Chính trị

Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn09. 10. 17 - 12:29 pm

Sáng Ánh

Kurdistan – khu vực sinh sống của người Kurrd tại miền Bắc Iraq. Hình từ trang này

Mình cứ đề cập mãi đến chuyện này, thì là một thứ ám ảnh bực mình hiện nay, kiểu như có lúc ngày nào mình cũng bị lãng mạn ướt át ám ảnh và làm thơ tình viển vông gửi người đầu sông hay đầu gió ấy mà.

Tây phương thề sẽ tận diệt ISIS nhưng lại không gửi bộ binh sang, dại gì, và cho đến nay, chưa có ai thắng chiến tranh nào mà chỉ dùng vì vèo phi pháo và phi pháo không người lái. Cho nên, năm vừa qua, các lực lượng Kurd tại Iraq và Syria là công cụ đắc lực nhất trong việc ngăn chặn, đẩy lui và sắp sửa xóa sổ ISIS.

Người Kurd ngây thơ, tưởng thế là công lớn, và sẽ được Tây phương ủng hộ họ thành lập một quốc gia Hồi giáo dân chủ, thế tục và tiến bộ, nam nữ bình quyền như Tây phương vẫn thường rêu rao.

Nhưng Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Hiệp Quốc lên tiếng phê bình cuộc trưng cầu vừa qua, đe là nó sẽ làm mất tập trung và có hại cho cuộc chiến chống ISIS!

Nhắc lại, ai chặn ISIS lại khi phong trào này ở thế chẻ tre trong khu vực? Thì người Kurd.

Dân tộc này sinh ra để mưu cầu độc lập, tự trị, là quyền tối thiểu của các dân tộc, hay họ sinh ra chỉ để chặn ISIS? Lại đây bà bảo: mày về quê chăm mẹ già, chịu tang cha hay lấy chồng thì ai lau bồn cầu và giặt quần lót cho tao?

Đấy, làm tôi mà đắc lực quá thì chỉ nên tội.

Dưới đây là chuyện thật, dịch từ một cuộc phỏng vấn hồ sơ xin tỵ nạn tại Đức (qua phiên dịch Ả Rạp)

Hai bé trai Syria trước cụm lều của trại tị nạn làng Ahmet, bắc Syria, giáp biên giới Turkey. Hình từ trang này 


Nhân viên Đức (NVĐ)
: Ông từ đâu đến?

Phiên dịch (PD): Từ Syria.

Tỵ nạn (TN): Ơn trời, anh dịch đúng hộ tôi. Tôi là người Syria, nếu được, nhờ anh bảo tôi là người Kurd.

PD: Được chứ, “người Kurd từ Syria”.

NVD: Ông đến từ Kurdistan Iraq?

TN: Không, tôi không phải người Iraq. Tôi quê ở al Hasakah.

PD: Từ Hasakah, Syria.

TN: Tôi là người Kurd, chúng tôi có văn hóa và ngôn ngữ bị chính quyền Syria áp bức.

NVĐ: Ông là người Kurd ở al Hasakah?

TN: Đúng thế.

NVĐ: Ông có giấy tờ gì chứng minh không?

TN: Có, giấy tờ Syria.

NVĐ: Ông trình giấy tờ của Syria mà ông không công nhận?

TN: Tôi không có giấy tờ Kurd, nhưng tôi không muốn bị coi là người Syria.

NVĐ: Ông là người Kurd sống tại Hasakah, nói tiếng Kurd, bị chính quyền Syria áp bức, để tôi in bản Luật tỵ nạn của Đức bằng tiếng Kurd cho ông đọc.

TN: Tôi không biết đọc tiếng Kurd, nhờ bà ấy cho tôi xin bản tiếng Ả Rạp.

PD: Xin bà in hộ bản tiếng Ả Rạp.

NVĐ: Nhưng ông bảo ông ta nói tiếng Kurd?

PD: Vâng, nhưng Ả Rạp.

NVD (in bản tiếng Ả Rạp): Ông có từng chiến đấu chống chính quyền Syria áp bức người Kurd?

TN: Thưa bà, không. Tôi chiến đấu ở phía chính quyền. Bởi vì các lực lượng Quân đội Syria Tự do (Free Syria Army) và tôn giáo thày chùa đánh chúng tôi nên chúng tôi theo phe chính quyền đánh lại khủng bố.

NVĐ: Sao tôi điền vào đơn được là ông vừa trốn chính quyền áp bức xin tỵ nạn mà lại cầm súng cho chính quyền?

TN: Đó là lúc đầu, sau này chúng tôi có lực lượng riêng của người Kurd để bảo vệ quê hương.

NVĐ: Ông chiến đấu trong lực lượng chính quyền rồi sau đó trong lực lượng Kurd?

TN: Vâng.

NVĐ: Ông có gây tội ác, vi phạm nhân quyền khi cầm súng?

TN: Bà cứ việc hỏi mọi người, ngay tù binh còn ngạc nhiên vì sự tử tế của chúng tôi. Chúng tôi có đạo đức của chúng tôi chứ.

NVĐ: Ông xin tỵ nạn ở Đức để tránh áp bức của chính quyền Syria và của đối lập Syria.

NVĐ: Vâng.

NVĐ: Ông có bị ai truy nã và đòi bắt giam?

 TN: Thưa bà, tôi từng bị họ bắt giam.

NVĐ: Phe nào từng bắt giam ông?

TN: Lực lượng vệ binh Kurd, họ bắt giam tôi và đối xử tồi tệ trong thời gian giam cầm.

NVD (hết biết): Ông chiến đấu cho họ và họ lại bắt giam ông?

TN: Có mâu thuẫn giữa các lực lượng Kurd, và họ bắt giam chúng tôi. Chúng tôi trốn thoát được và chạy sang Turkey.

NVĐ: Ông lo sợ cho tính mạng và trốn sang Turkey. Tại sao ông không ở lại Turkey?

TN: Turkey cho chúng tôi là khủng bố và lùng bắt.

NVĐ: Tôi hiểu rồi, thế này phải không: Ông là người quê Hasakah, từng cầm súng cho chính quyền Syria mà ông không công nhận, ông không biết đọc tiếng Kurd và ủng hộ một quốc gia Kurd do người Kurd lãnh đạo và chạy trốn khỏi tay vệ binh Kurd sang nước khác, còn gì nữa không?

TN: Tôi xin hỏi, đây có lớp học tiếng Đức miễn phí cho người Syria không?

NVĐ: Ông mới bảo ông không phải người Syria, và không hề muốn được coi là người Syria!

TN: Tôi vừa đưa cho bà chứng minh nhân dân Syria của tôi đấy thôi!

Một thành viên mới của phong trào tự trị của người Kurd thiên tả tại Qashmili (‘thủ đô’của Kurd tự trị tại Syria). Dân tộc Kurd là dân tộc thiểu số đông người nhất trên thế giới hiện không có một quốc gia độc lập. Ảnh: Danny Gold

*

Nói thêm về người Kurd,

Họ là một dân tộc 30 triệu dân, có ngôn ngữ văn hóa riêng biệt, lịch sử chí ít 1000 năm trong khu vực. Nhân vật Kurd lừng lẫy nhất là vương Saladin của Syria và Ai Cập, lập ra nhà Ayubbid (thế kỷ 12), bình Yemen và phạt Thập Tự Chinh của Âu Châu.

Ông này là trường hợp hiếm hoi được kẻ thù là Tây phương ca tụng và trở thành huyền thoại (Tây phương) gương mẫu của tinh thần hiệp sĩ, trọng nghĩa khinh tài và rộng rãi, đối xử nhân đạo với tù binh Công giáo Ki tô và tha chết cho họ, cao cả với địch thủ Thập Chinh trên chiến trường.

Đây thuộc về huyền sử lung linh nhưng đây là huyền sử do phía kẻ địch dựng lên cho nên có phần khả tín, không có lửa sao chính kẻ thù lại ở đó mà quạt khói hết thế kỉ này sang thế kỉ khác, vừa quạt lại vừa ca.

Vương Saladin. Hình từ Wikipedia

Một chuyện kể là ở trận Jaffa, Saladin thấy ở phía địch, vua Anh là Richard “Trái tim sư tử” ngã ngựa, bèn gửi cho một con ngựa khác để ông này tiếp tục chiến đấu. Xe bọc sắt ngày nay của quân đội Anh quốc còn được đặt tên là Saladin, không có xe bọc sắt nào của Tây phương đặt tên là bin Laden. Cũng lạ, là thời Thập Chinh lần thứ 3, Tây phương không nói đến Hồi giáo khủng bố hèn nhát gì đó mà tôn vinh một kẻ địch là anh hùng!

Phần phía Hồi giáo, chuyện kể là vị vua lưỡng quốc này khi chết chỉ có 1 đồng vàng và 40 quan bạc vì tài sản ông đã phát hết cho người nghèo. (800 năm sau, kế vị của ông ở Ai Cập là tổng thống Nasser, khi qua đời để lại 4 bộ Âu phục, 2 đôi giày và 1 cái máy chụp hình)

*

Từ Fb của tác giả

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp