Điện ảnh

Anita Ekberg: vẻ đẹp bất tử ra đi ở tuổi 83 13. 01. 15 - 1:58 pm

Hữu Khoa lược dịch

Nữ diễn viên Thụy Điển Anita Ekberg, nổi tiếng nhất với vai nữ chính đầy gợi cảm trong phim “La Dolce Vita” của Federico Fellini hồi 1960, vừa qua đời ở Ý ở tuổi 83.

Chỉ với một vai trong “La Dolce Vita”, Anita đã trở thành bất tử. Nếu bạn chưa xem phim này, giờ là lúc để xem, và để thấy bạn có thể chống chọi được với nàng như nhân vật Marcello Mastroianni trong bộ phim không.

Anita Ekberg trong phim “La Dolce Vita”

Ekberg sinh năm 1931, tại Thụy Điển, lớn lên tại Thụy Điển, những sau này hầu hết thời gian là sống tại nước ngoài, đầu tiên là Mỹ, nơi bà nhanh chóng nổi tiếng như cồn như một trong những người mẫu quảng cáo và ngôi sao triển vọng, sau đó là tại Ý.

Sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em, sống bên cảng Malmo, có cha là thợ đóng tàu, Ekberg lần đầu tiên được mọi người chú ý là khi giành được vương miện “Miss Sweden” năm 19 tuổi. Chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp này đã đưa Ekberg đến Mỹ, với hy vọng trở thành Miss Universe. Mặc dầu không thắng cuộc, nhưng cô được vô số người tại đây để mắt tới, trong đó có đạo diễn của thể loại “cult film” (phim “độc) Russ Meyer, nhà triệu phú lập dị cũng là đạo diễn phim Howard Hughes, và đạo diễn-nhà sản xuất phim John Wayne.

Anita Ekeberg, ảnh chụp không rõ năm và người chụp

Rồi Ekberg thành người mẫu quảng cáo cho những tạp chí phổ biến như “Confidential” and “Playboy”, xuất hiện trong những phim hài như “Abbott and Costello Go to Mars” (1953), “Artists and Models” (1955) và “Hollywood or Bust” (1956). Trong phim nào đạo diễn cũng tận dụng tối đa đặc điểm thể hình bốc lửa của Ekberg để dựng nên tình huống, thường là mang lại hậu quả tức cười.

Anita Ekberg. Ảnh không rõ năm chụp, không rõ tác giả.

Chính nhờ đạo diễn King Vidor mà Ekberg lần đầu đến Ý, năm 1956, đóng một vai trong phim “Chiến tranh và Hòa bình” của ông cùng với Audrey Hepburn và Henry Fonda. Tại đây bà lọt vào mắt Fellini, vốn nổi tiếng là nhạy với phụ nữ đẹp. Ông mời Ekberg đóng một vai trong “La Dolce Vita”. Bộ phim đoạn giải Cành cọ Vàng vào 1960 tại Liên hoan phim Cannes (1960), và cái cảnh mà Ekberg tung tăng trong đài phun nước Trevi ở Rome, phô bày những đường cong quyến rũ trước chàng Mastroianni tinh tế đã trở thành một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của lịch sử điện ảnh.

Marcello Mastroianni và Anita Ekberg tắm ở đài phun nước Trevi. Ảnh: viaggiamo

 

Trong đài phun nước – một cảnh trong phim. Ảnh: theredlist

Về sau Ekberg trở thành minh tinh trong nhiều bộ phim quan trọng khác của Ý, gồm “Boccacio 70,” (1962 do Fellini và Vittorio De Sica đồng đạo diễn, mời cả Sophia Loren đóng), rồi hai phim nữa của Fellini là “I Clowns” (1970) và “Intervista” (1987).

Ekeberd và đạo diễn Fellini

Ekberg trải qua nhiều mối tình, trong đó có thể kể tên Gianni Agnelli, người đứng đầu công ty xe hơi Fiat, diễn viên Mastroianni, diễn viên Errol Flynn, và cả ca sĩ Frank Sinatra.

Bà làm đám cưới hai lần, lần đầu với diễn viên Anh Anthony Steel, được 3 năm (1956 – 1959), và rồi với diễn viên Mỹ Rik Van Nutter, được 12 năm (từ 1963 – 1975). Cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc bằng li dị và không có con.

Anita Ekeberg hồi 2010, tại một liên hoan phim. Ảnh từ: iltasanomat.fi

Thế rồi, sau khi trải qua vô số vinh quang, thăng trầm, phù hoa…, Ekberg vào năm 80 tuổi phải viết đơn đề nghị Quỹ Fellini giúp đỡ về tài chánh. Vài năm nay, bà đến sống trong một nhà dưỡng lão gần Rome và phải ngồi xe lăn sau khi bị một trong mấy chú chó Great Danes mà bà nuôi tông phải, làm bà gãy xương chậu.

Anita Ekberg mất hôm Chủ nhật, 11. 1. 2015 tại một bệnh viện bên ngoài Rome, thọ 83 tuổi.

Anita Ekeberg tại một cuộc phỏng vấn hồi năm 2013. Ảnh từ trang Profoundly Superficial

Nhưng đời minh tinh là bất tử. Thể xác có thể mất, nhưng tinh thần lúc thăng hoa nhất đã được giữ lại. Với Ekberg, rồi chỉ vài người kề cận sẽ còn nhớ đến những năm tháng tàn tạ của bà, trong khi đó nhiều đời sau, các thế hệ “nam nhân” xem phim sẽ vẫn mê mẩn một Ekberg ngùn ngụt và phồn thực trong hồ nước.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả