Bàn luận

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn 08. 07. 11 - 10:40 am

Thông tin từ triển lãm

 

.

THẾ HỆ MỚI

Triển lãm của Lê Trần Anh Tuấn
Khai mạc: 18g thứ Bảy, 9. 7. 2011
Từ 9.7 đến 13. 7. 2011
Việt Art Centre, 42 – Yết Kiêu, Hà Nội

 

Không gì diễn tả cái ý tưởng tổng quan của triển lãm này tốt hơn là chính bản thân lời dẫn giải của nghệ sĩ. Thế hệ mới cùng năng lượng và cả sự biếng lười của nó, những khao khát lẫn sự bàng quan, thói ích kỷ và sự tha hóa, những hoài bão và những sự bắt chước nhau là những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu tìm tòi về mặt nghê thuật hiện nay của anh. Là một người trẻ (30 tuổi), Lê Trần Anh Tuấn quan tâm đến sự thay đổi về những thang giá trị, về tâm hồn và trí tuệ của những người còn trẻ hơn anh, về ảnh hưởng của xã hội toàn cầu hóa tràn lên chi phối những quyết định, kế hoạch và lối sống của cả giới trẻ ở Việt Nam. Sự quan sát, phân tích, quan ngại của nghệ sĩ và hy vọng của anh được truyền vào loạt tác phẩm ấn tượng này, gồm hình ảnh những người con gái – vốn có vẻ ngoài nom như những búp-bê Barbie hay những nhân vật nữ trong truyện tranh Nhật Bản.

Nét tương đồng này – và cả những hình ảnh ẩn dụ khác nữa – không phải vô tình xuất hiện trong những tác phẩm của Tuấn. Chủ đích muốn tìm hiểu những động lực hình thành quan điểm và hành động của thế hệ mới này, anh đi đến kết luận rằng: trong xã hội biến chuyển nhanh chóng, với tác động ghê gớm của phương tiện truyền thông và internet cùng sự giằng co giữa suy nghĩ lãng mạn của lứa tuổi trưởng thành và chủ nghĩa tiêu dùng đang nảy nở, cái khao khát được thành đạt và được khẳng định bản thân đã gắn chặt với một tôn chỉ tầm thường họ tự dựng lên cho mình – trở nên giống kẻ khác.

Chân dung thế hệ mới 1

Ý tưởng về sự giống nhau được nhấn mạnh bằng những hình ảnh tương tự nhau lặp lại trên cùng một bức tranh hay trên những bộ tranh đôi, tranh ba dưới cùng cái tên Thế hệ mới, rồi thêm vào sau những con số: một, hai, ba … Hình ảnh những cô gái rực rỡ của Tuấn trong các bức như Chân dung thế hệ mới 1, Lật đật và các tác phẩm khác gợi lên hình dung về vẻ phô trương thời trang bóng bẩy, cho ta ấn tượng về cái thế giới bên trong của họ đã bị cống nạp cho vẻ hình thức bên ngoài – đẹp vô cùng nhưng trống rỗng. Bằng cách ấy, sức mạnh của thời trang, vốn được xem như điểm mạnh nâng tầm giá trị của các cô gái lên trong mắt các chàng trai, nghịch lý thay, lại trở thành một điểm yếu: Những cô gái mê tiêu xài nom hấp dẫn như những đối tượng bị tiêu xài.

Thế hệ mới 2

Nghệ sĩ cố gắng tạo nên một chân dung khách quan của thế hệ mới. Đa số các hình ảnh cô gái trong tranh của Tuấn gợi nhớ đến các nhân vật hoạt hình Nhật Bản, nhìn như búp-bê, hay với những đồ trang sức trên các tạp chí Nhật/Hàn, và bằng cách ấy tạo cảm giác cho người xem về các chuẩn mực đang thịnh hành trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả các chiến lược lôi kéo khác (Chân dung Thế Hệ MớiMột Thế Hệ Mới). Một số tranh khác vẫn mang nét thanh nhã và lãng mạn (Sen, Mảnh hồng). Sự phức tạp của những nhân cách trẻ tuổi này được làm rõ nét qua những chi tiết mang tính biểu tượng trong tranh, như là những bông hoa, cánh bướm, hay những con cá chọi. Những con cá chọi, theo lời giải của Tuấn, biểu tượng cho khát vọng thành công, được công nhận, và sự sẵn sàng đấu tranh cho thành công ấy.

Mơ 2

Lê Trần Anh Tuấn bắt đầu vẽ và hoàn thiện những bức tranh này trong khoảng thời gian 1 năm. Quá trình phản ánh không hề ngắn ngủi này của anh về cái tâm trạng cũng chẳng hề dễ dàng gì của việc là một thanh niên sống trong thời đương đại này, về tiềm năng và khả năng cũng như những mất mát của thế hệ mới, đã dẫn dắt anh đến kết luôn rằng, căn nguyên của vấn đề nằm ở những khao khát của lớp trẻ muốn đi theo tất cả các xu hướng dù bất luận thế nào, để sống phong cách sống từ phương Tây – một cách nhanh chóng và không mấy nghĩ suy. Trên thực tế, điều này giống như một mâu thuẩn lặp đi lặp lại giữa lớp trẻ – những người nhanh nhanh chóng chóng muốn đến tuổi trưởng thành – và lớp người trưởng thành – những người không muốn các thang giá trị của họ bị chất vấn, lung lay. Và mâu thuẩn này cũng chẳng hề bó hẹp trong phạm vi cục bộ.

Thật thú vị khi ta biết rằng cái mâu thuẫn muôn thuở và mang tính toàn cầu này cũng đã từng là chủ đề chính của một cuộc triển lãm nghệ thuật tổ chức ở Kent, Anh Quốc, năm 2005, với tên gọi được đặt theo một cuốn sách xuất bản năm 1960 của nhà văn Mỹ Paul Goodman Trở nên ngớ ngẩn: Vấn đề của giới trẻ trong xã hội có tổ chức. Cuốn sách này “phản ánh nguyên nhân và hậu quả của: Tình trạng bị mất lòng tin của Hệ thống có tổ chức, của sự độc quyền nửa vời, chính phủ, giới quảng cáo, v.v… với sự bất đồng của cái Thế hệ đang lớn lên đối với Hệ thống có tổ chức ấy”, cuốn sách nói về chủ nghĩa tiêu sài đang lớn mạnh trong xã hội phương Tây, về “xã hội rộng lớn đang bối rối, cám dỗ, và hư hỏng”. Chính những vấn đề này đã được khảo sát trong các tác phẩm của các nghệ sĩ Anh, Châu Âu, và Mỹ trong cuộc triển lãm ở Kent, 45 năm sau. Những quan ngại tương tự cũng có thể thấy được trong những tác phẩm này của Lê Trần Anh Tuấn – người đã đem những vấn đề mang tính toàn cầu vào trong bối cảnh trong nước.

Nhìn 2 (Look 2)

Sự nhạy bén và năng lực nắm bắt và khắc họa chân dung những xu hướng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của xã hội, và sự tìm tòi nghiên cứu sâu của nghệ sĩ về cuộc sống của thế hệ trẻ cùng mối liên quan về mặt cảm xúc của anh đối với cuộc sống này đã đưa anh đến suy luận giống với suy luận của nhà tư tưởng nổi tiếng Paul Goodman. Trong lời tựa của cuốn sách Trở nên ngớ ngẩn…, Goodman đã viết: “Sự phát triển, như bao nhiệm vụ hiện thời khác, đòi hỏi ở môi trường sống những đối tượng thích đáng để có thể đáp ứng được nhu cầu và khả năng của những trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn, đến khi họ có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn và tạo dựng một môi trường sống của chính mình”. Đoạn cuối lời dẫn giải của mình, Tuấn nói: “Tôi muốn nói cuộc sống  của các bạn trẻ ngày nay thực sự là hạnh phúc và tươi đẹp, các bạn đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần để bước vào một cuộc sống tương lai tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó với sự hỗn loạn và tác động của một số thứ trong thời cuộc toàn cầu hóa, các bạn trẻ nên chắt lọc và nhìn nhận một cách thật tinh tế để trở thành những con người hoàn thiện. Không giống như những con lật đật, chỉ dễ thương nhưng lại vô hồn, vô cảm.”

Như chính nghệ sĩ đã đề cập, để bày tỏ quan điểm và thái độ của mình, anh tập trung vào những biểu hiện nét mặt của các nhân vật trong tranh. Là một người mô tả chân dung tốt, Tuấn đã khắc họa những sắc thái tự tôn tự tạo của những con người trẻ tuổi ấy: Sự hài lòng và tự mãn, tự lập và thiếu kiên nhẫn. Những màu sắc tương phản mạnh mẽ cùng với năng lượng của tuổi trẻ và dự cảm về chuyển động được gợi lên qua hình ảnh những con cá, bươm bướm, những nhân vật – với sự thay đổi nhanh chóng trong địa hạt của những giới trẻ trong xã hội.

Nhìn vào xã hội qua lăng kính của thanh thiếu niên, Lê Trần Anh Tuấn khoanh dấu những vấn đề liên quan nhất đến tương lai, cùng với niềm đam mê và tính nghệ thuật, đã chuyển tải mối quan tâm sâu sắc của mình về thời vận.

Ý kiến - Thảo luận

17:51 Tuesday,24.2.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
1 là để trong kho
2 là đem tặng phòng trà
3 là quay lại 1
...xem tiếp
17:51 Tuesday,24.2.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
1 là để trong kho
2 là đem tặng phòng trà
3 là quay lại 1 
21:18 Wednesday,15.5.2013 Đăng bởi:  Thủy
Thế hệ mới vẽ theo tư tưởng thế hệ cũ
...xem tiếp
21:18 Wednesday,15.5.2013 Đăng bởi:  Thủy
Thế hệ mới vẽ theo tư tưởng thế hệ cũ 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả