Bàn luận

Hai, ba điều ước vô vọng đêm 23 Tết20. 01. 17 - 10:41 pm

Biêu Biểu

 

Minh họa từ trang này 

Tôi chẳng phản đối gì Tết, cả Tết Tây lẫn Tết ta, nhất là Tết ta. Tết là một dịp để làm gì thì người ta cũng nói nhiều rồi, không nên mất thì giờ để nói ở đây.

Nhưng càng ngày tôi càng sợ lễ tết nói chung, đặc biệt là lễ tết trong các xóm lao động, của người lao động.

Định nghĩa một xóm lao động như tôi nói ở đây là một xóm của các hộ buôn bán nhỏ, lao động tay chân, xưởng gia công, cho thuê nhà trọ. Họ làm việc chăm chỉ, nhưng nhậu nhẹt cũng đều đặn và chuyên cần như thế. Cái gì cũng là một cớ để họ ăn nhậu: Tết Tây, Tết ta, Noel, Phật Đản, Phục sinh, Thanh Minh tảo mộ, tân gia, động thổ, sinh nhật, giỗ mẹ, vợ sinh, bố chết… Bất kể bản chất từng ngày lễ, họ đều có chung một công thức là bày bàn ra trong hẻm, thịt con chó hay thui miếng bê, ăn, uống, và hát.

Họ ăn gì mặc họ, uống bao nhiêu cũng mặc họ, nhưng kinh khủng nhất là họ hát. Tất cả là đàn ông, lâu lắm mới có một phụ nữ tham gia. Những ông đàn ông ấy hát rất dở. Họ thuê loa về và ampli về, mở cực to, bass chắc mạnh nhất, khiến tường của dãy nhà thuê run bần bật từng chặp. Họ hát từ 7h tối tới 10h, 11h đêm. Lần nào cũng như lần nấy, nhạc mục không thay đổi.

Cả xóm không ai dám ra góp ý. Ngoài kia là mấy bàn toàn những gã đàn ông bặm trợn, tính khí bốc lên gấp nhiều lần vì bia, vì rượu, vì thịt chó, thịt bê… Càng về sau họ càng lè nhè. Có người gọi điện cho công an phường, nhưng không ai xuống. Gọi lại lần nữa, công an phường bảo giờ chưa 22h, cũng không ngăn họ được…

Hí họa từ trang này 

Người ta thường nhân danh người lao động, hay viện cớ đó là người lao động ra để xuê xoa những bữa ca hát kiểu này. Người ta bảo, tội nghiệp, người lao động cực khổ rồi, được có vài ngày lễ tết để mà vui. Nhưng ở xóm lao động đều biết, họ “vui” thế mỗi tuần, và mỗi tuần là một địa ngục cho người già, phụ nữ, trẻ con, và cả chó mèo trong xóm.

Tôi không hiểu vì sao không có phạt hành vi làm ồn bằng karaoke, Ai thì cũng có nhà, sao không vào trong nhà mà “hát với nhau”? Sao có phạt đánh nhau, phạt đái bậy, mà không phạt việc hát như đấm vào đầu người khác và hát dở như cứt mà cứ vang vang?

Tôi đoán rằng những người có thể ban hành những luật cụ thể như thế lại không phải sống ở xóm lao động nên họ chưa phải chịu đựng, họ không hiểu. Tôi ước gì một trong những tiêu chuẩn để đánh giá thi đua mỗi quý, mỗi năm của công an phường, công an khu vực là không để xảy ra tình trạng “ô nhiễm âm thanh do hát”, có như thế các anh mới tích cực ra tay dẹp.

Minh họa từ trang này 

*

Hồi đó tôi không ghét Tết, tôi thích Tết là đằng khác. Giờ thì tôi ghét Tết, vì đó là một kỳ lễ dài, và mỗi tối là một tiệc trong xóm, một đêm địa ngục. Nghỉ 10 ngày, chúng tôi có 10 đêm địa ngục. Nghỉ 15 ngày, chúng tôi có đủ 15 đêm địa ngục. Tình trạng tệ hại đến mức người ta luôn nghĩ ác, cứ mỗi khi thấy “một, hai, ba…” tiếng thử micro, tôi lại ước, hoặc là tí nữa sẽ có chuyện như báo đã đăng, là có một người vác gậy sang đập cho một trận vì chịu không nổi (vì sao luôn luôn là “một người khác” mà không phải là mình nhỉ?), hoặc trong xóm tự nhiên có con gái bí thư thành ủy đến mua nhà, và cô ấy sẽ gọi điện cho bố than thở mà đến bố cô cũng không nghe được cô ấy than gì vì tiếng nhạc trong xóm quá to.

23 Tết, tôi thả con cá chép, mong ông Táo lên mách với Trời. Chuyện gì dưới này không giải quyết được, ta lại hướng đến Trời. Càng ngày ta càng hướng nhiều đến Trời…

 

Ý kiến - Thảo luận

21:35 Friday,27.1.2017 Đăng bởi:  Ba Toác
@ Cây Nêu: "Người Việt có thói quen quan tâm tới cuộc sống cá nhân của nhau" - nhất trí. Nếu họ quan tâm tới mình tới mức mà mà mình không muốn - họ dỗi (cả đàn ông). Họ cũng có thể muốn mình chen vào cuộc sống của họ... Tôi có những lần chia sẻ với mẹ tôi, là song thân đừng bắt tôi sống cuộc sống của các cụ, vì tôi có cuộc sống của tôi Và các cụ cũng k
...xem tiếp
21:35 Friday,27.1.2017 Đăng bởi:  Ba Toác
@ Cây Nêu: "Người Việt có thói quen quan tâm tới cuộc sống cá nhân của nhau" - nhất trí. Nếu họ quan tâm tới mình tới mức mà mà mình không muốn - họ dỗi (cả đàn ông). Họ cũng có thể muốn mình chen vào cuộc sống của họ... Tôi có những lần chia sẻ với mẹ tôi, là song thân đừng bắt tôi sống cuộc sống của các cụ, vì tôi có cuộc sống của tôi Và các cụ cũng không nên cố sống cuộc sống của tôi (chỉ đạo tôi phải dạy con thế này thế kia, phải đối với sếp thế này thế kia). Và nếu tôi giữ khoảng cách với các cụ, hay với ai khác, tôi nghĩ là vì tôi trọng các vị (tôi không cố sống cuộc đời của người khác). 
21:22 Friday,27.1.2017 Đăng bởi:  Ba Toác
@Thu Nhi: ngày thường không sống nổi với ai - điều này đúng với tôi, vì ngày thường đàn ông người Việt (nhất là chiều, tối) hay gọi đi uống bia, rượu. Bị gọi 100 lần tôi chỉ đi 1, 2 lần và chuồn về sớm, bị chửi, mặc kệ. "đến Tết càng không ai sống nổi với người ấy" - điều này sai, vì đến tết tôi càng không muốn đi đâu, và ơn trời đã cho tôi được
...xem tiếp
21:22 Friday,27.1.2017 Đăng bởi:  Ba Toác
@Thu Nhi: ngày thường không sống nổi với ai - điều này đúng với tôi, vì ngày thường đàn ông người Việt (nhất là chiều, tối) hay gọi đi uống bia, rượu. Bị gọi 100 lần tôi chỉ đi 1, 2 lần và chuồn về sớm, bị chửi, mặc kệ. "đến Tết càng không ai sống nổi với người ấy" - điều này sai, vì đến tết tôi càng không muốn đi đâu, và ơn trời đã cho tôi được hưởng sự cô đơn, về căn bản, những ngày tết. Người Việt lãng phí lắm, không chỉ về ăn. Nghỉ tết dương, rồi lại nghỉ tết âm. Hồi còn trẻ hơn, cứ có việc đến Tết là người ta nhớ đến tôi, nhờ làm... Hồi còn ở bộ đội tôi cũng hay nhận trực tết hộ những anh em ở xa, kệ những ai nói thằng ngu mua cực vào thân. Trân trọng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp