Gẫm & Bình

Tranh Việt: Sinh đôi sinh ba là chuyện thường tình?12. 07. 16 - 9:26 am

Người Xem Sài Gòn

“Nếu có đủ cơ sở khẳng định đó là tranh giả, bảo tàng nhất định phải có cách xử lý phù hợp, ngưng hẳn triển lãm và xin lỗi công chúng”, ông Trịnh Xuân Yên, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM khẳng định với báo Lao Động chiều 11.7.2016 về triển lãm Những bức tranh từ châu Âu về mà ông Vũ Xuân Chung thuê không gian thực hiện.

Ông Vũ Xuân Chung hôm 10. 7. 2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Buổi khai mạc tranh của “danh họa” nhưng có rất ít họa sĩ đến dự.

Trước khi ghé thăm các anh chị em “sinh đôi sinh ba” của tranh Việt, Soi tiết lộ bức đã đố trong bài trước với tên “Trừu tượng” (sơn dầu, 47 x 56 cm, 1952), theo ông Vũ Xuân Chung thì nó của Tạ Tỵ.

“Trừu tượng”, sơn dầu, 47 x 56 cm, 1952

Mới nhìn bức này với các vết nứt do thời gian hoặc sự tác động, rất dễ cho rằng nó đúng tuổi đời hơn 60 năm. Nhưng quan sát kĩ chút xíu, sẽ thấy nhiều chi tiết không lâu như thế, ít nhất là với chữ ký, nó chắc chắn được tô thêm sau này, vì tranh thì đã nứt nẻ, nhưng nét sơn đen vẫn liền lạc phía trên. Thật vô lý.

.

 

Hay như để ý chữ ký Nguyễn Sáng sau đây, rõ ràng có một nét kẽ 1978 ở trên chữ ký và năm 1978 được thực hiện sau đó.

 

Nhân nói đến chữ ký Nguyễn Sáng, hãy xem ông ấy “cố gắng biến thiên” chữ ký của mình chỉ trong có vài năm.

Còn đây là một vài anh chị em sinh đôi với những bức trong triển lãm “sưu tập” của ông Vũ Xuân Chung.

Hai bức sơn mài “Vườn chuối” :

Bức này hiện thuộc sở hữu của Vũ Xuân Chung, có kích thước 90 x 120 cm, vẽ năm 1978.

 

Còn bức này có kích thước 120 x 180 cm, vẽ năm 1981, vốn thuộc sở hữu của Công ty Tàu biển Hải Phòng

– Hai bức “Ba cô gái”:  

Bức này hiện thuộc sở hữu của Vũ Xuân Chung, sơn mài, 90 x 120 cm, không đề năm. Bức dưới có tên “Mùa Xuân và thiếu nữ”, sơn dầu trên bố, 130 x 180 cm, 1980, vốn thuộc sưu tập của Nguyễn Hào Hải.

 

Bức này in trong sách Dương Bích Liên, trang 46, NXB Mỹ thuật, 2003. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hào Hải, bức sơn mài gốc cũng có tên “Mùa Xuân và thiếu nữ”, từ lâu đã thuộc bộ sưu tập Đức Minh, hiện vẫn trưng bày tại bảo tàng tư nhân Đức Minh (31C Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM).

– Hai bức “Thằng hề”: 

Bức hiện thuộc sở hữu của Vũ Xuân Chung, sơn dầu, 38 x 49 cm, 1969.

 

Bức này in trong sách 100 Years of Contemporary Paintings from Vietnam trang 42, phát hành tháng 12/1994, do Đông Sơn xuất bản, Hà Thúc Cần và Đào Hùng biên soạn. Theo sách này, tranh thuộc chất liệu gouache, 53 x 78 cm, 1968. Nếu là người mua “vị nghệ thuật”, khi đối diện hai bức này cùng lúc, bạn sẽ chọn bức nào?

– Hai bức “Múa vòng”: 

Bức này hiện thuộc sở hữu của Vũ Xuân Chung, sơn mài, 50 x 58 cm, 1980.

 

Bức này in trong sách Nguyễn Sáng, trang 143, sơn mài, 80 x 100 cm, 1980, lưu chiểu tháng 12/1996, do Trần Hậu Tuấn biện tập. Tranh vốn thuộc sưu tập của Vụ Mỹ thuật Việt Nam.

 

Còn một bức nữa là phác thảo bằng phấn màu trên giấy, 37 x 37 cm, 1977, vốn thuộc sưu tập của Trần Hậu Tuấn.

– Hai bức “Múa rồng”:   

Bức này hiện thuộc sở hữu của Vũ Xuân Chung, có tên là “Rồng”, sơn mài, 80 x 120 cm, 1974.

 

Còn bức này do một nhà sưu tập tại Hà Nội cung cấp, bột màu, vẽ năm Bính Thìn 1976, nhưng không cung cấp kích thước. Bạn chọn bức nào?

Ý kiến - Thảo luận

10:13 Sunday,24.7.2016 Đăng bởi:  IQ ABC
Nếu nhìn vào sắc độ màu đen của chữ ký và line đen phía trên (dựa vào ảnh chụp) thì dễ thấy là màu ở phía trên đã bạc theo thời gian, còn màu ở chữ ký thì "tươi" hơn.
...xem tiếp
10:13 Sunday,24.7.2016 Đăng bởi:  IQ ABC
Nếu nhìn vào sắc độ màu đen của chữ ký và line đen phía trên (dựa vào ảnh chụp) thì dễ thấy là màu ở phía trên đã bạc theo thời gian, còn màu ở chữ ký thì "tươi" hơn. 
13:27 Friday,22.7.2016 Đăng bởi:  hoang hoan
Một bức tranh, tác phẩm nghệ thuật của mình nó như đứa con tinh thần của người họa sĩ khi vẽ ra. Nó lớn khôn, trưởng thành tốt hay xấu, có làm lên danh giá hay không là do nó được bôn ba khắp nơi, để mọi người bình phẩm về nó... nếu nó không thành công trong đường đời của nó, thì có khi người sinh ra nó gặp mắt nó, còn chô
...xem tiếp
13:27 Friday,22.7.2016 Đăng bởi:  hoang hoan
Một bức tranh, tác phẩm nghệ thuật của mình nó như đứa con tinh thần của người họa sĩ khi vẽ ra. Nó lớn khôn, trưởng thành tốt hay xấu, có làm lên danh giá hay không là do nó được bôn ba khắp nơi, để mọi người bình phẩm về nó... nếu nó không thành công trong đường đời của nó, thì có khi người sinh ra nó gặp mắt nó, còn chối bỏ nó. Nhưng nếu nó có danh tiếng trong cuộc đời thân phận nó, có khi người không sinh ra nó lại cố tình la lớn cho thiên hạ biết nó là "CON CỦA TÔI", vậy việc tranh thật, giả trong bộ sưu tập tranh của ông CHUNG, mọi người đừng vội vàng đánh giá theo hiệu ứng bầy đàn... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp