Nghệ sĩ thế giới

Nếm thử “Xà Bần” Tây 13. 10. 10 - 3:18 am

Phạm Huy Thông

 

"Thu lượm" của Ngô Lực trong dự án Xà Bần

Vâng, về cái triển lãm Xà Bần mà dân tình đang tranh luận sôi nổi, tôi đã theo dõi từ bài đầu tiên. Tôi cứ nghĩ một khi các bạn nghệ sĩ trẻ chọn xà bần làm chủ đề cho triển lãm đó, các bạn đã gạt bỏ tất cả các tự ái của mình, đặt mình vào vị trí thấp nhất để ngước nhìn lên, từ đó mà phát triển, giống như rồng phục hổ ngồi, thu mình lại để tìm đà lớn lên. Nhưng thực tế cho thấy các bạn không phải như vậy.

Nhưng cái việc các bạn cầu thị hay không cầu thị cũng không quá quan trọng, bởi nó chỉ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của riêng các bạn thôi. Cái quan trọng hơn là việc làm của các bạn – một thành phần của cộng đồng nghệ thuật – sẽ ít hay nhiều tham gia vào việc định nghĩa hướng đi của nền nghệ thuật. Và ở ý này, tôi cảm thấy mình không thể đi chia sẻ hướng thẩm mỹ với các bạn. Cuộc sống bản thân nó là một điều kỳ diệu, và sự vật sự việc nào cũng có giá trị của nó. Nhưng nếu túm lấy tất cả mọi thứ tồn tại và diễn ra trong cuộc sống này và gọi đó là nghệ thuật thì quả hơi tham. Những người yêu nghệ thuật sẽ không được nhắm mắt ngủ, đầu luôn phải quay mọi hướng nhìn ngó, thu nạp để khỏi lỡ mất “nghệ thuật”. Không. Xin các nghệ sĩ hãy để các tác phẩm của mình ở một tầm cao hơn những gì vẫn bình thường xảy ra trong cuộc sống.

Nhân vụ cãi vã xà bần này, tôi xin giới thiệu tác phẩm của cặp đôi nghệ sĩ Tim Noble (sinh năm 1966) và Sue Webster (sinh năm 1967), quốc tịch Anh.

 Tác phẩm của đôi nghệ sĩ này đã được sưu tập bởi nhà sưu tập khét tiếng Charles Saatchi (phải dịch là khét tiếng vì lão này nổi tiếng láu cá, toàn dựa vào danh tiếng bộ sưu tập của mình mà ép giá nghệ sĩ, giống hệt cái cách mà bảo tàng quốc gia của một nước Châu Á hay làm). Đôi nghệ sĩ trẻ khóa đuôi phong trào nghệ thuật trẻ Anh Quốc (Young British Art) những năm 1990 và mở ra thời kỳ Hậu YBA. Họ làm việc tại Đông Luân Đôn với chất liệu rất độc đáo: “Xà Bần”.

Theo lời kể của một giáo sư mỹ thuật ở Anh, họa sĩ trẻ ở Tây Âu rất khó lập nghiệp, vì đòi hỏi trong thưởng thức ở khu vực này rất cao, trong đó họa phẩm lại cực đắt, họa sĩ mới ra trường làm đủ mọi việc từ tạp vụ, bán hàng, lái taxi để kiếm sống, chắt chiu mua tí họa phẩm về tạo tác những lúc đêm khuya. (Các họa sĩ nhà ta đừng than thở nữa nhé, bên đó không có sơn dầu Tầu rởm và toan Đài Loan rẻ như ở ta đâu, cả đất sét cũng không sẵn).

Tim và Sue cũng sống trong cảnh không có vật liệu mà vẽ. Họ thu gom rác rưởi nhặt từ đường phố Luân Đôn về nhà chất thành đống. Nhưng sự sắp xếp có chủ ý khiến cho đống lổn nhổn kia khi được rọi đèn lên tường lại thành những hình ảnh đầy bất ngờ: từ bóng dáng tự họa của đôi nghệ sĩ trẻ, đến khung cảnh thành phố tráng lệ… không khác gì bóng đổ của những bức tượng tả thực lâu công nhất. Tác phẩm của Tim và Sue thể hiện nghị lực sống và khát khao sáng tạo vô bờ bến của con người. Họ tìm được giá trị thẩm mỹ từ những vật phi thẩm mỹ nhất.

"Dirty white trash" - tạo bóng từ rác

 

 

"Bạn thân của người New York"

 

*

(Lời dặn của Phạm Huy Thông: “Soi chèn ảnh tớ gửi vào đây nhé. Bài này tớ dịch kết hợp từ nguồn trên, cộng với quyển 100 họa sĩ đương đại của nxb Taschen và bài nói chuyện ở trường Yết Kiêu của một giáo sư Anh Quốc từ… 7 năm trước.”)

*

 Bài liên quan:

 – Khoan cắt bê tông 
– Tường thuật XÀ BẦN (phần 1) 
– Tường thuật XÀ BẦN (phần 2)
– Về một cách nhìn nghệ thuật
– Nếu nghệ sĩ thiếu tư duy về thẩm mỹ?

– Nếm thử “Xà Bần” Tây
Ca ngợi hay chửi rủa

 

Ý kiến - Thảo luận

0:39 Saturday,16.10.2010 Đăng bởi:  Phạm Thu Hằng
Anh Thông viết bài này hay tuyệt. Nghệ sĩ phải sáng tạo như thế, chứ bê nguyên hiện thực vào xong ép uổng nó là tác phẩm thì còn gọi gì là nghệ thuật.
Tôi không đến tận nơi để xem xem nội dung của các bức ảnh trên tường kể câu chuyện gì,nhưng nếu đấy đơn thuần chỉ là những bức ảnh thu lượm được và không có ý nghĩa gì, nói lên điều gì đặc biệt, thì
...xem tiếp
0:39 Saturday,16.10.2010 Đăng bởi:  Phạm Thu Hằng
Anh Thông viết bài này hay tuyệt. Nghệ sĩ phải sáng tạo như thế, chứ bê nguyên hiện thực vào xong ép uổng nó là tác phẩm thì còn gọi gì là nghệ thuật.
Tôi không đến tận nơi để xem xem nội dung của các bức ảnh trên tường kể câu chuyện gì,nhưng nếu đấy đơn thuần chỉ là những bức ảnh thu lượm được và không có ý nghĩa gì, nói lên điều gì đặc biệt, thì tác phẩm này quả thực ngớ ngẩn và thô thiển. 
23:55 Friday,15.10.2010 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
oài. Mấy hôm nay mọi người cứ nói tớ "so sánh". Tớ chỉ thấy có cặp nghệ sĩ như thế, ở trong hoàn cảnh xã hội nọ, cũng sử dụng cùng chất liệu đó, và họ làm ra sản phẩm như vầy, thì tớ rủ bà con vào xem cùng để biết. Tác phẩm của cặp Tim-Sue đơn giản đẹp, kiệm lời, không giáo điều, cũng không làm cách mạng. Tác phẩm của họ túm lại là không thể so sán
...xem tiếp
23:55 Friday,15.10.2010 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
oài. Mấy hôm nay mọi người cứ nói tớ "so sánh". Tớ chỉ thấy có cặp nghệ sĩ như thế, ở trong hoàn cảnh xã hội nọ, cũng sử dụng cùng chất liệu đó, và họ làm ra sản phẩm như vầy, thì tớ rủ bà con vào xem cùng để biết. Tác phẩm của cặp Tim-Sue đơn giản đẹp, kiệm lời, không giáo điều, cũng không làm cách mạng. Tác phẩm của họ túm lại là không thể so sánh với Xà Bần của nhóm KCBT. Thế nhé, tha cho tớ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả