Trường phái

ĐIÊU KHẮC TỐI GIẢN (4): Kelly, Sandback và Tony Smith 22. 03. 11 - 11:19 am

Judith Collins – Phạm Long biên dịch – Đào Châu Hải hiệu đính

 

Tác phẩm của Ellsworth Kelly tại Broad Contemporary Art

LeWitt, Judd, Morris và Andre nói chung thường tránh sự bất đối xứng, còn Ellsworth Kelly luôn có những biến thái tinh tế trong tác phẩm khi xoay sở với các góc vuông.

Những bức tranh đơn sắc và tác phẩm điêu khắc bằng gỗ sơn màu của Kelly ngay từ đầu thập niên 1950 đã báo trước một thập kỷ (ra đời) những tác phẩm giản lược với những tên tuổi nổi tiếng nhất của trường phái Tối giản, và dù họ khá giống nhau, nhưng mục đích của ông thì khác: Kelly không quan tâm đến việc phối ghép lặp lại các hình thức nối tiếp mà muốn mỗi tác phẩm của mình phải thật độc đáo. Ông cũng sử dụng nhiều nguồn liệu tìm được trong thế giới tự nhiên với những hình thù không vuông vắn hay thẳng hàng.

Một tác phẩm của Ellsworth Kelly

Trong những năm 1960 – 1980, sau khi đã sáng tác một lượng điêu khắc đồ sộ, ông chuyển sang sử dụng những tấm thép lớn han rỉ, thép không gỉ và đồng đỏ để tạo nên hàng loạt tác phẩm vừa trang nhã lại mạnh mẽ.

Cong cam I, 1982, thép

*

Nếu xét ở khía cạnh thể tích và khối lượng, các tác phẩm điêu khắc được coi là “tối giản” nhất có lẽ là của Fred Sandback – người trong hơn ba mươi năm qua luôn dùng chỉ sợi acrylic để tạo dựng các dạng thức tuyến tính.

Tác phẩm của Fred Sandback

Năm 1966, sau khi tìm tòi, phác thảo với những hình chữ nhật bằng dây sợi và dây kim loại trên sàn nhà, ông chế ra các khối hình điêu khắc không có nội thất lẫn ngoại thất. Những sợi chỉ đơn và các dạng hình học mở tồn tại trong mối quan hệ cộng sinh với không gian gallery – trong đó chúng được nhận diện;

Những hình khối, Fred Sandback

các sợi chỉ dù sắc màu bợt nhạt vẫn gây nên cảm giác “gần như sờ nắn được” về khối lượng và không gian. Thậm chí, nếu cẩn thận, người xem còn đi xuyên được qua chúng.

.


Không đề, Fred Sandback

Với lối thể hiện tác phẩm khiến người xem có khả năng thâm nhập vào “bên trong” như thế, Sandback đã đặt người xem vào trung tâm của sự vật, tương tự như Andre trước đó với ý tưởng về “con đường” trong các tác phẩm “dẫm lên được”.

*

Tony Smith (mất năm 1980) trước tiên là một họa sĩ [ông cũng là cha đẻ của điêu khắc gia Kiki Smith] và cũng là trợ thủ cho Frank Lloyd Wright nhiều năm trong vai trò của một kiến trúc sư. Sự nghiệp điêu khắc của ông chỉ bắt đầu vào năm 1962.

Tony bên tác phẩm Thuốc Lá, ảnh Hans Namuth

Là người có tầm ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đối với các nghệ sĩ Tối giản, những tuyệt phẩm của Tony Smith được rất nhiều người bắt chước, học hỏi (trừ những tác phẩm trừu tượng diễn tả cái gì đó “gần như là con người”).

Khói, Tony Smith

Cũng như Bladen và Truitt, các tiêu đề tác phẩm của Smith, ví dụ như Chúng tôi đã thua, Vịt, Thuốc lá, Cu, Rắn đã biến rồi… luôn bóng gió rằng các hình thức điêu khắc đó đã được khơi gợi từ những thứ rất đời thường, hoặc bởi những biến cố của cuộc đời.

Rắn đã biến rồi, Tony Smith


Vịt, Tony Smith

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả