Nghệ sĩ thế giới

16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc16. 12. 14 - 9:42 am

Đặng Thái

Hôm nay ngày 16. 12. 2014, Google đưa lên trang chủ một doodle kỉ niệm 148 năm ngày sinh họa sĩ Wassily Wassilyevich Kandinsky (1866 – 1944). Tronh ảnh: Doodle trên trang chủ của Google. Có nhiều cách khác nhau để nhìn ra chữ “G-o-o-g-l-e” được ghép lại từ những hình vẽ trừu tượng đậm chất Kandinsky.

 

Kandinsky vẫn thường được coi là cụ tổ của hội họa trừu tượng. Có nhiều tranh luận về ai mới là người đầu tiên vẽ trừu tượng nhưng một điều chắc chắn: Kandinsky là người đầu tiên lý luận và khái quát lý thuyết vẽ trừu tượng một cách khoa học.

 

Sự biến đổi trong mỹ quan và cách vẽ của Kandinsky phát triển qua một quá trình rất dài nên ở đây ta chỉ bàn đến giai đoạn khi ông bắt đầu chuyển sang trường phái trừu tượng. Trong ảnh là bức “Phong cảnh mùa thu với thuyền”, 1908, một tác phẩm không trừu tượng của Kadinsky

 

Từ năm 1906 đến 1908, Kadinsky đi vòng quanh châu Âu và bắt đầu làm quen với Học thuyết thần trí (Theosophy). Những người theo học thuyết này nghiên cứu những bí ẩn của vũ trụ, các mối liên kết giữa thần linh, vũ trụ và con người để đi đến mục đích cuối cùng là tìm ra nguồn gốc của thần thánh, nhân loại và thế giới. Thế giới nội tâm của linh hồn rất quan trọng vì vậy Kandinsky muốn thể hiện những gì sơ khai nhất của ý thức và cảm xúc, bắt gặp là vẽ ngay trước khi lý trí kịp can thiệp vào và xui khiến ta vẽ cái này dễ hơn hay vẽ cái kia bán được nhiều tiền. Trong ảnh: bức “Untitled” (Trừu tượng đầu tiên với màu nước), 1910

 

Kadinsky có một khả năng đặc biệt đó là cảm nhận tự nhiên rất nhạy bén và sắc sảo khác thường: sự kết hợp các giác quan (Synaesthesia). Nói đơn giản là ông có thể “nhìn thấy âm thanh” và “nghe được màu sắc”. Vì vậy âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc khai sinh nghệ thuật trừu tượng bởi chính bản thân nó đã là một sự trừu tượng. Kandinsky nhận ra điều đó rồi tìm cách liên kết giữa nghệ thuật thị giác và âm thanh. Trong ảnh: bức “Composition VI”

 

Ông đặt tên các bức tranh của mình như trong âm nhạc: với những tác phẩm bộc phát bởi cảm xúc gọi là improvisation (khúc ngẫu hứng) và composition (nhạc phẩm) cho những tác phẩm có ý tưởng và trình bày kỹ lưỡng hơn. “Khúc ngẫu hứng” theo ông là “những biểu đạt vô thức và tự phát nhưng mạnh mẽ của nhân cách bên trong ở trạng thái phi vật chất”. Trong ảnh: “Improvisation 28”, 1913, hay còn có tên là “Ngẫu hứng về trận lụt”.

 

Còn bức “Khúc ngẫu hứng số 11” đây hoàn toàn là những gì họa sĩ cảm thụ được khi nghe nhạc. Khi ông nghe một nốt nhạc tươi vui, Kandinsky nhìn thấy màu vàng tràn ngập tâm trí. Những âm thanh dịu nhẹ gợi lên màu xanh lục hoặc xanh lam. Đường nét cũng như thế, những hình dạng và mảng khối hiện lên tương ứng với âm thanh. Ví dụ những đường cong thì mềm mại trong khi những đường zigzag (dích-dắc) lại rất thô cứng. Kandinsky muốn chứng minh rằng hội họa cũng như âm nhạc, không cần phải cố gắng để diễn tả thế giới bên ngoài mà có thể ngay trực tiếp đi sâu vào nội tâm con người để biểu hiện những rung động của tâm hồn. Trong ảnh, bức “Improvisation 11”, 1910, sơn dầu trên canvas, 97,5 x 106,5 cm, Bảo tàng Nga, St.Petersburg

 

*

Cùng một tác giả:

- Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel

- “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc?

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn!

- 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc

- “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người

- Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam

- Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía

- Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji

- Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người

- Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava

- Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết…

- Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc

- Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc

- Đình to giữa phố

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt

- Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa

- Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung

- Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá

- Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun

- Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo

- Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo

- Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh

- Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng

- Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic

- Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu

- Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng

- Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu

- Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà

- Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp
Gạo, mạch, lúa mì, rượu gì cũng uống

- Quốc bảo thường để cất đi
Vậy nên triển lãm phải phi đến liền

- Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ

- Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

- Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối

- Thắc mắc về quả dưa hấu

- Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển

- Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối

- Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!”

- “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ

Ý kiến - Thảo luận

17:03 Wednesday,17.12.2014 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Gửi Tiengthet:
Chắc không có ở nhà sách nào đâu, vì sách nghệ thuật đọc nhức đầu chết, ai dám bán :). Bạn có thể tìm đến NXB Mỹ thuật, 44B Hàm Long -Hà Nội thì phải. Hoặc liên hệ thẳng với chính chủ dịch, tiến sĩ Phạm Long, số điện thoại: 0912.354687
(Xin phép lưu ý, tôi không dây máu ăn phần gì tới việc làm sách của anh Long. Kẻo lại có người cho rằng tôi qu
...xem tiếp
17:03 Wednesday,17.12.2014 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Gửi Tiengthet:
Chắc không có ở nhà sách nào đâu, vì sách nghệ thuật đọc nhức đầu chết, ai dám bán :). Bạn có thể tìm đến NXB Mỹ thuật, 44B Hàm Long -Hà Nội thì phải. Hoặc liên hệ thẳng với chính chủ dịch, tiến sĩ Phạm Long, số điện thoại: 0912.354687
(Xin phép lưu ý, tôi không dây máu ăn phần gì tới việc làm sách của anh Long. Kẻo lại có người cho rằng tôi quảng cáo. Là tôi thấy một cuốn sách hay, tuy đã ra đời cả trăm năm. Chỉ là bởi vì ở mình, bỏ công dịch sách lý luận nghệ thuật để truyền bá cho người sáng tác có cái để mà tìm hiểu cho có hệ thống và phương pháp thì rất ít. Vì dịch ra thường là lõm túi hoặc phải có tài trợ vì không thể nào bán được. Nên những người nào làm được việc này thì phải vì tình yêu nghệ thuật chân chính mới làm được. Ngày trước có cụ Lê Thanh Đức, sau này có họa sĩ Vương Tử Lâm, anh Long... và một số người nữa. Nhưng vẫn là quá ít ỏi. Ai có nỗ lực muốn tìm hiểu thì nên tìm. Còn thông tin trên mạng thì dễ, nhưng đa phần sơ lược. 
12:07 Wednesday,17.12.2014 Đăng bởi:  tieng thet
Cảm ơn bác Raumuong Noigian đã cho thông tin:
bác ơi, ở SG mua sách ở đâu được nhỉ? kiếm trên mạng không thấy nhà sách nào rao bán? Rất muốn tìm đọc cuốn sách đó. Thanks
...xem tiếp
12:07 Wednesday,17.12.2014 Đăng bởi:  tieng thet
Cảm ơn bác Raumuong Noigian đã cho thông tin:
bác ơi, ở SG mua sách ở đâu được nhỉ? kiếm trên mạng không thấy nhà sách nào rao bán? Rất muốn tìm đọc cuốn sách đó. Thanks 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp