Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây 10. 01. 16 - 7:06 am

Cùng học tiếng Việt

Con tằm ăn lá dâu, nhả ra sợi tơ dùng để dệt nên vải. Chữ tằm là âm Nôm hóa của chữ Hán-Việt tàm. Ở Hà Nội có làng Nghi Tàm (nghĩa là nơi thích hợp để nuôi tằm), còn được gọi là đất Tàm Tang.

Cây dâu tằm thì Hán Việt gọi là cây tang (bạn có thể xem lại bài Phù tang).

Tơ chữ Hán Việt ti. Bản thân âm vốn là một âm cổ của ti, giờ đã Nôm hóa. Thú vị là bộ ba tàm-tang-ti này có âm đọc khá gần nhau.

Đời con tằm. Hình từ trang này

*
Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề cổ, được người Trung Quốc thực hành đầu tiên từ cách đây gần 6000 năm. Tơ tằm trở thành món hàng cực kỳ được ưa chuộng, lan ra khắp thế giới từ thời cổ đại nhờ Con đường tơ lụa. Lụa của vùng Á Đông lan sang Trung Á, Ả Rập, Bắc Phi và sang tới tận châu Âu, là món hàng vô cùng đắt giá.

“Con đường tơ lụa”. Hình từ trang này

 

Lái buôn trên con đường tơ lụa. Hình từ trang này

Sự giao thương từ thời cổ đại dẫn tới chữ “tơ lụa” trong các ngôn ngữ phương Tây đều có nguồn gốc từ chữ Hán ti/tơ. Người Hy Lạp và La Mã gọi tơ lụa là serikos/sericus, phần ser- chính là biến âm từ tiếng Tàu (“tơ”-“xơ”). Họ còn gọi nước Trung Hoa cổ là Seres, nghĩa là Vùng đất Tơ. Chữ silk tiếng Anh, cũng như các chữ Tây khác chỉ tơ cũng có gốc gác sâu xa là từ chữ cái âm ti/tơ này mà ra.

Tranh trong cuốn Nova Reperta (Các phát kiến mới) do Joannes Stradanus vẽ, Phillip Galle in (thế kỷ 17). Ở đây vẽ lại sự kiện hoàng đế Byzantine (tức là đế chế Đông La Mã) phái hai thầy tu đi trộm trứng tằm từ Trung Quốc về vào năm 522 (thời Nam-Bắc Triều ở Tàu, tức là còn trước cả thời Tùy-Đường). Nhờ trộm được trứng tằm mà Byzantine nổi lên thành nhà độc quyền lụa ở phương Tây, phá được thế độc quyền trước đó của Tàu và Ba Tư trên Con đường tơ lụa. Byzantine kết hợp lụa với thuốc nhuộm màu tím tyran từ con ốc trở thành đồ đặc trưng của Hoàng đế Byzantine

Lụa là một trong các sản phẩm làm ra từ tơ tằm. Ngoài lụa ra chúng ta còn có lĩnh là sợi tơ được phết hồ rồi dệt dày hơn lụa, nên rất mịn; the hay sa thì dệt mỏng và thưa, nhìn qua được (quần lĩnh áo the); đoạn thì dệt còn dày hơn lĩnh, dùng làm đồ mặc mùa đông. Đồ lụa là trong tiếng Hán gọi là trù. Ngoài ra, chữ tệ trong cụm tiền tệ cũng có nghĩa là lụa; vốn ngày xưa lụa cũng dùng để trao đổi hàng hóa.

Xét về mặt khoa học thì đồ tơ lụa dệt nên từ các sợi protein của con tằm. Có 2 loại protein trong tơ gọi là fibroin và sericin (gốc Latin/Tàu ser- đây này). Fibroin là protein sợi, được “dệt” nên từ các đoạn protein nhỏ hơn (tức là các polypeptide nếu bạn có học khoa học) xếp thành các tấm nhỏ. Sericin là protein dùng để dán các sợi fibroin lại với nhau. Các sợi fibroin dệt thành các lớp và xếp chồng lên nhau rất có trật tự thành các sợi tơ.

Từ kén tằm, đến cấu trúc sợi tơ

 

Cấu trúc sợi tơ dưới kính hiển vi điện tử. Hình của Oliver Meckes, từ trang này

Vì vậy, khi con người thu hoạch tơ và dệt thành lụa, chúng ta thấy bề mặt lụa rất trơn, mịn và phản chiếu ánh sáng khi rọi vào. Cũng do cấu trúc trật tự tạo nên bề mặt mịn này mà lụa rất khó bị dính bụi bẩn, nên không cần thường xuyên giặt, mà nếu có giặt thì cũng nên xối nước vào là chủ yếu, chứ đừng nên dùng xà phòng mạnh hay thuốc tẩy vì rất dễ phản ứng với protein lụa và hỏng áo quần.

Sợi tơ chưa xử lý, phản chiếu màu sắc có trong ánh sáng chiếu vào. Hình từ trang microscopy-uk.org.uk

Ngoài đặc tính thẩm mỹ, tơ lụa cũng là “hàng hot” từ thời trung đại bởi vì tính hữu dụng của nó: mặc mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Lụa, do là protein, nên có độ thấm hút cao, sẽ hút và giữ hơi nước, giúp mát vào mùa hè. Độ thấm hút cao cũng giúp lụa nhuộm màu dễ và đẹp. Lụa cũng cách nhiệt tốt, chỉ thua có len, nên mùa đông, thời tiết khô, lụa sẽ giữ hơi ấm ở gần cơ thể người mặc hơn.

Ti/tơ từ nghĩa là vật liệu sơi do con tằm nhả ra, còn phát triển nghĩa thành chỉ sợi dây mỏng, từ đó chỉ cây đàn hay nhạc khí bộ dây. Ti trúc với ti là cái đàn, và trúc là cái sáo, chỉ sự đàn hát, ca nhạc nói chung.

*
Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

 

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

13:00 Monday,11.1.2016 Đăng bởi:  Kim tran

Bữa nào soi viết bài về câu, 'bị Tào Tháo rượt' đi. Nhờ mục này mà biết thêm nhiều từ, xài cho đúng.
Ah, soi ơi, còn từ ''nhạc vàng'' . Ta hay nói bài hát đó, là nhạc vàng. Cô pháp văn mình nói không biết dịch từ đó như thế nào, nếu dịch là nhac có màu vàng thì không đúng, như nếu dịch là nhạc hay, đỉnh cao, có giá trị như
...xem tiếp

13:00 Monday,11.1.2016 Đăng bởi:  Kim tran

Bữa nào soi viết bài về câu, 'bị Tào Tháo rượt' đi. Nhờ mục này mà biết thêm nhiều từ, xài cho đúng.
Ah, soi ơi, còn từ ''nhạc vàng'' . Ta hay nói bài hát đó, là nhạc vàng. Cô pháp văn mình nói không biết dịch từ đó như thế nào, nếu dịch là nhac có màu vàng thì không đúng, như nếu dịch là nhạc hay, đỉnh cao, có giá trị như vàng thì không đúng. Mong soi giúp mình nha

 
9:46 Sunday,10.1.2016 Đăng bởi:  Le nhaque ô trọc
Một thời đi máy bay, làm phiên dịch trên không, cũng phải có TÍ kiến thức khí tượng (vẹt), phụ cho bọn "giặc lái" có cương vị nghe hay, là hoa tiêu (nay từ này cũng đã bị lồm xồm hóa). Còn nhớ khái niệm mây ti, từ đó ra mây ti tích, rồi mây ti tằng (tầng). Ti - cyrrus (nhưng tôi nói sang tiếng... La tư, đây là vấn đề lịch sử). Rồi gần đây nghe các bạn gái, đã sồ
...xem tiếp
9:46 Sunday,10.1.2016 Đăng bởi:  Le nhaque ô trọc
Một thời đi máy bay, làm phiên dịch trên không, cũng phải có TÍ kiến thức khí tượng (vẹt), phụ cho bọn "giặc lái" có cương vị nghe hay, là hoa tiêu (nay từ này cũng đã bị lồm xồm hóa). Còn nhớ khái niệm mây ti, từ đó ra mây ti tích, rồi mây ti tằng (tầng). Ti - cyrrus (nhưng tôi nói sang tiếng... La tư, đây là vấn đề lịch sử). Rồi gần đây nghe các bạn gái, đã sồn sồn (về tuổi), như mình, hay thiên nhiên dùng chữ Ti, làm mình giật cả cái mình. Vì các bạn ấy bảo ti muội thế này, ti con Z thế kia. Đọc bài thấy ti có nghĩa là tơ lụa, thấy lòng mình thư thái được lăm xu 1 hào. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả