Tạp hóa - Xã hội

Lễ hội “đánh Phật đá”: dùng người ăn thịt cản người ăn chay 16. 02. 17 - 6:22 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

 

Cứ vào 14 tháng Giêng (âm lịch), dân làng Ngư Khê (Phúc Kiến, Trung Quốc) lại tham gia lễ “đánh Phật đá”. Đây là một lễ hội truyền thống của người Hẹ (Hakka). Báo Tây thì dịch là “đánh Phật”, tiếng Hoa cũng gọi là “đả thạch Phật” nhưng có lẽ chỉ là “đánh thần”. Ảnh toàn bài: AFP Photo

 

Nhân vật chính của lễ hội này là một… cục đá, mà dân làng coi là một vị thần đã có từ hàng trăm năm, được buộc vào một cái kiệu gỗ.

 

Kịch bản là: cử ra bốn người đàn ông đã ăn chay nghiêm ngặt từ ba ngày trước khênh cục đá băng qua con sông gần đó.

 

… trong lúc ấy một nhóm khác gồm hơn chục cậu cầm những cây tre mới vót (nhưng bịt đầu) cố ngăn đoàn rước kia lại.

 

Họ sẽ ngăn cản rất kịch liệt. Cuộc chiến kéo dài đến hàng giờ đồng hồ…

 

Và “hai chục đánh bốn chẳng chột cũng què”, hơn nữa bốn anh kia đã ăn chay thế thì còn sức đâu, nhóm rước cục đá sẽ phải mang hòn đá về lại cho làng.

 

Truyền thuyết thì tam sao thất bản (thích lễ hội rồi thì cứ thế mà chơi thôi!) nhưng một thuyết phổ biến nhất là ngôi làng này vào đời nhà Minh (1368 – 1644) bị lụt suốt, mùa màng thất bát.

 

Vào lúc đó, nhiều dân làng cùng mơ thấy một hòn đá ẩn trong ruộng có thể ngăn được lụt. Họ cần phải tìm cho ra hòn đá ấy và xây cho nó một ngôi đền bên sông.

 

Nhưng hòn đá này (hóa ra là một vị thần bản địa) lại cứ thích bỏ đền đi chơi, và người ta tin rằng phải đánh đòn thì thần mới chịu ở lại đền mà trông coi công việc.

 

Trong lễ hội “đánh thần” này có màn đốt pháo. Trong hình là người dân làng dọn dẹp xác pháo ở quảng trường sau lễ hội.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả