Bàn luận

Nghê hay là Toan Nghê? 30. 07. 15 - 11:25 pm

Đặng Thái

Trong phần thảo luận của bài “Cửu và Long và một bầy linh vật“, Candid lại hỏi: “Các bác cho em hỏi toan nghê với nghê nhà mình có phải là một con? Nếu là một hoá ra con nghê thuần Việt cũng gốc Tàu ạ? Nhân tiện nhớ chuyện thay sư tử Tàu bằng nghê năm nọ…”.
Sau đây là phần trả lời:

*

Về sư tử Trung Quốc và con nghê đã gây nhiều tranh cãi dẫn đến việc loại bỏ một loạt tượng khỏi đền chùa thời gian vừa qua thì khá là phức tạp. Các nhà nghiên cứu ở ta nói rằng nghê là biểu tượng thuần Việt, tuy nhiên phát biểu trên báo chí thì cũng chịu sự ảnh hưởng của dư luận và tình hình chính trị lúc bấy giờ nên không thể nói rõ ngọn ngành được.

Con sấu đá đặt hai bên bậc cấp thời Lý. Sấu chính là một biến thể của con nghê, thường được tạc trong dáng nằm. Con sấu được tìm thấy trong các kiến trúc Lý Trần, sau khi nhà Minh xâm lược thì sấu trở thành nghê. Không biết có phải nằm giống cá sấu nên gọi là sấu hay không nữa?

Ta bắt đầu từ chữ “nghê” (猊) chính là xuất phát ở chữ “toan nghê” (狻猊) nghĩa là sư tử (Trung Quốc). Vì vậy có thể nói con nghê Ta xuất xứ từ con sư tử bên Tàu. Trong chữ “nghê” có bộ khuyển (犭) nghĩa là con chó, vì vậy con nghê Ta là sự kết hợp của sư tử và con chó, tuy nhiên phần chó nhiều hơn. Mượn hình ảnh con sư tử của người Hoa nhưng các cụ nhà ta đã “chế biến” lại cho phù hợp với văn hóa người mình.
 

Trong ảnh là hai hiện vật con nghê do tác giả chụp tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Nhìn vào hai con này chắc hẳn chúng ta sẽ thấy hình dáng của con chó chứ không phải con sư tử.

Những đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của con nghê là gầy gò, chân nhỏ, mõm dài, đuôi dài, không có sừng mà có kỳ (là cái vây),  nếu là nghê ngồi canh cửa thì hai chân trước thường đặt song song nhau chạm lên mặt đất. Sư tử Trung Quốc thì béo tròn, cơ bắp, mặt dữ tợn, mõm ngắn, đuôi ngắn, lông đầu xoăn tít, con đực đặt chân lên tú cầu, con cái đặt chân lên con con. Con nghê xuất hiện bắt đầu từ khi nước ta giành độc lập sau thời Bắc thuộc và biến mất ở đầu thời Nguyễn khi mà nhà Nguyễn sùng bái văn hóa Trung Hoa nên con nghê dần biến thành con sư tử Tàu. Vì thế sư tử Tàu không hẳn là không phải văn hóa Việt Nam.
 

Con nghê thời Nguyễn ở Lăng Ông Bà Chiểu, thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế có đề tài nghiên cứu khoa học về hình tượng con nghê và chứng minh nó thuần Việt, tương phản với hình ảnh con sư tử Trung Quốc. Tuy nhiên những đánh giá này theo mình là chưa hoàn thiện. Bản thân con sư tử cũng không bắt nguồn từ Trung Quốc. Thư tịch cổ nhất Trung Quốc nói về con sư tử chính là tập “Đại Đường Tây vực ký” của phượt thủ huyền thoại Tam tạng pháp sư Đường Huyền Trang. Tập bút ký có câu: “Toan nghê tức sư tử dã, xuất Tây vực” nghĩa là toan nghê hay con sư tử có nguồn gốc từ phía Tây ( gần Ấn Độ) mà bác Yên Thế cũng có nhắc tới. Nhưng nếu chỉ so sánh với Trung Quốc thì rõ ràng cái nhìn chưa được toàn cảnh. Không đi đâu xa, ở Thái Lan, một nơi mà văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rất mạnh, ta sẽ dễ dàng bắt gặp những con sư tử rất “thuần Tàu” và những con nghê rất “thuần Việt”.

Bốn ảnh tác giả chụp tại Thái Lan, từ trái qua: Sư tử tại chùa Phật Ngọc, sư tử kiểu Trung Quốc đặt bốn góc điện, sư tử canh cổng Hoàng Cung, sư tử kiểu Việt Nam tại chùa Phật Vàng.

Thái Lan là một nước không hề bị tàn phá bởi chiến tranh, không có cách mạng văn hóa, hoàng gia vẫn duy trì nên những di tích đang tồn tại hoàn toàn là đồ cổ từ xưa truyền lại. Nhìn những hình ảnh trên, ta đâu thể nói con nào thuần Thái con nào thuần Ấn hay thuần Tàu. Rõ ràng người Thái chấp nhận sự giao lưu văn hóa và bảo tồn tất cả. Điều tương tự xảy ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngay tại Trung Quốc, qua mỗi triều đại con sư tử lại khác nhau.

Quan điểm thẩm mỹ cá nhân của mình thì mình thích con nghê hơn, đơn thuần về mặt mỹ thuật với lại mình thích chó chứ chẳng phải do bài trừ văn hóa Tàu. Con sư tử Tàu do nghệ nhân ta tạc theo mẫu toan nghê canh cổng thời Minh Thanh nhưng không đủ trình độ thẩm mỹ nên vừa thô kệch xấu xí lại vừa cứng nhắc vô hồn vì sản xuất hàng loạt nên bắt dừng chế tác lại là đúng, đấy là chưa kể sư tử kiểu Tây nữa.
 

Sư tử đá trên thành cầu Lư Câu. Cây cầu này rất nổi tiếng tại Trung Quốc, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử nhưng về mặt mỹ thuật thì cầu rất đẹp vì hàng sư tử này. Hàng trăm con sư tử trên cầu có rất nhiều niên đại khác nhau.

Tuy nhiên dọn dẹp đập bỏ những tượng đã có thì cũng không phải là đúng, chỉ giống như “cách mạng văn hóa” mà thôi. Bốn chữ “linh vật ngoại lai” mà báo chí thi nhau sử dụng, không thuần Tàu thì thuần gì? Nên đôi khi chúng ta phải tỉnh táo, đừng vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà bỏ qua biện chứng khoa học và giá trị nghệ thuật. Càng cố chứng minh khác Tàu  chỉ càng thể hiện sự phụ thuộc. Khi mà các giá trị dân tộc được các nhà nghiên cứu chỉ ra, tôn vinh, phổ biến rộng rãi cho quần chúng, không chỉ dừng ở việc dấm dúi nghiên cứu cho nhau xem, thì những yếu tố nước ngoài kệch cỡm sẽ tự nhiên tàn lụi.

Các bạn có thể tìm trên mạng hoặc tham khảo thêm hình ảnh con nghê ở bài này.  

 

*

Về linh vật Việt:

- Triển lãm linh vật Việt “xịn”: sư tử và nghê trong điêu khắc cổ Việt Nam

- Cửu và Long và một bầy linh vật

- Nghê hay là Toan Nghê?

- Nhân nói chuyện Nghê, khoe luôn hình “Chuẩn Nghê”

- Nghê: lân hay chó?

Ý kiến - Thảo luận

14:35 Thursday,21.7.2016 Đăng bởi:  candid
Em đang đọc một bài viết của cụ Hoàng Xuân Hãn về Lý Thường Kiệt có đoạn này liên quan đến sư tử, theo cụ Hãn thì sư tử là cá sấu. Em chưa tra được nguồn gốc nên tạm dẫn ra đây cho các bác tham khảo.

Sau khi Lý Công-Uẩn lên ngôi, Chiêm-thành chịu cống. Năm 1011, có cống sư tử (có lẽ là tên cá sấu, xem II/4), nhưng năm 1020, vua Lý Thái-Tổ đã phải sai con là Kh
...xem tiếp
14:35 Thursday,21.7.2016 Đăng bởi:  candid
Em đang đọc một bài viết của cụ Hoàng Xuân Hãn về Lý Thường Kiệt có đoạn này liên quan đến sư tử, theo cụ Hãn thì sư tử là cá sấu. Em chưa tra được nguồn gốc nên tạm dẫn ra đây cho các bác tham khảo.

Sau khi Lý Công-Uẩn lên ngôi, Chiêm-thành chịu cống. Năm 1011, có cống sư tử (có lẽ là tên cá sấu, xem II/4), nhưng năm 1020, vua Lý Thái-Tổ đã phải sai con là Khai-thiên-vương và tướng Đào Thạc phụ vào đánh đất Bố-chánh.

Trong Ức-trai dư-địa-chí, có kể chuyện rằng : " Lý Thường-Kiệt kéo đại quân tới sông Phan-định. Sông Phan-định tiếp với phủ Hoài-nhân (gồm địa hạt thuộc tỉnh Bình-định từ Quảng-ngãi đến sông Khu-cương). Sông có nhiều sư tử (tức là cá sấu). " Sư tử " khuất phục được các thú khác ; tê, tượng đều phải sợ. Sông Phan-định có ba đoàn sư tử. Nó ở dưới nước, vẫy đuôi làm dợn sóng đổ thuyền. Lúc Lý Thường-Kiệt đánh Chiêm, đại quân kéo đến sông ấy, vì sợ " sư tử ", quân không qua sông dễ dàng được ".

Sách ƯTDĐC chép thêm rằng : " Lý Thường-Kiệt phong cho ba đoàn sư tử ấy chức Hiệu-thuận tam thần-bá. Ngày tuyên sắc, sư tử nổi lên mặt sông để nghe. Nhờ đó, quân ta qua sông không bị trở ngại ".

Ở Phan Rang (tên Chàm là Panduranga), có sông tên là Kron-Biyuh nghĩa là sông Cá-sấu (theo Cabaton). Chắc rằng xưa sông này có nhiều cá sấu hơn các sông khác. Hoặc giả, sông Phan-định của ƯTDĐC là sông này. Nếu thật vậy, thì sự Lý Thường-Kiệt bị cá sấu trở ngại là vào lúc ông đuổi vua Chàm tới biên giới Chân-lạp. 
10:02 Thursday,6.8.2015 Đăng bởi:  rieng&chung
Bác Dương Trần, hai chữ Toan Nghê xuất hiện rất sớm, vào thời Sư Tử nhập vào Tàu. Em nghĩ lúc đó chưa có vụ thiêng hóa con sư tử, nên Toan Nghê chỉ là tên gọi đơn thuần

Tuy nhiên ngay từ đầu sư tử hay toan nghê đều là đặc quyền đặc lợi của vua TQ rồi, nên đã rất cao cấp và được ca tụng.

Khi Phật giáo vào TQ, chắc hẳn mang theo những "đặc tính" linh thiên
...xem tiếp
10:02 Thursday,6.8.2015 Đăng bởi:  rieng&chung
Bác Dương Trần, hai chữ Toan Nghê xuất hiện rất sớm, vào thời Sư Tử nhập vào Tàu. Em nghĩ lúc đó chưa có vụ thiêng hóa con sư tử, nên Toan Nghê chỉ là tên gọi đơn thuần

Tuy nhiên ngay từ đầu sư tử hay toan nghê đều là đặc quyền đặc lợi của vua TQ rồi, nên đã rất cao cấp và được ca tụng.

Khi Phật giáo vào TQ, chắc hẳn mang theo những "đặc tính" linh thiêng của Sư Tử, nên dần dần Toan nghê trở thành linh thú, không dùng chữ Toan Nghê để gọi tên con sư tử bằng thịt ngoài đời nữa. : )) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả