Nghệ sĩ Việt Nam

Họa sĩ Phạm Khanh: Giờ này tranh ở đâu?23. 09. 15 - 11:23 am

Phạm Long - Ảnh: Phạm Long cung cấp

 

Phan Tại vẽ chân dung họa sĩ Phạm Khanh. Sơn dầu, khổ: 60×40 cm, năm 1958. Họa sĩ Phạm Khanh cùng quê với Phan Tại, hơn Phan Tại 5 tuổi, chơi thân và đã khuyên Phan Tại thi vào Mỹ thuật Đông Dương). Nguồn ảnh: TỪ ĐIỂN HOẠ SĨ VIỆT NAM, nxb Mỹ Thuật 2008

 Là ngôi sao băng vụt sáng trên vòm trời Mỹ thuật Đông Dương thời kỳ 1935-1945, được Victor Tardieu xem như một “phát hiện” tại triển lãm Salon Hà Nội 1936 với 30 tranh do đích thân Tardieu lựa chọn (trong khi các họa sĩ đã tốt nghiệp MTĐD được chọn nhiều nhất mỗi người cũng chỉ dăm ba bức), Phạm Khanh (1915-1969) vụt nổi lên như một họa sĩ “vẽ chân dung tài năng lớn” (portraitiste de grand talent) và “đứng đầu trong các nghệ sĩ thuộc loại hình này”.

Cô gái Cao Miên, tranh Phạm Khanh

Phạm Khanh cũng vẽ tranh phong cảnh. Chì than (fusain) và chì sáp màu nâu gạch (sanguine) là các chất liệu ông ưa dùng nhất bên cạnh pastel, màu nước và sơn dầu. Các phòng tranh trên toàn cõi Đông Dương thời kỳ này liên tục mời ông bày tranh (Hà Nội, Sài Gòn, Phnom Penh). Ông cũng viết nhiều bài báo về mỹ thuật trên tờ bán nguyệt san Thế Kỷ ở Hà Nội những năm 1950-1953.

Tại một triển lãm có bày tranh của Phạm Khanh, tại Hà Nội

Trên báo Tinh Hoa số ra ngày 24 Avril 1937, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung – tốt nghiệp MTĐD khóa 1929-1934, tổng thư ký SADEAI, viết về triển lãm của Phạm Khanh năm 1937 ở Hà Nội, có đoạn: “… Những hình bán thân ấy thật đã hoàn toàn, tưởng không có lời khen nào quá đáng, những vẻ mặt gân guốc, nhanh nhẹn lạ lùng mà không cầu kỳ, đó là những cái chốt của cuộc triển lãm này và là cái biệt tài của họa sĩ Phạm Khanh.”

.

 

.

Hiện nay, tại Việt Nam, các tác phẩm của Phạm Khanh chỉ còn lưu lại trên sách báo tư liệu liên quan tới các cuộc triển lãm của ông, chứ các bộ sưu tập cá nhân và bảo tàng mỹ thuật tại Việt Nam đều không đâu có tranh nguyên bản của Phạm Khanh, thật là điều đáng tiếc vậy!

Liệu có hy vọng tìm được tranh của Phạm Khanh trong các bộ sưu tập tư nhân tại Pháp không? (Thắc mắc này quả thực là muốn có ý riêng hỏi cụ chuyên gia Nghệ Thuật Xưa :-))

* * *

Phác thảo chân dung Phạm Khanh

– 1915: sinh ra tại Tiên Lữ, Hưng Yên
– 1929-1933: Học sinh trường Bưởi, Hà Nội
– 1935-1936: dự bị Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội
– Tháng 12-1936: có 30 tranh (đề tài người mạn ngược xứ Bắc Kỳ) bày trong triển lãm tại “SALON 1936”, Hà Nội
– Tháng 4-1937: Triển lãm “Salon d’Exposition de M Pham Khanh” tại Hà Nội (khoảng 100 tranh)
– Tháng 9-1938: Triển lãm “Salon d’Exposition de Pham Khanh” tại Pnom-Penh, Cambodia;
– Tháng 12-1938: triển lãm cá nhân “Exposition Pham Khanh”, Nhà hát Thành phố Sài Gòn, Sài Gòn

Tại một triển lãm tranh Phạm Khanh tại Hà Nội, 1937

* * *
Một số cá nhân và cơ quan ở Hà Nội và Đông Dương từng sở hữu tranh của Phạm Khanh (thông tin đang được kiểm chứng và/hoặc sẽ tiếp tục bổ sung):

– Ông Thống sứ Bắc Kỳ Yves Charles Châtel (tranh “Những con ngựa” và nhiều bức khác)
– Ông Georges Coedès, Giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, EFEO (tranh “Thiếu nữ Mường”)
– Ông Emile Henry (?), Giám đốc ngân khố Đông Dương (tranh “Em nhỏ Mán ở Tả Pan”)
– Ông Guillemain, Khâm sứ Cao Miên (tranh “Ông sư nhập định”)
– Ông Bringuier, Hiệu trưởng Trường Doudart de Lagreé, Pnom-Penh, Cambodia (tranh “Vị sư già cầu nguyện buổi chiều”)
– Ông Claude Bourrin (tranh “Chân dung ông Claude Bourrin”)
– Ông công sứ Andre Rinkenbach (tranh “Thi sĩ già người Mường”)
– Trường Viễn Đông Bác Cổ/ Bảo tàng Louis Finot (05 tranh, do đích thân Giám đốc Georges Coedès chọn mua, trong đó có bức “Thầy mo Mán mặc lễ phục”)
– Nhiều gia đình người Pháp tại Đông Dương, trong đó có thể có:
– gia đình ngài Henri G. Rivoal – Quyền Thống đốc Nam Kỳ/ M’le Gouverneur p.i. de la Cochichine
– gia đình ngài Alfred Bourrin – Giám đốc Văn phòng trung ương về du lịch Đông Dương/Directeur du Bureau central du Tourisme Indochinois)
– tin mới nhất: tại gia đình họa sĩ Trần Lương hiện có tranh của họa sĩ Phạm Khanh

Khung cảnh một triển lãm chung của Phạm Khanh và Phạm Tú. Bức ảnh có ghi dòng chữ: “Kính tặng phòng triển lãm thứ II của 2 anh em họ Phạm”

Ý kiến - Thảo luận

23:16 Wednesday,15.6.2022 Đăng bởi:  Tommy
Một hoạ sỹ có tài năng lớn.
...xem tiếp
23:16 Wednesday,15.6.2022 Đăng bởi:  Tommy
Một hoạ sỹ có tài năng lớn. 
1:41 Sunday,14.7.2019 Đăng bởi:  Trần Chính Nghĩa
Tôi là Trần Chính Nghĩa ở 11 Hàng Bông, là con thứ năm của ông Trần Văn Lưu, nhiếp ảnh gia đã tham gia kháng chiến chống thực dân pháp 1945-1954.

Sau khi hòa bình lập lại năm 1955 trở về Hà Nội lại tiếp tục mở hiệu ảnh tại 62...68 rồi chuyển sang 43 phố Tràng Tiền lấy tên là hiệu ảnh Mùa Xuân. Khi đó các văn nghệ sĩ trong giới mỹ thuật đã cùng nhau tập hợp lại
...xem tiếp
1:41 Sunday,14.7.2019 Đăng bởi:  Trần Chính Nghĩa
Tôi là Trần Chính Nghĩa ở 11 Hàng Bông, là con thứ năm của ông Trần Văn Lưu, nhiếp ảnh gia đã tham gia kháng chiến chống thực dân pháp 1945-1954.

Sau khi hòa bình lập lại năm 1955 trở về Hà Nội lại tiếp tục mở hiệu ảnh tại 62...68 rồi chuyển sang 43 phố Tràng Tiền lấy tên là hiệu ảnh Mùa Xuân. Khi đó các văn nghệ sĩ trong giới mỹ thuật đã cùng nhau tập hợp lại trong đó có họa sĩ Phạm Khanh, Bùi Xuân Phái và cả kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện đến giúp cho xưởng ảnh Mùa xuân có tiếng vang lúc bấy giờ

Họa sĩ Phạm Khanh là bạn thân của bố tôi nên bố tôi đã chụp được nhiều ảnh chân dung Phạm Khanh và ngược lại họa sĩ cũng vẽ cho gia đinh, nay tôi cõn giữ được vài bức tranh gốc nguyên bản của ông còn tốt.

Tôi cũng được vinh hạnh được ngồi trò chuyện cùng với bố tôi và ông Khanh. Và tôi đã chứng kiến khi biết tin ông đã ra đi vào một buổi sớm khi ông tiễn chân bà đi sơ tán trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp