Nghệ sĩ thế giới

Bếp núc:
“Hennessy, cách ép buộc văn minh” 27. 05. 11 - 11:12 am

Hồ Như Mai dịch

(Các bạn nhớ bấm vào TÊN tác phẩm để xem chi tiết)

 

.

 

JEFF KOONS (sinh 1955)
Hennessy, cách ép buộc văn minh
Mực dầu trên canvas
114.3 x 152.4 cm

Giá ước lượng: $500.000 – $700.000
Giá bán được: $482.000

 

Khả năng sáng tạo của Jeff Koons được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Hennessy, cách ép buộc văn minh. Nó phản ánh sự quyến rũ của ngành quảng cáo đương đại vốn cực kỳ hưng thịnh. Trong ảnh là một cặp xứng đôi vừa lứa (theo kiểu Mỹ), người đàn ông- đang bận làm việc thì bị gián đoạn, cuốn sách dày và giấy tờ vẫn còn nằm trước mặt; người phụ nữ – khoác hờ chiếc áo mỏng, để lộ đôi vai quyến rũ, ly cognac mời mọc trên tay – lôi cuốn người đàn ông bằng một nụ cười hứa hẹn nhiều khoái cảm. Koons đặt một chiếc giường, với ánh sáng nhạt bao phủ, làm nền ở phiá sau, biểu lộ mục tiêu và hàm ý của nụ cười trên. Hennessy không chỉ là chất xúc tác nhục thể mà còn thể hiện nguồn tài chính dồi dào và sự nổi bật về đẳng cấp xã hội. Giữa những bằng chứng vật chất tượng trưng cho một gia đình trung lưu kiểu mẫu, chỉ cần thêm ly rượu nữa là đủ hài lòng.

Koons chấp nhận một cách sâu sắc và tinh tế những cái phù phiếm mà xã hội đương đại đang thần thánh hoá. Hennesy, cách ép buộc văn minh trở thành một trong những tác phẩm ấn tượng nhất của nghệ sĩ, nhắm vào việc các phương tiện truyền thông đã làm thay đổi khát vọng của chúng ta về địa vị xã hội, về của cải tiền bạc như thế nào. Khi đẳng cấp được gắn ghép với vật chất, các nhãn hiệu đã đóng khung những định nghĩa về chủng tộc, về giai cấp và giới tính.  Bằng cách đùa bỡn sao chép hình quảng cáo của hãng Hennesy cognac, Koons hướng vào chủ nghĩa tiêu thụ, cái chủ nghĩa có khái niệm rằng nếu ta diện hiệu thời trang này, mua đồ uống kia, hay sở hữu một thứ gì đấy, ta sẽ có được cuộc sống của nhân vật trong ảnh. Koons còn chạm đến đề tài chủng tộc, sử dụng đối tượng người Mỹ gốc Phi thay vì Mỹ da trắng. Việc sao chép trên canvas còn thách thức lý thuyết: “mốt” cũng như “phong cách sống” là thứ đáng thèm muốn. Thêm vào đó, tác giả nghiên cứu sự rặp khuôn về giới tính: Đàn ông là người làm ra của cải vật chất, nhưng lại yếu đuối “dễ bị dụ”; còn phụ nữ thì đóng vai “mồi nhử” quyến rũ. Ngay cả tựa đề cũng đưa ra lắm câu hỏi: Ai đang ép buộc ai? Người xem sẽ hiểu “ép buộc” theo nghĩa gì?

Nhưng còn nghệ thuật thì sao? Có trong tay một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ nổi tiếng (sau khi tốn bộn tiền), liệu có thay đổi đẳng cấp của ta hay chăng?

 

Ý kiến - Thảo luận

14:27 Friday,27.5.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em nhớ hàng năm ở mình cũng có Hennessy Concert, hòa nhạc giao hưởng do hãng rượu Hennessy tài trợ cho một đêm biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam mỗi năm. Dù cũng là quảng cáo nhân thể tài trợ nghệ thuật, nhưng cũng phải cám ơn họ còn để ý đến nghệ thuật hàn lâm, chứ các công ty và đại gia nhà mình có thèm ngó ngàng gì tới nghệ thuật thứ thiệt đâu ạ.
...xem tiếp
14:27 Friday,27.5.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em nhớ hàng năm ở mình cũng có Hennessy Concert, hòa nhạc giao hưởng do hãng rượu Hennessy tài trợ cho một đêm biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam mỗi năm. Dù cũng là quảng cáo nhân thể tài trợ nghệ thuật, nhưng cũng phải cám ơn họ còn để ý đến nghệ thuật hàn lâm, chứ các công ty và đại gia nhà mình có thèm ngó ngàng gì tới nghệ thuật thứ thiệt đâu ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả