Chính trị

Chân thành và nghiêm túc nhất, từ Gấu 09. 07. 15 - 2:54 pm

Từ FB của Phạm Tuấn Anh

Pham Tuấn Anh (tức Gấu – cà vạt xanh lá), phiên dịch cho tổng thống Obama trong cuộc gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 7. 7. 2015. Ảnh của Pete Souza, từ trang này 

 

Hôm 7. 7. 2015, tôi có được tham gia làm một công việc thu hút được sự chú ý của rất nhiều người Việt Nam ta. Là một phiên dịch chuyên nghiệp có hơn 20 năm kinh nghiệm tôi hoàn toàn có đủ trình độ chuyên môn cũng như hiểu biết về các thách thức tâm lý mà người dịch thường mắc để hoàn thành nhiệm vụ thực sự không mấy khó khăn này. Thế nhưng như nhiều phản hồi xác đáng từ công chúng cho thấy tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ này một cách hoàn hảo. Tập trung vào chỉ các vấn đề chuyên môn tôi đồng ý với nhận xét về một số khái niệm bị dịch sai hay sót, việc sử dụng các cấu trúc không hoàn toàn thuần Việt hay các từ vô nghĩa chỉ có tác dụng lấp chỗ trống như thì, là, mà, vv.

NHẬN THỨC ĐƯỢC:

1. Tầm quan trọng của sự kiện này mà theo ý tôi là sự kiện quan trọng nhất về đối ngoại trong 20 năm qua của Việt Nam. Tầm quan trọng đó đòi hỏi một chất lượng dịch thuật hoàn hảo.

2. Rằng trình độ cá nhân và kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi có đủ để cung cấp một chất lượng dịch thuật hoàn hảo.

3. Sức ép tâm lý rất lớn lên người dịch từ hoàn cảnh đặc thù, tính duy nhất của sự kiện, tầm quan trọng của sự kiện và những hàm ý tương lai của nó lên hàng chục năm sau.

4. Mong muốn ở mức cao nhất trong suy nghĩ của tôi và sự sẵn sàng làm tất cả để làm vừa lòng vị khách quý đến từ đất nước quê hương với ý thức rõ ràng rằng đó là đóng góp có ý nghĩa cho việc đưa hai đất nước lại gần nhau.

5. Rằng một mong muốn cháy bỏng như (4) đi kèm với một sức ép mạnh mẽ như (3) không nhất thiết mang lại chất lượng hoàn hảo như (1).

TUY THẾ VỚI HIỂU BIẾT RẰNG:

1. Người dịch là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho chất lượng công việc của mình.

2. Người dịch phải cố gắng hết sức kiểm soát và chế ngự các cảm xúc có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Việc người đó thất bại trong việc kiểm soát sức ép công việc và xúc cảm tiêu cực là một chỉ dấu cho thấy trình độ của người đó chưa phải ở mức độ đỉnh cao.

3. Người dịch phải luôn cố gắng hướng tới đỉnh cao và cách tốt nhất để lên được đỉnh cao của nghề nghiệp là học từ lỗi của chính mình và của người khác.

4. Người dịch phải trung thực với chính bản thân mình và sử dụng những thước đo nghiêm khắc nhất để đo mức độ và chất lượng hoàn thành công việc của chính mình. Sự đánh giá khách quan, nhất là những lời khen, chỉ nên dùng để tham khảo. Những lời chê trách và phê bình đúng phải được đón nhận nghiêm túc. Người dịch có trách nhiệm duy trì một thái độ cầu thị và khiêm tốn ở mức cao nhất.

5. Tai nạn nghề nghiệp đã và sẽ xảy ra với tất cả mọi người. Người dịch như con ong hút mật cố gắng học được nhiều điều nhất từ tai nạn đó để phòng ngừa những biến cố tương tự trong tương lai.

Với suy nghĩ rằng chất lượng công việc chưa hoàn hảo không chỉ là một thất bại của riêng người dịch mà còn là một sự bất công đối với những người dịch chuyên nghiệp khác và sự tổn hại tinh thần đến người tiếp nhận thông tin, tôi gửi đến bạn dịch cũng như công chúng lời xin lỗi chân thành và khiêm tốn nhất. Tôi chắc chắn sẽ suy nghĩ về bài học này trong nhiều năm tới đây.

Ảnh từ FB của Gấu, tức Phạm Tuấn Anh

 

Ý kiến - Thảo luận

22:21 Friday,10.7.2015 Đăng bởi:  Bàn-Văn-Lùi

Bình thân!


...xem tiếp
22:21 Friday,10.7.2015 Đăng bởi:  Bàn-Văn-Lùi

Bình thân!

 
12:38 Friday,10.7.2015 Đăng bởi:  mở ngoặc
không phải là " đau đớn" mà là "đau, đau đớn" nhé các bác :-) Thật sự không thể tuyệt vời hơn trong bối cảnh dịch trực tiếp như vậy !
...xem tiếp
12:38 Friday,10.7.2015 Đăng bởi:  mở ngoặc
không phải là " đau đớn" mà là "đau, đau đớn" nhé các bác :-) Thật sự không thể tuyệt vời hơn trong bối cảnh dịch trực tiếp như vậy ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả