Văn & Chữ

Tiết Bảo Thoa (phần 2): Trong nóng, ngoài lạnh, thắng cả Lãnh Hương Hoàn 08. 11. 17 - 7:46 pm

Anh Nguyễn

(Tiếp theo phần 1)

Một hình dung về Tiết Bảo Thoa

Như bài trước đã dẫn, những khía cạnh tình-ý-dục của Bảo Thoa vì vậy chỉ thấp thoáng, lấp ló trong truyện, giống như tia óng ánh của chiếc thoa vàng vùi trong tuyết, chớp mắt một cái thôi là biến mất, nhưng chính vì thế mà càng trở nên sâu sắc, ý vị. Có thể kể ra bốn ví dụ sau về đặc tính “trong nóng ngoài lạnh” của nàng.

Ví dụ thứ nhất là lần gặp mặt tại khuê phòng giữa Bảo Thoa và Bảo Ngọc. Trong khi mối quan hệ Bảo Ngọc-Bảo Thoa đang chớm nở những nụ hoa đầu tiên quanh câu chuyện chiếc khóa vàng nêu trên thì Tào Tuyết Cần khéo léo chuyển cảnh để Đại Ngọc xuất hiện! Nếu tình huống “giằng co” giữa Bảo Ngọc – Bảo Thoa có chút ý vị và e thẹn thì trạng thái này đã bị phá vỡ khi Đại Ngọc chen vào, trở nên nhuốm màu ghen tuông và căng thẳng.

Nói chưa dứt lời thì Đại Ngọc đã tha thướt tới nơi. Trông thấy Bảo Ngọc, Đại Ngọc cười nói:

– Ối chào! Tôi đến không đúng lúc rồi?Bảo Ngọc vội đứng dậy mời ngồi. Bảo Thoa cười nói:

– Sao chị lại nói thế?

Đại Ngọc nói:

– Nếu biết anh ấy ở đây, thì tôi chẳng đến làm gì!

Bảo thoa hỏi:

– Thế là thế nào?

Đại Ngọc nói:

– Thế nào à? Khi đến thì cùng đến, khi không đến thì chẳng ai đến cả; hôm nay anh ấy đến, ngày mai tôi đến, cứ cắt lượt nhau, thế có phải là ngày nào cũng có người đến không? Như thế thì không có lúc nào buồn quá, mà cũng không có lúc nào vui quá. Có gì mà chị không hiểu?

Bảo Ngọc thấy Đại Ngọc khoác một cái áo đoạn ngoài bằng lông chim màu đỏ sẫm, liền hỏi:

– Có tuyết à?

Bọn hầu già ở dưới nói:

– Có tuyết từ lúc nãy.

Tiếp theo là một trong những trích đoạn đáng nhớ nhất của Hồng Lâu Mộng: bên ngoài là trời tuyết (lạnh,) nhưng tình cảnh ba người quây quần bên trong lại đầy cảm xúc rực cháy (nóng.) Bảo Ngọc muốn uống rượu (lạnh,) nhưng Bảo Thoa đã ngăn cản:

Bảo Thoa cười nói:

– Anh Bảo, hàng ngày anh học hỏi được nhiều điều, thế mà anh lại không biết tính rượu rất nóng à? Phải uống nóng thì phát tán nhanh; nếu uống lạnh thì đọng lại ở bên trong, ngũ tạng sẽ bị lạnh, như thế chẳng có hại hay sao? Từ rày anh nên chừa đi, đừng uống rượu lạnh nữa.

Bảo Ngọc nghe nói có lý, bỏ rượu lạnh xuống, sai người hâm nóng mới uống.

Đại Ngọc đương cắn hạt dưa, nhếch mép mỉm cười. Vừa lúc đó a hoàn của Đại Ngọc là Tuyết Nhạn mang đến cái lồng ấp, Đại Ngọc cười hỏi:

– Ai bảo em đem đến cho ta thế? Thật là em chu tất quá. Nhưng ta đã chết rét đâu mà sợ!

Tuyết Nhạn nói:

– Chị Tử Quyên sợ cô lạnh, bảo tôi mang đến đấy.

Đại Ngọc cầm lấy lồng ấp để vào lòng, cười nói:

– Khen cho em cũng khá đấy! Lại biết nghe lời nó. Xưa nay ta bảo em câu gì, em đều để ngoài tai. Thế mà bây giờ nó bảo em, em vâng lời, nhanh hơn chiếu chỉ nhà vua!

Bảo Ngọc nghe nói thế, biết Đại Ngọc mượn cớ nói chọc mình, nhưng không biết trả lời ra làm sao, chỉ hì hì cười mà thôi.

Bảo Thoa vẫn biết Đại Ngọc xưa nay quen lối nói cạnh nói khóe, nên không để ý. Tiết phu nhân cười nói:

– Cháu người vốn yếu, không chịu được lạnh, thế mà nó lại nghĩ đến cháu, chẳng tốt hay sao?

Đại Ngọc cười nói:

– Dì không biết: may mà ở nhà dì đấy, chứ ở nhà khác, chẳng làm cho người ta phát bực hay sao? Nhà ai chẳng có lồng ấp, việc gì phải mang từ nhà đến? Dù rằng bọn a hoàn chu tất thật đấy, nhưng người ta lại cho cháu ngày thường quen thói ngông cuồng đi rồi.

Giống như âm-dương, hàn-nhiệt là một cặp phạm trù đối xứng và gắn kết bất diệt, luôn xuất hiện cùng nhau trong y học, văn chương, triết học,… của người Trung Quốc. Mặc dù Bảo Thoa bị chứng “nhiệt độc từ trong tim” và phải uống Lãnh Hương Hoàn để điều trị, nàng lại nhắc nhở Bảo Ngọc rằng chất nóng trong rượu nếu không được phát tán hết sẽ làm hại đến ngũ tạng. Cũng theo triết lý nóng-lạnh sóng đôi ấy, Bảo Thoa giải thích cho dì Chu rằng Lãnh Hương Hoàn (lạnh) cần được uống cùng “nhiệt thang” (nóng.) Bảo Thoa vốn luôn được miêu tả như một nhân vật trí tuệ và thông thái. Nàng ý thức được rằng “nhiệt” là một phần không thể thiếu trong cơ thể, cũng như “tình” là một phần không thể thiếu của sự sống. Tìm cách triệt tiêu nó một cách hoàn toàn là một việc làm sai lầm, trái với tự nhiên. Bởi vậy có thể suy ra Bảo Thoa cũng ngoài lạnh trong nóng như ly rượu kia vậy.

Câu chuyện “nóng nóng lạnh lạnh” giữa Bảo Thoa-Bảo Ngọc khiến Đại Ngọc trở nên khó chịu, thậm chí ghen tức. Trong hoàn cảnh này, Đại Ngọc lại chính là “mỹ nhân băng tuyết”. Đại Ngọc từ bên ngoài trời tuyết đi vào, phá vỡ không khí ấm áp trước đó của Bảo Thoa-Bảo Ngọc. Nàng lạnh nhạt, thờ ơ, kiêu kỳ, mai mỉa. Nàng tỏ ra bất cần, không sợ cái lạnh, thậm chí còn đón nhận nó. Ngay cả cái tên của Tuyết Nhạn cũng góp phần làm tăng sự giá buốt của nàng. Ngược lại, Bảo Thoa lại toả ra sự nồng ấm. Dường như chương này đã báo trước sự rạn nứt của cặp đôi cây-đá và sự kết hợp của cặp đôi vàng-ngọc về sau. Theo giáo sư Martin W. Huang của đại học UC Irvine, đây là trích đoạn trong Hồng Lâu Mộng mà cặp phạm trù nóng-lạnh có tính biểu tượng đậm đặc nhất. Ông cũng chỉ ra rằng việc đặt các hình ảnh nóng-lạnh kề nhau là một truyền thống của văn học Trung Hoa, có từ những tác phẩm như Thủy Hử Kim Bình Mai.

Ví dụ thứ hai về tính “trong nóng ngoài lạnh” của Bảo Thoa là lúc nàng tới thăm Bảo Ngọc sau khi bị cha đánh. Đoạn này diễn ra ở chương 34:

Bảo Thoa thấy Bảo Ngọc mở mắt ra nói chuyện, đã khá hơn lúc nãy, trong bụng cũng đỡ lo, chỉ lắc đầu thở dài:

– Nếu cậu sớm chịu nghe lời mọi người thì đâu đến nỗi như ngày hôm nay? Chả cứ cụ và dì mà ngay chúng tôi trông thấy cũng phải đau lòng.

Bảo Thoa nói được nửa chừng thì nín hẳn lại, hối hận không nghĩ kỹ, tự nhiên má đỏ lên, đầu cúi xuống, không nói nữa. Nghe những lời thân mật, có ngụ ý sâu xa, lại thấy Bảo Thoa nín bặt không nói, má đỏ, đầu cúi xuống, tay mân mê dải áo, có dáng e lệ thẹn thò, không thể nào hình dung hết được, Bảo Ngọc trong lòng càng thêm cảm động, bao nhiêu đau đớn hình như đã trút sạch ra ngoài chín tầng mây.

Bảo Thoa đến thăm Bảo Ngọc sau trận đòn

Đôi má đỏ của Bảo Thoa được Tào Tuyết Cần nhắc lại hai lần để nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Má đỏ là đào hoa chỉ diện, là biểu hiện của người phụ nữ đa tình. Dáng vẻ, điệu bộ, lời nói của Bảo Thoa dành cho Bảo Ngọc có lãnh tình không? Hoàn toàn không. Thuốc Lãnh Hương Hoàn thế là không có tác dụng rồi!

*

(Phần cuối: “Con sâu chủ động chui vào với hoa“)

*
Các bạn có thể đọc thêm các bài khác của Anh Nguyễn ở đây 

*

Về Hồng Lâu Mộng:

- Đọc Hồng Lâu Mộng: Tần Khả Khanh – kẻ lẳng lơ trong mộng

- 5 dẫn chứng về mối quan hệ “bất chính” của Tần thị

- Hai chị em nhà họ Vưu: càng lăng loàn tợn càng đau vì tình

- Mượn món cà xào “xa xỉ” nói về ẩm thực thực-hư

- Giả Thám Xuân: con phượng hoàng sinh trong ổ quạ

- Người đàn bà ghen Hạ Kim Quế

- Tiết Bảo Thoa: Từ món thuốc giá băng đến mối lương duyên lạnh lẽo

- Đại Ngọc-Tình Văn: tuy hai mà một

- “Hận Phượng Thư, mắng Phượng Thư, không thấy Phượng Thư lại nhớ Phượng Thư”

- Giả Chính: dấu chân trên tuyết của tình phụ tử

- Gửi bác Phúc Bồ: về Xuân Cung Đồ và cái “hư” trong Hồng Lâu Mộng

- Diệu Ngọc: miễn cưỡng diệt dục, sư chả phải sư, tục không phải tục

- Đại Ngọc vs Bảo Thoa: viên ngọc đen vs chiếc thoa vàng, ai hơn ai kém?

- Giả Bảo Ngọc: “một nửa đàn ông là đàn bà”, lại là “nửa dôi”

- Tàn xuân bàn chuyện Nguyên Xuân

- Giả mẫu (phần 1): đầu tiên là chuyện giàu sang

- Giả mẫu (phần 2): đứa trẻ bất chấp và thiên vị

- Giả mẫu (phần 3): may còn được người viết về cuối rủ lòng thương

- Giả Nghênh Xuân (phần 1): rúc đầu vào sách, bịt mắt bưng tai

- Giả Nghênh Xuân (phần 2): hiền quá khó mà gặp lành

- Lý Hoàn của Hồng Lâu Mộng (phần 1): đè nén sống đời vờ nhạt nhẽo

- Lý Hoàn của Hồng Lâu Mộng (phần 2): tiếng hão đành vui phúc về già

- Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 1): sự thôi thúc của phần con

- Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 2): tấm gương mê gái có chết cũng (nên) soi

- Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 3): bài học cảnh giác về “si”, về “sắc” cho… Bảo Ngọc

- Hồng Lâu Mộng: bi kịch của đàn ông thấy mình đầu thai thành đàn bà

- Tiết Bảo Thoa (phần 1): “lãnh mỹ nhân” giấu kín trái tim nóng

- Tiết Bảo Thoa (phần 2): Trong nóng, ngoài lạnh, thắng cả Lãnh Hương Hoàn

- Tiết Bảo Thoa (phần 3): Con sâu chủ động chui vào với hoa

- Đại Ngọc và mệnh Mộc: sống như cây và chết cũng như cây

- Bảo Thoa và mệnh Kim: hoa mai ấm trong tuyết lạnh

- Phượng Thư và mệnh Hỏa (phần 1): Nội vụ hai tay hai dao

- Phượng Thư và mệnh Hỏa (phần 2): máu đỏ của nam tính

- Bảo Ngọc và mệnh Thổ (phần 1):
Hiền như đất, gieo rắc yêu và khổ

- Bảo Ngọc và mệnh Thổ (phần 2):
Là gương nên không thể cùng người

- Về những cái tên trong Hồng Lâu Mộng (phần 1)

- Căn phòng “dâm tình và chết chóc”: Phần 1 – Từ bức tranh trên tường

- Căn phòng “dâm tình và chết chóc”: Phần 2 – Từ mâm vàng tới quả dưa

- Căn phòng “dâm tình và chết chóc”
Phần 3 – Từ giường báu tới màn châu

Ý kiến - Thảo luận

10:28 Friday,10.11.2017 Đăng bởi:  hai phạm
Bác Anh Nguyễn ơi... Bác phân tích hay quá, em chờ.. em chờ bác ở Phần cuối: “Con sâu chủ động chui vào với hoa“ và còn chờ nhiều hơn nữa các phân tích tác phẩm văn học. Cảm ơn bác và chúc bác luôn vui khỏe!
...xem tiếp
10:28 Friday,10.11.2017 Đăng bởi:  hai phạm
Bác Anh Nguyễn ơi... Bác phân tích hay quá, em chờ.. em chờ bác ở Phần cuối: “Con sâu chủ động chui vào với hoa“ và còn chờ nhiều hơn nữa các phân tích tác phẩm văn học. Cảm ơn bác và chúc bác luôn vui khỏe! 
17:15 Thursday,9.11.2017 Đăng bởi:  Đăng Niện
@ Đã lừa gạt tôi không xót xa: Bạn nói cứ như đúng rồi ấy, nào là Đại Ngọc vì nghĩa lớn (thí dụ đi), nào là Bảo Thoa chẳng khác Phượng Thư (lúc nào, chứng minh đi). Toàn cứ như mượn bài người ta nói bức xúc ở cơ quan mình ấy nhỉ.
 
...xem tiếp
17:15 Thursday,9.11.2017 Đăng bởi:  Đăng Niện
@ Đã lừa gạt tôi không xót xa: Bạn nói cứ như đúng rồi ấy, nào là Đại Ngọc vì nghĩa lớn (thí dụ đi), nào là Bảo Thoa chẳng khác Phượng Thư (lúc nào, chứng minh đi). Toàn cứ như mượn bài người ta nói bức xúc ở cơ quan mình ấy nhỉ.
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả