở két lấy thêm một nắm tiền, không ngon sao được !

Trong trường hợp cửa hàng mới mở ở Beirut, thì thử nghiệm giới hạn hơn, về ‘giá cả mà bạn thấy công bằng’ và giới thiệu món ăn của những thiểu số chui rúc, của chị chùi cầu và của anh rửa chén, thay vì vây yến Từ Hi Càn Long này kia. Hiện nay thì nó vẫn vui vẻ sống, tuy không là hiện tượng nhưng đây kia tôi có nghe người ta nhắc đến, hôm tôi ăn cũng có khách vào ra và anh chủ ngồi cửa hút thuốc cũng chỉ ung dung hỏi vui vẻ “sao, bạn ăn thấy thế nào” chứ không chằm chằm định đoán là tôi đã trả bao nhiêu để tính nhẩm lỗ lã.

Vậy chẳng tốt sao? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic

Phó Đức Tùng - Nguyễn Đình Đăng - Nguyên Tánh

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả