Khác

Varan Workshop: học làm phim kiểu “một người, một máy, một giải thưởng” 15. 04. 16 - 1:07 pm

Thông tin từ BTC

.

Khóa học điện ảnh tài liệu trực tiếp Varan Workshop lần đầu đến với thành phố Hồ Chí Minh năm 2005. Sau 11 năm, những nhà làm phim trưởng thành từ các khóa học của Varan, nay được biết dưới tên Varan Việt Nam, quyết định phối hợp với Trường Đại học Hoa Sen thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khóa học mới dành cho tất cả các bạn yêu thích và mong muốn trở thành nhà làm phim tài liệu.

Chúng tôi xin  gửi đến các bạn thông tin tuyển sinh như sau:

THỜI GIAN TUYỂN SINH

Vòng hồ sơ : 22. 3. 2016 – 10. 5. 2016
– Điền đầy đủ thông tin trong file tuyển sinh tại đây
– Đường link 1 video tự quay, nội dung tùy chọn, từ 5 -7 phút, không cắt dựng.
– Hồ sơ xin gửi về : varanvietnam2012@yahoo.fr

Vòng phỏng vấn : 20. 5. 2016 – 25. 5. 2016

HỌC PHÍ : 6 triệu đồng/3 tháng.
9 bạn được chọn vào khóa học sẽ được chúng tôi thông báo bằng email và điện thoại vào ngày 25. 5. 2016.

TIÊU CHÍ:
– Tất cả các bạn yêu thích phim tài liệu trong cả nước. Những học viên không sống ở thành phố Hồ Chí Minh phải tự chi trả chi phí đi lại, ăn ở trong suốt quá trình tham gia khóa học.
– Dành toàn bộ thời gian cho khóa học.

THỜI GIAN DIỄN RA KHÓA HỌC
15. 6. 2016 – 15. 9. 2016.
5 ngày/ tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu. Sáng : 9h-12h. Chiều : 1h30 – 5h
Địa điểm : Đại Học Hoa Sen
Địa chỉ : Số 2 Tản Viên, phường 2, Q. Tân Bình, Tp.HCM (gần sân bay Tân Sơn Nhất).

THÀNH PHẦN GIẢNG VIÊN VÀ ĐIỀU HÀNH KHÓA HỌC

André VAN IN – Cố vấn
là một nhà làm phim tài liệu kỳ cựu ở Paris – Pháp, Van In tham gia vào thành phần sáng lập trại sáng tác Varan tại Paris năm 1982. Các bộ phim tài liệu của ông đã trình chiếu và tranh giải ở nhiều liên hoan phim danh tiếng. Bộ phim La Commission de la Vérité (1999) đã giành giải thưởng tại liên hoan phim tài liệu quốc tế Bombay và Cinéma du Réel, được đề cử giải phim tài liệu hay nhất tại Giải thưởng phim châu Âu.

Đạo diễn André Van In tại Varan Workshop 2005 (TPHCM)

Trước khi giảng dạy tại Việt Nam, ông đã tham gia giảng dạy các workshop Varan tại Bolivia, Johannesburg (Nam Phi), Paris, Marseille (Pháp). Ông đã giảng dạy và tổ chức các trại sáng tác Varan tại Việt Nam từ năm 2004 cho đến nay. Gắn bó và am hiểu sâu sắc Việt Nam, ông liên tiếp hướng dẫn các học viên thực các bộ phim tài liệu gây tiếng vang của Varan Việt Nam như  Giấc mơ là công nhân (Trần Phương Thảo), Luôn ở bên con (Nguyễn Kim Hải), Đất đai thuộc về ai? (Đoàn Hồng Lê), Trong phường Thành Công có làng Thành Công (Phan Thị Vàng Anh), Xóm mới (Dương Mộng Thu)…

Trần Phương Thảo – Giảng viên
Trần Phương Thảo là một trong những nhà là phim tài liệu tiên phong đi theo hướng sản xuất độc lập ở Việt Nam. Sau khi lấy bằng thạc sĩ báo chí và truyền thông tại Institutes of Political Studies of Paris và bằng thạc sĩ đạo diễn phim tài liệu tại University of Poitieres (Pháp), chị đã tham gia các khóa học Varan tại Việt Nam với vai trò là phiên dịch, học viên lớp nâng cao và trợ giảng. Bộ phim Giấc mơ là công nhân trong khuôn khổ khóa học nâng cao Varan của chị đã trình chiếu ở nhiều liên hoan phim tài liệu danh tiếng và giành giải Pierre and Yolande Perrault Grant tại Cinéma du Réel 2007. Chị tiếp tục đạo diễn phim Trong hay ngoài tay em (2011) (đồng đạo diễn cùng Swann Dubus), giành giải thưởng cao nhất tại liên hoan phim DMZ Docs 2012 và Đi Tìm Phong (2015), giành giải thưởng cao nhất tại LHP Jean Rouch. Chị cũng thực hiện những bộ phim tài liệu cho các kênh truyền hình tại Việt Nam.

Nguyễn Thị Thắm – Quản lý khóa học, giảng viên, dựng phim
Nguyễn Thị Thắm là một nhà làm phim tài liệu trẻ. Chị tham gia các khóa học của Varan trong quá trình học tập tại trường Sân khấu – Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Thắm cũng tham gia các khóa học với vai trò dựng phim. Hai Ông Cháu (2006), một phim chị thực hiện trong trại sáng tác 2006, đã trình chiếu ở nhiều liên hoan phim có tiếng. Xe ôm (2011) đã giành giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam. Thắm đã hoàn thành phim tài liệu dài đầu tay Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng. Bộ phim đã ghi dấu ấn lớn trong năm 2014 với khán giả trong nước. Phim cũng đã giành giải Special Mention tại Chopshots 2014 và tranh giải tại Cinéma du Reel 2014, Margaret Mead Film Festival, Human Rights (Myanma), Docxa Film Festival(Canada)….

Poster phim “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” khi chiếu tại Pháp

Trịnh Đình Lê Minh – Quản lý khóa học, giảng viên, phụ trách kỹ thuật
Trịnh Đình Lê Minh là một nhà làm phim độc lập trẻ. Anh là tác giả của hai cuốn sách điện ảnh, Mười bí quyết hình ảnh và Khi đạo diễn trẻ già dặn. Chung cư của tôi (trại sáng tác Varan 2009) và Ngọn gió về đâu (2011) do anh đạo diễn đã trình chiếu ở nhiều liên hoan phim quốc tế. Anh nhận học bổng Fulbright để theo học và tốt nghiệp ngành thạc sĩ sản xuất phim tại trường đại học Austin – Texas. Anh cũng đã từng tham dự Berlinale Talents và Tokyo Talent Campus, hai trại sáng tác danh tiếng dành cho những nhà làm phim trẻ.

Poster phim “Chung cư của tôi” của Trịnh Lê Minh

Phạm Thị Hảo – Dựng phim
Phạm Thị Hảo trưởng thành từ các khóa học Varan và là một trong số ít các tên tuổi dựng phim nổi bật tại Việt Nam. Chị tham gia giảng dạy các khóa học ở Doclab và TPD . Một số bộ phim tiêu biểu mà chị từng tham gia với tư cách dựng phim: Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng, Xóm mới… đã rất thành công ở nhiều liên hoan phim quốc tế. Bộ phim gần nhất với tư cách dựng phim, Another City vừa tranh giải Phim ngắn xuất sắc nhất tại liên hoan phim Berlin. 

*

Tên bài do Soi đặt, dựa theo thành tích nhiều giải thưởng của các cựu học viên Varan Vietnam

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả