Tạp hóa - Xã hội

Bớt đổi điện thoại mới, máy tính mới, bạn góp phần cứu được “ai”? 12. 01. 17 - 7:32 am

Lê Mẫn tổng hợp và dịch

Hồi tháng Ba năm 2016, các nhà khoa học lần đầu được gặp mặt Casper, một giống bạch tuộc trắng như sữa sống tận đáy đại dương sâu 2.5 dặm (4km).

Bạch tuộc trắng ở biển sâu

Cho tới nay, con người có thể bay lên rất cao trên trời, nhưng lại mới chỉ có ít con tàu được trang bị đủ để xuống khám phá đáy biển. Thí dụ, bạch tuộc Casper được nhòm ra ở Hawai là nhờ các nhà khoa học có mặt trên con tàu Okeanos Explorer thuộc Bộ quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Mỹ), có nhiệm vụ khám phá đáy biển sâu.

Để đưa ra được kết luận về chủng loại bạch tuộc sữa Casper là mới thực sự (chứ không phải vài con bạch tuộc bị bạch tạng), các nhà khoa học đã phải dựa vào các lần quan sát trong suốt 5 năm, từ 2011 tới 2016, thấy được 29 con bạch tuộc loại này. Muốn quan sát được cũng không dễ, cần phải có sự trợ giúp của ROVs – là thiết bị điều khiển từ xa có thể xuống tới một độ sâu mà con người không thể nào xuống được mà không dùng tàu ngầm.

Trắng như sữa…

Trong số 29 con bạch tuộc mà các nhà khoa học nhìn thấy, chỉ có 2 con là đang đẻ trứng, và trong cả hai trường hợp, trứng đều được treo lắt lẻo trên những nhánh bọt biển chết. Mặc dầu người ta vẫn biết bạch tuộc (thông thường) mỗi lần đẻ phải hàng trăm trứng, những cả hai con Casper ở đáy biển mỗi lần đều chỉ đẻ chừng 30 trứng, to khoảng 2-2.7cm.

Trứng bạch tuộc trắng

Những nghiên cứu trước kia về bạch tuộc cũng cho biết loài này là những bậc phụ huynh gương mẫu, sẽ canh trứng cẩn mật cho đến khi trứng nở. Ở đáy biển sâu, nơi nhiệt độ lạnh cóng và nhịp sống cũng chậm hơn nhiều so với vùng nước ấm, việc canh chừng này có thể kéo dài nhiều năm (các bạn xem cái phim ngắn trong trang này nhé, rất thú vị).

Trong lúc canh cho trứng nở thì phải chiến đấu chống kẻ thù rình rập

 

Bạch tuộc trắng đã nở, sau 4 năm.

*

Nay, một nghiên cứu mới cho biết, giống bạch tuộc mới được phát hiện này có thể bị hoạt động khai thác đáy biển đe dọa. 

Số là người ta thấy, bạch tuộc Casper đẻ trứng trên những nhánh bọt biển chết. Những nhánh bọt biển chết này lại gắn với những cục đen đen to bằng nắm tay, là kim loại được lắng lại từ cột nước qua hàng triệu năm, gọi là các hạch/hòn/mấu mangan (manganese nodules). Tuy thành phần chủ yếu là mangan nhưng các cục này còn chứa sắt, nickel, đồng, titanium và cobalt.

Những hạch/cục mangan ở đáy biển

Những cục mangan này trông chán chết: đen, xù xì như khoai tây nướng dở, nhưng bên trong đó lại là những kim loại quý dùng để sản xuất điện thoại di động và máy tính, khiến đám khai mỏ ngày càng thèm khát và đang tìm cách nghiên cứu làm sao để xuống tận đáy biển mà hốt lên dùng.

Cắt đôi ra, bên trong các cục mangan này là cả một kho tàng kim loại

“Nhiều kim loại trong số này không dễ kiếm trên đất liền với giá rẻ, khiến người ta đổ xô tìm hiểu phương cách lấy cho được những chất này từ biển,” Autun Purser của viện nghiên cứu Alfred Wegener (Đức) chuyên về các vùng cực và biển, nói.

Đáy biển sâu khó mà mò tới, muốn khai thác ở cũng đắt đỏ, nhưng việc của các nhà bảo vệ môi trường là phải nhìn ra trước những hiểm họa. Giả dụ một ngày kia, các đại công ty cuối cùng cũng lấy được các cục mangan dưới đáy biển lên, thì khi đó những nhánh bọt biển không có gì mà bám vào nữa, đồng nghĩa với bạch tuộc nước sâu mất nơi an toàn dể đẻ trứng và canh trứng nở.

Một con bạch tuộc nước sâu đẻ trứng trên một nhánh bọt biển chết. Nhánh bọt biển này được gắn với một cục mangan, là một dạng đá chứa các kim loại lắng đọng qua hàng triệu năm, rất được thị trường thèm khát. (Ảnh từ Alfred Wegener Institute)

Đó mới chỉ là bạch tuộc, việc khai mỏ ở đáy biển để phục vụ cho con người có thể giết chết nhiều loài dưới đó, hoặc mang lại những hiểm họa khôn lường.

Vì thế, các bạn thân mến, trước khi mua một điện thoại mới, một máy tính mới chỉ vì vui, vì dư tiền, hãy nghĩ đến ở đáy biển sâu, có những loài vật với nhu cầu giản dị, chỉ cần một nơi yên bình và tăm tối để đẻ trứng và trông con. Chúng ta được làm người rồi, chừng đó thôi thế là đã quá đủ rồi, quá nhiều rồi…

 

Ý kiến - Thảo luận

14:35 Monday,23.1.2017 Đăng bởi:  Mai Ba
Mình nói từ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được thôi, đâu có gì mà phải gay gắt vậy bạn?

Cái 2 năm chết mainboard của mình là Samsung Galaxy Mini S6. Nó chết mainboard trước thời hạn upgrade. Mình phải nộp tiền early upgrade vì bên nhà mạng nói cái này vẫn nằm trong bảo hành của Samsung còn Samsung lại nói phải mất mấy tuần mới order được phụ tùng (leg
...xem tiếp
14:35 Monday,23.1.2017 Đăng bởi:  Mai Ba
Mình nói từ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được thôi, đâu có gì mà phải gay gắt vậy bạn?

Cái 2 năm chết mainboard của mình là Samsung Galaxy Mini S6. Nó chết mainboard trước thời hạn upgrade. Mình phải nộp tiền early upgrade vì bên nhà mạng nói cái này vẫn nằm trong bảo hành của Samsung còn Samsung lại nói phải mất mấy tuần mới order được phụ tùng (legacy phone) thôi thì bạn đợi upgrade cho rồi.

Mình đã nộp tiền early upgrade vì cần điện thoại, rồi sau đó mình file một cái complaint vì mình thấy không hợp lý. Bên nhà mạng đã bù tiền vào tài khoản thuê bao hàng tháng lại cho mình.

Một người quen của mình thì sau khi hết hợp đồng chừng vài ba tháng điện thoại cũng chết luôn, mà anh này dùng đt xịn hơn mình nhiều.
Cơ bản là mình thấy ở đây mọi người nếu thích thì đổi sớm, bù tiền hoặc không thì tới hết contract 2 năm cũng được upgrade nên nếu quả thực nếu điện thoại chỉ có tuổi thọ 2 năm mình cũng không ngạc nhiên.
Chính vì cái kiểu contract đó nên người dùng smart phone hay đổi điện thoại thường xuyên. Thôi thì tại anh tại ả tại cả đôi đường.

Cục gạch thì bền thôi rồi. Nhưng mình đang nói chuyện smartphone mà? Mình cũng sống ở châu Âu, kinh nghiệm mình vừa kể là từ đó ra.

Hoặc cũng có thể do mình ngu, không biết xài đúng cách. Lần sau mình sẽ không dám hó hé, sợ nhắm người ơi ^^ 
4:01 Monday,23.1.2017 Đăng bởi:  Bạch Thúc
@ Mai Ba: điện thoại smartphone nào mà 2 năm chết mainboard vậy? thế ai mà dùng smartphone nữa. Mà rõ ràng là nhiều người dùng đua đòi thật ấy chứ, riêng mình mặc dù mình đang sinh sống ở 1 thành phố lớn của Châu Âu nhưng mình chỉ dùng điện thoại cục gạch gần 5 năm nay thấy vẫn ổn. Quan trọng là con người thôi.
...xem tiếp
4:01 Monday,23.1.2017 Đăng bởi:  Bạch Thúc
@ Mai Ba: điện thoại smartphone nào mà 2 năm chết mainboard vậy? thế ai mà dùng smartphone nữa. Mà rõ ràng là nhiều người dùng đua đòi thật ấy chứ, riêng mình mặc dù mình đang sinh sống ở 1 thành phố lớn của Châu Âu nhưng mình chỉ dùng điện thoại cục gạch gần 5 năm nay thấy vẫn ổn. Quan trọng là con người thôi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả