Nghệ sĩ Việt Nam

PHƯƠNG QUỐC TRÍ: Làm việc với tôi, các họa sĩ sẽ thấy nhiều cái khác 10. 10. 11 - 11:16 pm

Thanh Trà

 

Phương Quốc Trí

(Lời người viết: Phương Quốc Trí (PQT) là một trong những họa sĩ trẻ rất thành công và đang được quan tâm hiện nay. Là một họa sĩ, anh còn là giám đốc Cactus Gallery, một không gian nghệ thuật mới tại Sài Gòn. Tâm huyết với những tác phẩm của mình (tất nhiên rồi) và tâm huyết với sự phát triển của mỹ thuật trẻ Sài Gòn. Phương Quốc Trí và những tác phẩm của mình, Phương Quốc Trí với Cactus Gallery cũng gây nhiều tranh cãi trái chiều trong thời gian vừa qua… Tôi xin phép được làm một cuộc phỏng vấn với anh, với mong muốn được biết về những suy nghĩ của anh cũng như quan điểm làm nghệ thuật của anh.)

*

TT: Thời gian vừa qua có nhiều bài viết công kích đích danh anh cũng như Cactus Gallery, mà bản thân tôi cũng thấy đồng ý một số vấn đề như: chuyện song ngữ, chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong website của gallery… Anh đối mặt với những luồng dư luận trái chiều đó như thế nào?

PQT: Lắng nghe, và sửa đổi những thiếu sót của mình. Như các bạn biết, Cactus Gallery mới được thành lập, website cũng vậy… Những thiếu sót là không thể tránh khỏi, những ý kiến đóng góp thật quý giá và tôi nghĩ những triển lãm sau sẽ không bị vấp phải những vấn đề như thế này nữa.

TT: Rõ ràng Cactus Gallery là một phòng tranh mới bắt đầu khởi động, những thiếu sót ban đầu là không thể tránh khỏi. Những ý kiến đóng góp theo tôi là rất có ích, anh đã nghĩ thế! Và anh đã điều chỉnh như thế nào?

PQT: Đúng vậy, là những ý kiến rất có ích. Sau triển lãm cũng như vừa khai trương gallery, tôi nhận được rất nhiều luồng dư luận phản ánh về vấn đề lỗi song ngữ của website. Tôi đã lập tức xem xét, kiểm tra kỹ và điều chỉnh lại những vấn đề về song ngữ cũng như những gì còn khúc mắc…

Bà bầu, 110 x 150cm

TT: Sài Gòn ngày càng có nhiều nghệ sĩ làm chủ những không gian nghệ thuật mới, như Himiko café, Ga O của Như Huy, Sàn art của Đinh Q Lê, Khoan Cắt Bê Tông của Ngô Lực… với liên tục những cuộc triển lãm được diễn ra; rõ ràng nghệ thuật đang đến gần hơn với công chúng. Anh dự định và đang xây dựng phòng tranh của mình theo hướng như thế nào? Anh thấy mình sẽ khác họ?

PQT: Đó là một điều rất mừng cho nghệ thuật nước nhà, và tôi đang hướng Cactus Gallery tiến theo con đường chuyên nghiệp. Xây dựng uy tín để họa sĩ tin tưởng, và hy vọng nó là bệ phóng cho những tài năng thật sự.

Tôi không câu nệ trong việc tìm đến họa sĩ và sau đó chọn lọc những họa sĩ phù hợp với Gallery mà tôi muốn kích thích những sáng tạo của họ và hỗ trợ trong khả năng của mình. Một cách làm việc tự thân, và không vì mục đích cá nhân nào cả. Tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam, nghe hơi to tát và mạo hiểm nhưng thú vị.

Rất nhiều họa sĩ ở Việt Nam rất nổi tiếng: Triển lãm trong nước cũng như quốc tế thường xuyên, tranh có thể bán đấu giá rất cao… Nhưng rồi thì sao!? Nhìn chung lại, cục diện của mỹ thuật Việt Nam trong mắt thế giới không có gì thay đổi lắm, mặc dù tài năng của nhiều nghệ sĩ Việt Nam không thua kém. Yếu tố cá nhân, cái “tôi” ảo, cộng với mô hình làm việc của các họa sĩ với mô hình của đại đa số các gallery Việt Nam luôn là rào cản cho sự phát triển mỹ thuật nước nhà…
Làm việc với tôi, các họa sĩ sẽ thấy nhiều cái khác.

TT: Là một họa sĩ rất thành công, là giám đốc một không gian nghệ thuật mới, anh có thấy công việc của mình quá khó?

PQT: Là họa sĩ thành công ư, như vậy tôi không thể đi tiếp được nữa sao!? Thành công đồng nghĩa với việc tự đóng đinh và hài lòng với những gì mình có rồi. Không, ở một góc độ nào đó thì tôi là một họa sĩ may mắn thành công, nhưng tôi 36 tuổi và con đường nghệ thuật còn rất dài.

Công việc hiện tại với Cactus Gallery thì không quá khó nhưng rất “cực”, chiếm nhiều thời gian… Tôi nghĩ ban đầu có thể như vậy, nhưng từ từ rồi cũng ổn.

Bé Hoài, 150 x 150cm

TT: Được biết, mỗi tháng anh chi ra hơn 2.500USD để duy trì không gian Cactus Gallery, ngoài ra anh còn đầu tư mua tác phẩm của các nghệ sĩ cho bộ sưu tập của mình!?Anh quan tâm đến những nghệ sĩ như thế nào?

PQT
: Tôi không đưa tiêu chí là phải bán được tranh cho họa sĩ… Tôi quan niệm, chỉ cần mình làm tốt, làm đến nơi đến chốn thì chuyện bán được tranh sẽ tự động đến. Bán được tranh là một điều tốt với một gallery tư nhân như Cactus, vì ngoài việc để duy trì thì nó còn giúp cho họa sĩ có tiền xoay sở, tồn tại mà sống trọn với niềm đam mê.

Tôi luôn quan tâm đến những họa sĩ có tâm huyết với nghề, đam mê sáng tạo, biết san sẻ, biết quan tâm tới đồng nghiệp và không tự cao tự đại cũng như “cái tôi” ảo.

Tôi mua tác phẩm, một phần để bộ sưu tập của Cactus Gallery ngày càng dày hơn và có thể lưu lại những giai đoạn của họa sĩ, một phần để hỗ trợ tinh thần anh em họa sĩ.

TT: Có một số ý kiến cho rằng tranh của Phương Quốc Trí giống tranh của Yan Pei Ming ở Tàu…Tôi thì không thấy vậy, về cách biểu hình và không gian cũng khác: Tranh của Yan Pei Ming có bề mặt và không gian”rớp ráp”nét cọ cũng có vẽ nhầy nhụa biểu tính trần trục hơn… Tranh Phương Quốc Trí có bề mặt và không gian “mỹ tính” hơn, nhát cọ “gai góc” hơn và luôn trong trạng thái cô đơn hay suy tưởng… Rõ ràng Yan Pei Ming và Phương Quốc Trí hoàn toàn khác nhau về cách vẽ lẫn tư tưởng…và, nếu có giống thì cả hai đều vẽ chân dung thôi! Theo tôi không thể so sánh mức độ giống hay ảnh hưởng qua những đối tượng của sáng tạo, hay những vết xước vết chảy, màu sắc bề mặt…vì nó quá thiển cận…
Anh nghĩ như thế nào về trường hợp so sánh tranh anh giống với tranh Yan Pei Ming?

PQT: Mọi người đều có một cuộc sống riêng, có câu chuyện và cái nhìn riêng… nên tôi không quan tâm đến những ý kiến đó, vì nó không giúp ích gì cả. Tôi có một cuộc sống riêng, quan điểm nghệ thuật riêng và tôi biết mình đang làm gì.

Chân dung em bé, 120 x 120cm

TT: Làm nghệ thuật, theo tôi ai cũng phải bị ảnh hưởng một điều gì đó, hay một tác giả yêu thích, một phong cách nghệ thuật, một trào lưu nghệ thuật… nó như một mắt xích nối vòng tay lớn mà không thế buông ra được. Ảnh hưởng là cần thiết để lộ ra cái bản ngã của mình. Ngay cả Fransis Bacon cũng tự nhận mình ảnh hưởng nhiều Pablo Picasso. Vậy anh có thể cho biết nghệ sĩ nào anh đặc biệt yêu thích?

PQT: Nghệ sĩ mà tôi yêu thích vẫn là Vincent van Gogh.

TT: Tranh của anh luôn thể hiện trạng thái cô đơn, hay suy tưởng, những dáng người vặn vẹo… trong nét cọ “bùm chát” nhưng vẫn toát lên cái vẻ mỹ cảm quá ư là “hiền”. Điều gì khiến anh luôn tạo nên cái vẻ đẹp chông chênh đó!?

PQT: Điều đó chính là tôi.

TT: Cảm ơn những chia sẻ thú vị của anh và chúc anh luôn thành công!

Góa phụ, 110 x 130cm

Thiếu nữ xưa, 135 x 178cm

Roi, 150 x 150cm

 

*

Bài liên quan:

– Dùng tiếng Anh để… biến đổi /biến dạng cái mặt Mỹ thuật Việt Nam?!
– Nếu không biết xài dấu phẩy, có nên xài tiếng Anh (thay tiếng Việt)?

– Dùng tranh chép hòng “tát lệch mặt” nền mỹ thuật Việt

– PHẠM HUY THÔNG đối thoại với BÙI QUANG THẮNG

– Shit gửi Phạm Huy Thông: Nói ăn cắp có dễ thế?

– Tranh luận trên Soi: phong cách “người dưng lạc lối”?

– PHƯƠNG QUỐC TRÍ: Làm việc với tôi, các họa sĩ sẽ thấy nhiều cái khác

Ý kiến - Thảo luận

21:57 Saturday,6.9.2014 Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Phỏng vấn kiểu gì mà câu hỏi dài hơn câu trả lời, Thanh Trà nêu hết ý còn Trí chỉ việc gật lắc thế @_@.


...xem tiếp
21:57 Saturday,6.9.2014 Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Phỏng vấn kiểu gì mà câu hỏi dài hơn câu trả lời, Thanh Trà nêu hết ý còn Trí chỉ việc gật lắc thế @_@.

 
7:45 Wednesday,12.10.2011 Đăng bởi:  xuong rong gai
Với một người vẽ mà như chép tranh làm quản lý thì khả năng họa sĩ đưa tranh vào Cactus xong bị chép lại, bán tiếp có là cao không? Có lẽ cũng nên cân nhắc.
...xem tiếp
7:45 Wednesday,12.10.2011 Đăng bởi:  xuong rong gai
Với một người vẽ mà như chép tranh làm quản lý thì khả năng họa sĩ đưa tranh vào Cactus xong bị chép lại, bán tiếp có là cao không? Có lẽ cũng nên cân nhắc. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả