Trường phái

Tranh Kandinsky: Như nghe được âm nhạc trong màu sắc 19. 01. 16 - 7:24 am

Karin H. Grimme – Thúy Anh dịch

Sau lần đầu nhìn thấy một tác phẩm của Monet tại triển lãm ở Moscow năm 1895, Wassily Kandinsky đã viết phản hồi rằng việc đồ vật không xuất hiện trong tranh đã làm ông phải suy nghĩ nhiều. Đồ vật xem ra không còn quan trọng nữa, và với Kandinsky đây là điềm báo cho hội họa trừu tượng.

Wassily Kandinsky, ảnh chụp năm 1936

Cũng giống Kandinsky và nhiều họa sỹ khác, Paul Signac cũng tham khảo tranh Monet. Hội họa Ấn tượng Hiện đại mà tâm điểm là Signac cũng chiếm lĩnh Kandinsky đáng kể. Có nhiều khả năng Kandinsky đã nhìn thấy bức “Capo di Noli” của Signac ở Dresden, Đức trong một cuộc triển lãm tại phòng tranh Arnold đầu năm 1901 (Kandinsky sinh tại Nga và sống ở Munich, Đức từ 1896). Do từng tự tổ chức nhiều cuộc triển lãm chung với các tác phẩm Ấn tượng Hiện đại của Signac – bao gồm cuộc triển lãm lần thứ mười năm 1904 của nhóm họa sỹ “Phalanx” ở Munich, Kandinsky hiểu được nhiều điều quan trọng trong lý thuyết và thực hành hội họa Ấn tượng Hiện đại.

“Capo di Noli”, Paul Signac, 1863-1935

Màu sắc rực rỡ phong phú trong tranh Kandinsky luôn gây được sự chú ý. “Đa số các tác phẩm nổi bật là của Kandinsky. Ông đang vẽ người rồi tự nhiên quay sang đam mê cuồng nhiệt màu sắc và nghiên cứu nghiêm túc các kỹ thuật vẽ sao cho màu sắc ngày càng nổi và bền…” Cũng vì vậy Kandinsky đồng tình với nhiều ý tưởng của Signac. Đặc điểm này được nhìn thấy trong hầu hết các tác phẩm chủ đề về thời Nga cổ, sáng tác hồi 1903/1904, và cũng được thấy ở tác phẩm “Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich”, trong đó sự tỏa sáng màu sắc là điểm then chốt.

Có sự tương đồng lớn về mặt chủ đề giữa bức “Ngày Chủ nhật (Thời Nga cổ)” vẽ năm 1904 (Rotterdam, bảo tàng Boijmans van Beunigen) với bức “Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich” vẽ bốn năm sau đó.

“Ngày Chủ nhật (Thời Nga cổ)”, Wassilyn Kandinsky, 1904

 

“Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich”, Wassily Kandinsky, 1908

Cả hai đều thể hiện một đám đông nhiều màu sắc đứng trước các bức tường oai vệ bao quanh thành phố trong buổi diễu hành ngày Chủ nhật. Hai tác phẩm còn có yếu tố kiến trúc rất giống nhau, đó là đường vòm bán nguyệt tối màu – cổng ra vào của các bức tường trong tác phẩm “Ngày Chủ nhật (Thời Nga cổ)” thì đồng bộ với mái khung hình cung của nhà thờ kiểu Roman Hiện đại trong bức “Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich“. Kandinsky đã vẽ những đường vòm bán nguyệt này thậm chí còn nặng và tối màu hơn trong nhiều tác phẩm phong cảnh khác, để rồi đến bức “Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich” chúng trở nên thật sự nổi bật.

Chi tiết vòm bán nguyệt trong bức “Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich”

Những hình dạng bán trừu tượng này có lẽ vang vọng từ tác phẩm “Đống cỏ khô” của Monet. Vào năm 1904, Kandinsky viết cho nàng thơ Gabriele Munter của mình như sau: “Khi  nhìn vào kết cấu màu sắc rực sáng hấp dẫn mà mình đã vẽ, tôi thấy mình đã lấy màu từ những chuyến du hành của ngày hôm qua và thể hiện chúng trên tác phẩm kiểu thời Nga cổ trong trí tưởng tượng của mình. Những màu sắc cháy bỏng, sâu lắng và uy nghiêm phải như những đoạn cực mạnh trong một bản giao hưởng, phải đặt để chúng một cách nồng nhiệt không khoan nhượng…”

“Đống cỏ khô”, Claude Monet, 1897

Kandinsky thể nghiệm với màu sắc như thế này rất nhiều lần trong nhiều năm trên các tác phẩm trừu tượng hai chiều. Hướng đi này dẫn ông và đồng nghiệp đến lối vẽ rũ bỏ vật thể, và gán giai điệu cho tác phẩm.

“Composition VIII” (Nhạc phẩm VIII), Wassily Kandinsky, 1923

Giống Paul Signac và Max Slevogt, Kandinsky có một sự kết nối vô hình với âm nhạc. Trong bức “Ngày Chủ nhật (Thời Nga cổ)” và rõ hơn là bức “Nhà thờ Ludwigskirche ở Munich”, những âm trầm của chiếc đàn organ như ngân lên từ mái vòm tối màu kia, tương phản với những tông cao dìu dặt soi sáng phần tiền cảnh. Đó thật sự là một ngày Chủ nhật trang nghiêm, tươi sáng ở Nga và Munich.

Chi tiết tương phản giữa vòm tối và tiền cảnh sáng 

*

Bài tương tự:

- Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20

- Trường phái Ấn tượng: Ngày ấy người ta dùng màu gì?

- Về bức “Buổi họp mặt gia đình” của Frédéric Bazille

- Về những bức tĩnh vật vẽ cá

- Về hai bức chân dung mẹ và con theo trường phái Ấn tượng

- Tranh phụ nữ trong nhà hát của Mary Cassatt

- Hội họa Ấn tượng: Van Gogh vẽ Père Tanguy

- “Hoàng hôn ở Ivry” của Guilaumin: Những gì vất vả thường bị lãng quên

- Tranh Kandinsky: Như nghe được âm nhạc trong màu sắc

- Tranh vẽ người uống rượu Áp-xanh

- Sống cùng thời đại: Monet vẽ xe lửa

- Vì sao Claude Monet không thích vẽ trong xưởng?

- “Cầu Pont Marie, Quai Sully”: Guillaumin vẽ cái thô tháp của cuộc sống

- Lý giải chuyện tình dục qua “Cơn ác mộng” của Henry Fuseli

- “No Woman, No Cry” của Chris Ofili

Ý kiến - Thảo luận

8:43 Tuesday,19.1.2016 Đăng bởi:  dilletant
Bức tranh Nga rất "Nga", gần gũi và xa xôi (như câu "một thời đã xa tốt đẹp - 'старое доброе время). Nhưng vẫn giật mình nhớ năm sau (1905) là cuộc cách mạng sẽ dẫn đến "nền cũ lâu đài"... Xin cảm ơn đã cho góp lời quê.
...xem tiếp
8:43 Tuesday,19.1.2016 Đăng bởi:  dilletant
Bức tranh Nga rất "Nga", gần gũi và xa xôi (như câu "một thời đã xa tốt đẹp - 'старое доброе время). Nhưng vẫn giật mình nhớ năm sau (1905) là cuộc cách mạng sẽ dẫn đến "nền cũ lâu đài"... Xin cảm ơn đã cho góp lời quê. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lại cái trò dí súng vào đầu trẻ con

Pha Lê - hí họa của Nick Galifianakis

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả