Soi học

Prana Ahuti – Phương pháp khởi động linh khí prana 28. 02. 15 - 5:52 pm

Trịnh Bách

(Tiếp theo bài 1)

Rất khó để dịch chính xác prana ra Việt ngữ. Dịch là khí, hay thậm chí nội công, là không chính xác. Người Trung Quốc gọi nó là ngoại khí, hay tiên thiên khí. Người Tây phương gọi chung nó là điện (electricity) hay, kỹ hơn, là điện từ trường (electro-magnetism). Người Việt nhiều khi gọi nó là điển. Wikipedia giải thích prana “là năng lượng vũ trụ được tin là đến từ mặt trời và kết nối tất cả các nguyên tố của càn khôn vũ trụ. Là năng lượng hay năng lực gốc của vũ trụ, điều khiển sự sống, nhiệt lượng và sự bảo trì của cơ thể; prana là tổng thể của tất cả các năng lượng hiển thị trong càn khôn vũ trụ”.

Prana được tạo ra từ chấn động rung nguyên thủy (primordial vibration), tức là từ chấn động rung với tần số của âm thanh (primordial sound) Aom.

Ai cũng biết rằng mọi vật đều được tạo ra từ các nguyên tử do chấn động rung hay sự giao động ở tần số cao sinh từ trường kết dính lại mà thành. Từ vật chất đến âm thanh, ánh sáng và tất cả; tất cả đếu được tạo thành như thế. Các tôn giáo đều nhắc đến chấn động rung thiêng liêng. Các khoa học gia cũng đồng ý với sự quan trọng của các chấn rung. Einstein đã phát biểu rằng, “tất cả mọi thứ đều là chấn động rung (everything is vibration)”…

Nhà thần học và trị liệu ngoại cảm Edgar Cayce (1877-1945) nổi tiếng của Hoa Kỳ “tôn sùng” chấn động rung nguyên thủy vào bậc nhất. Ông đặt trọng tâm phương pháp trị liệu của mình vào chấn động rung. Ông giải thích rằng cơ thể con người được tạo thành từ chấn động rung. Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều được tạo ra khởi thủy bằng chấn động rung. Khi chúng có tần số rung đúng của mình thì chúng ta khỏe mạnh. Một bộ phận thân thể bị tổn thương, tức là bị bệnh, khi tần số rung của nó vì lý do nào đó bị sai lệch. Điều chỉnh tần số rung cho đúng trở lại thì sẽ khỏi bệnh. Tần số rung đúng, lành mạnh của các cơ quan, bộ phận trong toàn cơ thể dẫn đến trường thọ, trường sinh…

Cayce cho rằng tần số rung của Aom là tần số rung nguyên thủy của tất cả. Nhưng quan trọng là phải biết âm thanh chuẩn xác của nó, và phải biết cách để có thể áp dụng Aom và rung chấn của nó vào cơ thể và đời sống của chúng ta.

Phái Kriya Yoga cổ điển có một phương pháp gọi là Prana Ahuti (Khởi động Sinh lực điện từ trường) có vẻ sẽ giúp được cho chúng ta việc này.

Prana Ahuti

– Lúc đầu ngồi như thế nào cho thoải mái nhất là được, không nhất thiết phải ngồi xếp bằng. Có thể ngồi trên ghế. Nhưng quan trọng là lưng phải thẳng, cằm nên hơi rút vào, để tạo được đường thẳng từ xương sống lên đỉnh đầu. Quần áo, đầu tóc thoáng rộng. Mỗi lần tập lâu mau tùy ý, nhưng không nên ít hơn 15 phút. Tránh làm việc này giữa 5 và 8 giờ chiều. Tốt nhất lúc đầu là giữa 10 giờ tối và 01 giờ sáng.

– Làm khẩu ấn (Khechari Mudra) ở miệng: môi chạm môi, răng cửa trên cắn vào răng cửa dưới (điều này rất quan trọng), lưỡi co lên đụng vào cái gờ trên lợi phía trên răng cửa hàm trên. Mắt nhắm nhưng hướng xuôi xuống thoải mái tự nhiên như ở tư thế đọc sách để cho trên đỉnh đầu thư giãn, không bị khép vào.

– Niệm khoan thai vài lần hồng danh của vị giáo chủ của tôn giáo mình, thí dụ như Nam Mô A Di Đà Phật, ở chỗ huyệt Bách Hội, tức là chỗ luân xa số 7 trên đỉnh đầu, để chỉ cho phép từ trường tốt vào mình thôi. Các tạp khí khác không vào thân thể mình được.

Prana Ahuti

– Mường tượng một vòng lốc xoáy prana xoay rất nhanh theo chiều thẳng đứng vào trong đầu theo chiều kim đồng hồ, tức là xoáy vào. Vòng lốc xoáy này có chiều cao khoảng 10 cm và chiều rộng miệng khoảng 7 cm. Gốc của vòng xoáy chỗ xuyên vào đầu nhỏ hơn đầu đũa. Nhiều nơi khi dậy prana ahuti chỉ dẫn rằng người tập nên cảm thấy bàn tay Chân sư phía trên vòng xoáy. Prana từ lòng bàn tay xuyên thẳng qua luân xa 7 vào trong đầu. Và năng lượng từ bàn tay tỏa ra phủ hết cơ thể mình. Nhưng phải nhớ rằng vẫn chỉ để ý đến lốc xoáy prana đi vào đầu mình mà thôi. Chân sư ở đây thật ra có thể là thầy (guru) của mình, hay cũng có thể là đấng Giáo chủ của tôn giáo của mình hay Tạo hóa, Thượng đế…

.

– Thư giãn và quên đi toàn thân thể, chỉ chú ý một cách nhẹ nhàng, thoải mái vào vòng lốc xoáy prana ở luân xa 7. Không mong đợi gì, chỉ chú ý vào vòng lốc xoáy quay rất nhanh vào trong đầu ở đó. Thỉnh thoảng thầm niệm nhẹ nhàng Aom hay một câu chú quen thuộc của tôn giáo mình ở luân xa.

– Nếu bị tản ý thì quay tâm ý trở lại chú vào câu chú ở luân xa. Cứ làm như thế để kích thích luân xa này, và để từ từ mở các lớp chắn bảo vệ của luân xa ở bên trong. Tự mình mở luân xa cho mình là an toàn nhất. Vì khi mình đã tập đủ để xuyên qua được hết các lớp bảo vệ luân xa thì cơ thể và tâm linh mình đã sẵn sàng. 

– Dần dần khi không ngờ đến thì nó đến… Nghĩa là không để ý đến nó, cứ nhẫn nại làm việc này mỗi ngày cho thành một thói quen, một tập quán. Đến một lúc nào đó khi để ý sẽ thấy có cảm giác như giật giật, quay quay ở luân xa số 7. Tất cả đều là sự rung động hay giao động (vibrations). Mỗi người có cảm nhận đầu tiên ấy khác nhau. Càng mong ước, thúc giục thì càng khó cảm thấy…

– Khi đã có cảm nhận rồi thì thỉnh thoảng niệm Aom trong lốc xoáy đó cho nó theo lốc xoáy mà đi vào đầu. Huyền âm của luân xa số 7, chỗ prana đi vào đó, là Aom. Đây là luân xa và đại huyệt chủ của toàn thân thể. Những gì nhận được ở đây sẽ theo tất cả các kinh mạch, cả thể chất lẫn tâm linh, mà truyền vào bên trong.

– Điều quan trọng của việc luyện tập tâm linh là lòng tin tuyệt đối, sự kiên quyết và tâm nhẫn nại, kiên trì. Lòng tin không những vào sự hiện hữu của các trạng thái tâm linh, mà quan trọng nhất là tin vào chính mình. Không ai không có khả năng tâm linh. Nếu không cảm thấy thì chỉ vì mình không dám tin điều đó thôi. Thật ra mình chẳng thua kém gì các thánh, các vị đã giác ngộ, vì tất cả đều từ cùng một nguồn gốc. Chỉ có điều họ có lòng tin, và sư kiên trì mãnh liệt hơn mình… 

Trên đây chỉ là phần khởi đầu của phương pháp Prana Ahuti cổ điển. Ai đã tập thành công phần này mới nên tiếp tục tập các phần kế tiếp.

Bài tập phụ:

Trong khi luyện Prana Ahuti, cũng nên để thêm ít thì giờ tập bài tập này để chuẩn bị cho việc điều khiển prana sau này, nhất là cho việc trị liệu bản thân:

Tập niệm Aom hay một câu chú ngắn, hoặc cũng có thể là một câu nói tốt đẹp không dấu như “ yêu thương”, ở 3 chỗ: 

– Điểm thứ nhất là ngay bên trong hộp sọ chỗ cao nhất của đỉnh đầu, nơi tọa lạc của luân xa số 7.

– Chỗ thứ hai là khu vực tuyến Tùng quả trong đầu, ở nơi giao tiếp của đường thẳng từ giữa 2 lông mày và đường thẳng xuống từ điểm thứ nhất.

– Chỗ thứ ba là ở mặt trong xương sống chỗ giữa trái tim. Lúc đầu niệm ở từng chỗ cho quen. Sau đó niệm hai chỗ một lúc. Và quen rồi thì niệm cùng lúc ở ba nơi đó…

 

Ý kiến - Thảo luận

18:02 Saturday,25.11.2023 Đăng bởi:  Lê Thị Trúc Ly
Vào khoảng 4 5 giờ sáng khi em đang ngủ bỗng dưng em thấy có một luồng ánh sáng từ giữa trán của em phát ra rất là dễ chịu và xoáy ra cứ đi thẳng xoáy xoáy đi đến tận trời, rồi lại xoáy xa thêm hơn nữa Em không biết đó có phải là em mở luân xa không em không có ngồi thiền hay yoga gì cả.
Em là thợ tóc hay gội đầu và massage cho khách tình cờ em kêu khách cứu lưỡ
...xem tiếp
18:02 Saturday,25.11.2023 Đăng bởi:  Lê Thị Trúc Ly
Vào khoảng 4 5 giờ sáng khi em đang ngủ bỗng dưng em thấy có một luồng ánh sáng từ giữa trán của em phát ra rất là dễ chịu và xoáy ra cứ đi thẳng xoáy xoáy đi đến tận trời, rồi lại xoáy xa thêm hơn nữa Em không biết đó có phải là em mở luân xa không em không có ngồi thiền hay yoga gì cả.
Em là thợ tóc hay gội đầu và massage cho khách tình cờ em kêu khách cứu lưỡi lên vòm trên ngậm miệng lại để ở đó và em massage ấn huyệt thì khói bay ra từ đỉnh đầu đấy có phải là trượt khí không anh và khi em làm như vậy Em có bị nhiễm khí và ảnh hưởng đến sức khỏe không nếu có anh chị cho em cách xã nếu em làm như vậy cho nhiều người thì có tốt không mong anh hoan hỉ giải đáp  
13:38 Wednesday,28.8.2019 Đăng bởi:  lê nguyen chuong
bài viết rất hay, nếu có duyên cho tôi xin số điện thoại hoặc địa chỉ của tác giả bài viết.
...xem tiếp
13:38 Wednesday,28.8.2019 Đăng bởi:  lê nguyen chuong
bài viết rất hay, nếu có duyên cho tôi xin số điện thoại hoặc địa chỉ của tác giả bài viết. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả