Nghệ sĩ thế giới

22 tháng 7: Edward Hopper, ma xó đời sống Mỹ, ra đời 23. 07. 15 - 9:37 pm

Từ FB của Phạm Long

.

Một phụ nữ đang ngắm bức tranh “Buổi sáng ở Nam Carolina” của Edward Hopper trong một cuộc họp báo ở Hamburg, Đức, trước khi diễn ra cuộc triển lãm “Cuộc sống hiện đại: Edward Hopper và thời đại mình”, tháng 5, 2009.

Edward Hopper (22. 7. 1882 – 15. 5. 1967) là họa sĩ hiện thực và nhà đồ họa lừng danh Hoa Kỳ mà tên tuổi gắn liền với nghệ thuật cảnh quan Hoa Kỳ (American Scene Painting) và trào lưu hiện thực Mỹ giữa thế kỷ 20.

“Tự họa”, 1925-30. Sơn dầu trên canvas. Hiện thuộc Bảo tàng Whitney về Nghệ thuật Mỹ, New York.

Tuy được biết đến nhiều nhất với các bức tranh sơn dầu khét tiếng, song thực ra tuyệt kỹ thuốc nước và in khắc của ông cũng vào bậc thượng thừa.

Tâm trạng cô liêu, màu sắc thanh đạm, đường nét và các mảng màu giản đơn, phẳng mịn, hội họa của Hopper – dù ở mảng phong cảnh đô thị hay nông thôn – đều phản ánh góc nhìn của cá nhân người nghệ sĩ đối với cuộc sống hiện đại Mỹ, tạo nên một diện mạo độc đáo không thể trộn lẫn trong nền mỹ thuật Hoa Kỳ

Bức sơn dầu “Căn nhà bên đường sắt” (1925) khổ 61 x 73,7 cm, hiện thuộc bảo tàng MOMA được xem là cột mốc đánh dấu cho sự khởi sắc mới của nền hội họa Mỹ đầu thế kỷ 20. Ở tác phẩm này, Hopper đã đạt tới một phong cách chín chắn và sâu lắng hơn, dù ưu thế ánh sáng và bóng phủ vẫn được ông vận dụng như trước.

 

“Sunday” 1926. Sơn dầu trên canvas. Hiện thuộc Phillips Collection, Washington, D.C.

 

Room in New York, 1932

 

“Office at Night”, 1940

 

“Nighthawks”, 1942. Sơn dầu trên canvas. Hiện bày tại Viện Nghệ thuật Chicago

 

“Morning Sun”, 1952

 

“New York Movie”, 1939

Rạp chiếu bóng ở New York là một trong những nơi nom như cung điện hào nhoáng giả tạo, nơi Hollywood cuốn ta đến một thế giới khác trong vòng vài giờ – mà thể theo bức tranh trên là đến vùng núi cao. Rạp phim có thể cuốn hút khán giả như chúng ta đây, chứ không cuốn hút được cô nhân viên hướng dẫn chỗ ngồi, vì cô ấy có lẽ đã xem qua bộ phim cả ngàn lần và đang bận bịu suy tư trong lúc đợi buổi chiếu hạ màn. Dáng đứng yên của cô đối lập với màn ảnh đầy những hình bóng lập lòe, mải miết ban phát cho khán giả những ảo ảnh về những nơi chốn không phải nơi họ đang ngồi xem phim.

Đa số nhân vật nữ trong tranh của Hopper là vẽ dựa trên Jo, vợ ông, và tác phẩm này cũng không phải ngoại lệ. Jo đứng làm mẫu cho chồng dưới ánh đèn ở ngoài hành lang khu căn hộ của hai người. Những khảo họa (của ông) chuẩn bị cho bức tranh này đã chứng minh, Hopper không chỉ vẽ vợ trong lắm tư thế khác nhau cho The New Yolk Movie,  mà còn chính xác (vẽ ra) thiết kế của rạp chiếu bóng, chính xác đến tận chi tiết trên tấm thảm trải sàn. Ông liên tiếp vẽ đi vẽ lại lối vào phòng chiếu, cầu thang, khu chiếu phim của những cụm rạp mà ông thích nhất: rạp The Palace, Globe, Republic, và Strand. 

Một số khảo họa cho bức ‘New York Movie’

 

Một số khảo họa rèm cửa cho bức ‘New York Movie’

Toàn bộ bức tranh quan tâm đến mong muốn được rũ bỏ (ảo tưởng), có vẻ tác giả đang chán ngán với sự tràn ngập của các loại mộng mị, trong đó bao gồm phim ảnh và rạp hát, cũng như chán việc chúng ta cho phép cái thế giới giả tạo này ru ngủ bản thân mình. Nó khiến ta nghĩ rằng cuộc sống không có gì là lạ lẫm nữa, thế giới hiện đại thật tuyệt do nó đem đến những trải nghiệm lớn lao khi ta đắm chìm trong rạp phim. Thế nhưng hình ảnh cô nhân viên hướng dẫn đang lạc trong những mơ tưởng hão huyền của riêng cô cùng đám khán giả đang sống tách biệt thực tế đã làm lộ rõ sự rỗng tuếch của thế giới xa hoa vốn luôn đầy ắp những cảnh hành động này. Cô nhân viên chẳng khác nào phiên bản thế kỉ 20 của cô hầu bàn buồn tẻ trong bức A Bar at the Folies-Bergeres (Một quán bar tại Folies-Bergeres) của Edouard Manet. Giống với Manet, Hopper sở hữu một tài nghệ thiên bẩm trong khả năng biến thế giới viển vông của rạp hát thành nơi cực kỳ cuốn hút, cực kỳ hào nhoáng, và vô cùng rỗng tuếch. Ông trêu ngươi người xem với ánh sáng màu mơ chín nhuốm vẻ thần bí, nó rọi lên những nấc thang – thứ sẽ dẫn ta ra khỏi thế giới phi thực tế ấy – nơi cô hướng dẫn đang đứng gác. (Lời bình từ trang này – Lan Vy dịch)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả