Trường phái

Hội họa Ấn tượng: Van Gogh vẽ Père Tanguy27. 11. 15 - 3:46 am

Karin H. Grimme - Thúy Anh dịch

Van Gogh vẽ ba bức chân dung khác nhau về người bạn bán họa phẩm Julien Tanguy. Họa sỹ Ấn tượng nào nếu có đi ra đi vào cửa hàng “Père Tanguy” đều biết ông. Bức vẽ cuối cùng này được lưu ngày vẽ là mùa đông 1887/88. Tanguy là người giúp đỡ quan trọng của các họa sỹ Barbizon và Ấn tượng. Đối với những họa sỹ nghèo khó, ông là nơi để nương tựa duy nhất mỗi khi họ cần họa phẩm: ông không tính tiền mà chỉ nhận tác phẩm. Ông là nhà sưu tập đầu tiên của Cézanne bằng cách này. Cửa hiệu của ông thành nơi gặp gỡ và phòng triển lãm cho họa sỹ, còn ông đích thị là người bạn tốt của họa sỹ được họ đặt biệt danh người-cha. “Ông ấy là một tay tốt bụng khôi hài, anh vẫn hay nghĩ về ông ấy,” van Gogh đã viết như thế trong thư gởi từ Arles cho em trai. “Đừng quên gởi lời chào trân trọng của anh đến ông ấy, và nói với ông ấy rằng nếu cần tranh bày trong cửa hiệu thì có thể lấy của anh, những bức rất tốt đấy.” Do đó Tanguy có khá nhiều tranh tuyệt đẹp của van Gogh trong cửa hiệu, và ông bán chúng để hưởng hoa hồng.

Bức chân dung Julien Tanguy đầu tiên Van Gogh vẽ vào năm 1886-1887

 

Bức chân dung Tanguy thứ hai của Van Gogh

 

Phiên bản chân dung Père Tanguy cuối cùng do Van Gogh vẽ

Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật từ 1882 đến khi tự vẫn năm 1890, van Gogh làm việc với “một tình yêu sâu sắc dành cho chất liệu” và luôn sáng tác gấp rút hối hả như những họa sỹ Ấn tượng đi trước. Trong khi Cézanne, Seurat và Pissarro sáng tác chậm lại vào những năm 1880, van Gogh tăng tốc và cho ra số lượng lớn không tưởng các tác phẩm chỉ trong vài năm. “Tôi chỉ cảm thấy thèm khát cuộc sống này khi làm việc điên cuồng như thế,” ông đã nói như vậy. Lối sáng tác lập tức, bộc phát, nhanh chóng cùng những cảm thụ sâu sắc đã khiến các tác phẩm của ông mang dấu ấn sâu đậm của trường phái “Ấn tượng”.

Van Gogh thường vẽ chân dung Tanguy ngồi với hai bàn tay nắm vào nhau – kiểu tạo dáng mà ông từng thấy trong các bức chân dung vẽ bởi Rembrandt.

Chi tiết hai bàn tay nắm nhau

Trong bức cuối cùng vẽ Tanguy, phía sau  là tác phẩm khắc gỗ Nhật Bản van Gogh đã mua giá rẻ từ Siegfried Bing – một chuyên gia nghệ thuật Nhật Bản ở Paris. Mảng tranh vẽ ngọn núi thiêng Phú Sỹ được thấy trong hai tác phẩm chân dung van Gogh vẽ Tanguy, chỗ phía sau phần đầu nhân vật. Ngọn núi vô tình tượng trưng cho tính cách và vẻ ngoài của Tanguy, và trên hết tượng trưng cho phẩm chất cao quý và lòng tốt của ông.

Chi tiết bức tranh Nhật đằng sau Tanguy (phải) và bức “Oiran” Van Gogh vẽ lại theo tranh của Kesai Eisen

 

Chi tiết bức tranh núi Phú Sĩ đằng sau Tanguy

Họa sỹ Emile Bernard là bạn thân của van Gogh và Gauguin. Van Gogh từng mơ có một cộng đồng họa sỹ sống nơi ông ở Arles. Trong các bức chân dung vẽ Père Tanguy, cả van Gogh và Bernard đều dùng lối vẽ chấm màu của trường phái Ấn tượng Hiện đại. Họ đặt các chấm màu và những đường kẻ gần nhau, những màu riêng biệt đặt sát nhau cho ra màu khác khi nhìn xa. Cả hai đặt nhân vật ngồi trước tường phủ bởi tác phẩm khắc gỗ Nhật Bản mà cả hai đều rất yêu thích.

Émile Bernard, “Chân dung Père Tanguy”, 1887

Bernard vẽ Julien Tanguy gần hơn nhưng tác phẩm của van Gogh sắc sảo và có tính tập trung hơn. Ông đã thực sự thành công trong việc miêu tả thực tế sinh động bằng màu sắc.

Van Gogh về sau viết cho em trai Theo rằng: “Khi anh già anh có thể giống Père Tanguy. Mà dù không biết tương lai chúng ta sẽ thế nào, anh vẫn biết hội họa Ấn tượng sẽ sống mãi.”

 

*

Bài tương tự:

- Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20

- Trường phái Ấn tượng: Ngày ấy người ta dùng màu gì?

- Về bức “Buổi họp mặt gia đình” của Frédéric Bazille

- Về những bức tĩnh vật vẽ cá

- Về hai bức chân dung mẹ và con theo trường phái Ấn tượng

- Tranh phụ nữ trong nhà hát của Mary Cassatt

- Hội họa Ấn tượng: Van Gogh vẽ Père Tanguy

- “Hoàng hôn ở Ivry” của Guilaumin: Những gì vất vả thường bị lãng quên

- Tranh Kandinsky: Như nghe được âm nhạc trong màu sắc

- Tranh vẽ người uống rượu Áp-xanh

- Sống cùng thời đại: Monet vẽ xe lửa

- Vì sao Claude Monet không thích vẽ trong xưởng?

- “Cầu Pont Marie, Quai Sully”: Guillaumin vẽ cái thô tháp của cuộc sống

- Lý giải chuyện tình dục qua “Cơn ác mộng” của Henry Fuseli

- “No Woman, No Cry” của Chris Ofili

Ý kiến - Thảo luận

10:19 Friday,27.11.2015 Đăng bởi:  a tủm
Ông Tanguy bày nhiều tranh Nhật mà Van Gogh cũng sưu tập nhiều tranh Nhật. Sự ảnh hưởng của tranh khắc gỗ Nhật bản lên Van Gogh nói riêng và các họa sĩ Ấn tượng, Hậu Ấn tượng nói chung đã được nói nhiều trong sử nghệ thuật.
...xem tiếp
10:19 Friday,27.11.2015 Đăng bởi:  a tủm
Ông Tanguy bày nhiều tranh Nhật mà Van Gogh cũng sưu tập nhiều tranh Nhật. Sự ảnh hưởng của tranh khắc gỗ Nhật bản lên Van Gogh nói riêng và các họa sĩ Ấn tượng, Hậu Ấn tượng nói chung đã được nói nhiều trong sử nghệ thuật. 
10:01 Friday,27.11.2015 Đăng bởi:  candid
Em thấy đằng sau toàn tranh khắc gỗ của Nhật treo trên tường. Thời gian này các tàu buôn Hà Lan mang tranh khắc gỗ về Châu Âu làm lên cơn sốt về tranh khắc Nhật. Chắc vì thế ông chủ hiệu mới bầy nhiều tranh Nhật?
...xem tiếp
10:01 Friday,27.11.2015 Đăng bởi:  candid
Em thấy đằng sau toàn tranh khắc gỗ của Nhật treo trên tường. Thời gian này các tàu buôn Hà Lan mang tranh khắc gỗ về Châu Âu làm lên cơn sốt về tranh khắc Nhật. Chắc vì thế ông chủ hiệu mới bầy nhiều tranh Nhật? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp