Chính trị

Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai? 17. 04. 19 - 5:16 pm

Sáng Ánh

Trong bộ phim truyện “Cô dâu Syria”(The Syrian Bride, 2004), thực hiện tại Israel, nhân vật chính là Mona, một cô gái thuộc tộc Druze sống tại làng Majdal Shams thuộc Israel kiểm soát trên cao nguyên Golan. Cô nhận lời cầu hôn từ xa của một thanh niên sống tại Syria, bên kia lằn ranh ngưng bắn kiểm soát bởi lực lượng Liên hiệp quốc UNDOF.

Một cảnh trong phim “Cô dâu Syria”. Ảnh từ trang này 

Xin phép băng qua “lằn ranh tím” của LHQ rất khó khăn, phải mất 6 tháng thủ tục, và một khi đi rồi thì không thể trở lại, mà người chồng tương lai thì Mona không biết rõ vì hoàn cảnh ngăn cách đó. Việc lấy chồng xa này, trong gia đình cô thì kẻ chống, người bênh. Làng xóm, lại kẻ tán thành, người thì phê bình, gièm pha. Vào ngày cưới, khi rời phía Israel, giấy thông hành của cô bị Israel chơi xấu đóng dấu vào.Phía Syria không cho cô nhập, vì như vậy là công nhận chủ quyền của Israel tại khu vực. Nhân viên LHQ phải giúp cô quay về năn nỉ Israel xóa con dấu. Nhưng đến trạm kiểm soát Syria thì nhân viên tại đây lại đổi ý, và thước chót của bộ phim không biết cô dâu mặc áo cưới sẽ đi về đâu.

Bộ phim hư cấu này phản ánh tình cảnh của dân cư trong khu vực Golan sau chiến tranh 1967. Biên giới quốc gia tại đây được phân định giữa Anh và Pháp bởi hiệp ước Sykes Picot (1916) và áp dụng sau Thế chiến I, với Syria và Lebanon thuộc Pháp đô hộ, còn Palestine, Jordan thuộc Anh. Đây là biên giới được quốc tế và LHQ công nhận sau khi Israel lập quốc trên lãnh thổ Palestine vào năm 1948. Chuyện này hết sức là rạch ròi, Israel lập quốc là trên lãnh thổ của Palestine thuộc Anh chứ không có phần nào trên lãnh thổ Syria thuộc Pháp.

Ảnh từ trang này 

Golan là vùng tam biên nằm trên ba nước, Syria, Israel và Lebanon.Khu vực tranh chấp hiện nay mà Israel đang trấn giữ là 1110 km2 của Syria và 22 km2 (Shebaa Farm) của Lebanon.

Cao nguyên Golan. Ảnh từ trang này 

Người Druze – nhân vật chính ở Golan

Cũng như các khu vực cao nguyên xa gần tại Trung Đông, Golan là nơi sinh sống và trú thân của các giáo phái hay sắc tộc thiểu số. Tại các nơi đồi núi hiểm trở này có người Ả-rạp theo đạo Kitô của Lebanon, người Ả-rạp đạo Hồi ly khai Alawite của Syria, người Kurd đạo Hồi Sunni, người Circassian cũng đạo Hồi Sunni, hay gần đây hay được nhắc đến là người Azidi (thiểu số) lại theo một tôn giáo kỳ bí cũng thiểu số nốt. Tóm lại, có gì khác người thì lên núi ở xa cho yên thân, một mình một cõi.

Cuối thế kỷ 19, Nga hoàng trục xuất người Circassian khỏi khu vực Hắc hải sang đế quốc Ottoman (Turkey ngày nay). Đế quốc này cho họ đi xa lập ấp tại vùng Golan và Palestine thuộc đế quốc. Khi ấy, khu vực này là của người Ả-rạp theo tôn giáo Druze, là một tôn giáo… bí hiểm, bí mật, gom đạo này đạo kia lại thờ chung. Gọi là bí mật vì chỉ đạo hữu biết nhau là theo đạo Druze. Gọi là bí hiểm vì sách thánh của họ giấu kỹ đến nỗi tuyệt tích luôn, kiểu mỗi đời chỉ có vài ‘thượng tọa’ được xem và giảng lại. Tuy nhiên ra ngoài gặp người Kito họ nhận mình là Kito hữu, gặp người Do Thái giáo họ nhận mình theo Do Thái giáo. Do nhận “gian” thế, có thành ngữ Ả-rập là “gian như người Druze”, không thể tin nổi.

Các lãnh đạo nười Druze họp tại Jebel al-Druze, Syria, 1926. Ảnh từ trang này 

Hai tộc thiểu số này được nhà nước Israel công nhận khi thành lập năm 1948. Trong khi người Ả rạp đạo Hồi hay Kitô không được gia nhập quân đội Israel thì người Circassian và Druze được phép và khuyến khích. Người Druze có mặt trong nội các Israel, làm bộ trưởng, đại biểu, có lúc làm chủ tịch quốc hội. Họ có mặt nhiều là trong quân đội, trong lữ đoàn thiện chiến Nhảy dù, trong lữ đoàn kỵ binh ưu tú Golani hay trong Biệt kích Tổng tham mưu (Sayaret Matkal). Tại Syria, chính quyền quốc gia do giáo phái thiểu số Alawite nắm giữ, coi người Druze (cũng giáo phái thiểu số) như là đồng minh. Tại Lebanon, người Druze là thành phần quan trọng của quốc gia, không thể thiếu trong bất kỳ nội các nào và sơn hà một cõi.

Người Druze Israeli canh giữ phần biên với Syria tại biên giới Israel- Syria trên cao nguyên Golan. Ảnh chụp hôm 7. 7. 2018. từ trang này 

Như vậy, dù mang quốc tịch nào, Israel, Syria hay Lebanon, thì người Druze trước sau, sớm muộn gì cũng phải quan tâm đến căn cước tôn giáo của họ. Druze là yếu tố chính tại vùng Golan.

Nguồn cơn là tại thiếu đất trồng

Trong thời gian 1949-1967, Israel lập các kibbutz (hợp tác xã nông nghiệp) người Do Thái tại phía Israel. Giữa hai bên, Israel và Syria, không ngớt khiêu khích và chạm súng, bên này bắn qua, bên kia pháo lại. Theo tướng Matti Peled của Israel, cựu thống đốc Gaza, thì “đa số” việc khiêu khích này là do Israel gây ra. Trong mộtcuộc phỏng vấn năm 1976 (chỉ được tiết lộ vào 1997), tướng Moshe Dayan (Israel) phát biểu “Theo tôi biết, thì các vụ khiêu khích này, trên 80%, nhưng cứ cho là 80% đi, là do chúng ta gây ra cả”.

Tướng Moshe Dayan của Israel. Ảnh của Getty Images

Nhắc lại, Golan là vùng tam biên nằm trên ba nước, Syria, Israel và Lebanon. Khi chiến tranh 6 ngày (1967) xảy ra, tướng Dayan, lúc đó là bộ trưởng quốc phòng, chống lại việc đánh vào Golan vì ông đã phải đối phó với hai mặt trận Jordan và Ai Cập. Theo ông thì Golan không đe dọa an ninh của Israel, gây hấn tại đó còn thêm nguy hiểm vì hao binh, tốn lính, chuốc thêm kẻ thù Syria. Nhưng việc động binh tại Golan là do lệnh của thủ tướng, theo đòi hỏi của các kibbutz trong vùng, vì “lòng tham” của thành phần này, muốn bành trướng đất canh tác và nguồn nước ngọt.

Các thành viên nữ của một Kibbutz đang luyện tập tại Mishmar HaEmek thời chiến tranh Palestine 1948. Ảnh từ trang này

Tại Golan quân Syria đại bại, hơn 100.000 người Syria bỏ nhà bỏ cửa, để lại vùng đất bị Israel chiếm. Theo tướng Dayan, chiếm đất địch chỉ là món hàng gây áp lực, để trả lại khi thương thuyết, trao đổi lấy hòa bình. Ngay sau khi ngưng bắn năm 1967, chính phủ Israel đã có quyết định hoàn trả Golan này, nhưng lại không thực hiện được. Đó là do các nhóm lợi ích kibbutz đã đặt quyền lợi của họ lên trên an ninh quốc gia của Israel, quyết giữ lại đất này để… canh tác. Một khi đã chiếm giữ và canh tác rồi thì làm sao dùng như món hàng trong thương thuyết được, kiểu tôi trả đất ở đây, anh lui quân ở kia.

Lao động tập thể ở Kibbutz Shamir, 1958. Ảnh từ trang này 

Và thế là, vì việc canh tác và đưa dân đến định cư đã rồi, năm 1981, Israel đơn phương xác định chủ quyền trên cao nguyên Golan và Shebaa farm. Trước đó, tại Shebaa, làng Al Ghajar chẳng hạn, nửa phía nam (thuộc Syria) do Israel kiểm soát và dân làng phía nửa bắc mang quốc tịch Lebanon. Giờ Israel chốt luôn cả làng. Việc “hợp thức hóa” chiếm đóng Golan này bị nghị quyết 497 của LHQ lên án, nhưng Israel là nước kỷ lục thế giới bất chấp các nghị quyết lên án của tổ chức này, bất tuân 80 nghị quyết LHQ từ 1948 thì 1 hay 10 nghị quyết nữa nhằm nhò gì.

Khi người Druze bực mình

Trong chiến tranh 1973, Israel phải đối đầu cả hai mặt Syria và Ai Cập, tí nữa thì xiểng liểng. Đến 1975, “Lằn ranh tím” được xác định, với 5% đất chiếm tại Golan đặt dưới quyền giám sát của LHQ.

Vào 2011, chính quyền Syria bị nội chiến đe dọa và không còn kiểm soát nổi phần của họ bên kia“lằn ranh tím”. Khu vực này lọt vào tay phiến loạn, thành phần Hồi giáo cực đoan như lực lượng Jabhat Al Nusra.

Lính Al-Nursa

Al Nusra là chi nhánh của Al Qaeda tại Syria nhưng lại được Israel bao che và giúp đỡ, bảo đảm cho họ một hành lang dọc biên giới không bị phi pháo Syria đánh phá, khiến có câu đùa “Ai bảo Al Qaeda không có không lực? Đó là không lực Israel!”

Cờ của Al Nusra

2.000 chiến binh Al Nusra mang thương tích được quân y Israel điều trị trong nước và được cả thủ tướng Netanyahu đến vấn an và ủy lạo “vì lý do nhân đạo”, thiếu điều ông trao họ huy chương. Việc này đã gây ra mâu thuẫn nội bộ tại Israel và bất mãn trong cộng đồng người Druze tại Israel.

Thủ tướng Netanyahu đến vấn an và ủy lạo thương binh Al Nusra. Ảnh từ trang này

Trong khu vực họ kiểm soát tại Syria, Al Nusra hà hiếp người Druze Syria vì khác giáo phái, và vì như đã nói, thành phần Druze được chính quyền Assad của Syria đối xử thân thiện. Việc hà hiếp này của Al Nusra gây bất bình cho những người Druze Israel bên kia biên giới. Người Druze Israel theo tỷ lệ, đóng góp nhiều hơn người Do Thái trong các đơn vị tác chiến của quốc gia, là thành phần hung hăng nhất hy sinh giữ nước, nhưng không quên bênh đồng giáo của họ tại Syria. Họ bèn chặn một đoàn quân Israel tải thương binh Al Nusra và lôi thương binh ra giết sạch, đồng thời làm lớn, phản đối lên trung ương, khiến việc “nhân đạo” này với Al Qaeda phải đình chỉ.

(Còn tiếp)

*
Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần

 

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

12:40 Friday,19.4.2019 Đăng bởi:  Lex
 @SA
Wiki về quân đội Do Thái, thấy có 2 chinh sách : nghĩa vụ thi hành quân dịch  và tình nguyện như trích dưới....
“Theo luật, mọi công dân Israel đều là đối tượng phải đăng ký nhập ngũ. Bộ trưởng Quốc phòng đã hoàn thành việc xem xét để trao quyền miễn trừ cho một số công dân riêng biệt hay các hạng công dân. Một chính sách có từ thời lập quốc Israel trao v
...xem tiếp
12:40 Friday,19.4.2019 Đăng bởi:  Lex
 @SA
Wiki về quân đội Do Thái, thấy có 2 chinh sách : nghĩa vụ thi hành quân dịch  và tình nguyện như trích dưới....
“Theo luật, mọi công dân Israel đều là đối tượng phải đăng ký nhập ngũ. Bộ trưởng Quốc phòng đã hoàn thành việc xem xét để trao quyền miễn trừ cho một số công dân riêng biệt hay các hạng công dân. Một chính sách có từ thời lập quốc Israel trao việc miễn trừ cho mọi sắc tộc thiểu số khác của Israel (đáng chú ý nhất là người Ả Rập Israel). Tuy nhiên, cũng có một chính sách từ lâu khuyến khích những người tình nguyện Bedouin và cung cấp cho họ nhiều sự ưu đãi, và trong một số cộng đồng Bedouin nghèo khó, sự nghiệp quân sự dường như là một trong số ít cách tiến lên các bậc thang xã hội. Tương tự, người Hồi giáo và Thiên chúa giáo cũng được chấp nhận như những người tình nguyện, thậm chí ở tuổi lớn hơn 18.” 
23:38 Thursday,18.4.2019 Đăng bởi:  SA
@Lex
Người Ả Rạp mang quốc tịch Israel, tôn giáo Kitô hay Hồi không được thi hành nghĩa vụ quân sự, thay vào đó là nghĩa vụ dân sự. Duy chỉ có người Ả Rạp tôn giáo Druze thì cống hiến cho quân đội rất nhiều, theo tỉ số thì còn cao hơn cả người Do Thái, trong các đơn vị thiện chiến nhất như nhảy dù hay thiết kỵ.

Lữ đoàn trưởng thiết giáp Golani là 1 đại t
...xem tiếp
23:38 Thursday,18.4.2019 Đăng bởi:  SA
@Lex
Người Ả Rạp mang quốc tịch Israel, tôn giáo Kitô hay Hồi không được thi hành nghĩa vụ quân sự, thay vào đó là nghĩa vụ dân sự. Duy chỉ có người Ả Rạp tôn giáo Druze thì cống hiến cho quân đội rất nhiều, theo tỉ số thì còn cao hơn cả người Do Thái, trong các đơn vị thiện chiến nhất như nhảy dù hay thiết kỵ.

Lữ đoàn trưởng thiết giáp Golani là 1 đại tá Druze. 11.4.2019, 1 đại tá Druze được chỉ định làm chánh võ phòng quốc trưởng, thiếu tướng (chuẩn tướng 1 sao) nhậm chức.Khi quốc trưởng Katsav bị đình chỉ về tội hiếp dâm (ngoài thang máy) 2007 và quyền quốc trưởng (chủ tịch quốc hội) đang công du nước ngoài thì phó chủ tịch quốc hội là người Druze giữ chức quốc trưởng tạm thời trong vài ngày.1982,

Khi Israel xâm lăng Lebanon, tăng Israel đến đầy sân dinh lãnh chúa Jumblat tại Moukhtara. Họ không đến bắt ông này mà đó là các quân nhân Druze Israel đến viếng chào lãnh chúa Druze tại Lebanon. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả