|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnThử vài cách để kích thích công chúng mua tranh Việt 07. 11. 11 - 10:56 pmLê Thái Sơn
1. Cám ơn bạn Phạm Huy Thông có nhắc đến nick “S xúc động”, mình đoán mò là mình. Nếu đúng thì cám ơn sự quan tâm của bạn, còn không đúng thì hy vọng bạn thông cảm cho tiểu sưu tập nhé. 2. Mình xin đính chính, mình không phải là đại gia, đối tượng mà trong các bài viết của các bạn hay nhắc đến. Mình chỉ là người thật tâm với hôi họa, yêu thích thật sự và có ý thức sưu tập, như đã từng phát biểu trên truyền thông về công việc đang làm. 3. Chuyên đề này của Soi rất hay, mong Soi tạo một diễn đàn để gắn kết giữa họa sĩ với công chúng, họa sĩ với người mua tranh, họa sĩ với các doanh nhân có ý thức sưu tập. Có thể từ đây, trang Soi nên có một sàn giao dịch các tác phẩm nghệ thuật: tranh, tượng của các họa sĩ cần giới thiệu, cần bán mà Soi tuyển chọn và đề cử. Hy vọng thị trường có thêm một kênh thông tin hữu ích để người muốn mua tranh tìm đến và cần tham vấn, đặc biệt là mảng tranh của các họa sĩ nổi tiếng, các bậc thầy đã mất, hoặc các họa sĩ trẻ tiềm năng. Nhiều lúc người mua trong nước rất thiếu các thông tin để tiếp cận với các tác phẩm, hoặc các họa sĩ mà họ mong muốn. 4. Hình thức rất hay và rất cần để công chúng, người quan tâm tới nghệ thuật, hoặc các doanh nhân có ý thích đầu tư vào nghệ thuật là phải có các kênh như: nhà đấu giá, hoặc hội chợ nghệ thuật thường niên, ví dụ như các nước trong khu vực đang làm: ArtSingapore, ArtMalaysia, ArtIndonesia – một nơi để họa sĩ, các gallery, công chúng yêu nghệ thuật, giới đầu tư nghệ thuật xích lại gần nhau hơn. Việt Nam bắt buộc phải tổ chức được như thế thì công chúng mới biết và tiếp xúc được với nghệ thuật như kỳ vọng của các bạn họa sĩ, từ đó mới hình thành được thị trường nghệ thuật trong nước. Hiện nay, chúng ta hoàn toàn chưa có bất kỳ hình thái nào để kích cầu, kích thích niềm đam mê của giới doanh nhân quan tâm đến với nghệ thuật, cho dù tôi tin rằng tiềm ẩn trong họ luôn luôn có ý thức về việc mua tranh và sở hữu các tác phẩm nghệ thuật trong tương lai. Cho nên chúng ta không nên đánh giá công chúng như thế, sẽ không khách quan chỉ vì họ không mua tranh như các họa sĩ mong muốn. 5. Tại các nước trong khu vực, đầu tư vào nghệ thuật được coi như là một kênh đầu tư; họ quan niệm như thế, tất nhiên họ là những người có yêu thích nghệ thuật thật sự, nên thay vì chọn kênh đầu tư như chứng khoán, nhà đất, ngoại tệ, vàng bạc… thì họ chọn kênh đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật bằng cách mua tranh tại các nhà đấu giá thường niên được tổ chức. Tôi có hỏi nhiều người khi tham dự các phiên đấu giá, họ đều trả lời như vậy. Thích họa sĩ nào thì họ chỉ mua tác phẩm của ông ấy, rồi về. Người Singapore đặc biệt rất thích sưu tập và mua tranh của các họa sĩ nổi tiếng của Indonesia, vì đầu tư luôn sinh lời, các tác giả thì đã được công nhận tại thị trường trong khu vực, và họ cũng thích mua các tác phẩm của các tác giả đến từ Việt Nam, đơn giản vì giá rẻ, nếu so sánh theo thế hệ, theo tuổi tác, hoặc theo sự nổi tiếng của các họa sĩ Việt Nam đối với họa sĩ các nước trong khu vực, cách tiếp cận của họ về họa sĩ Việt Nam thường thông qua các kênh truyền thông, kênh quảng bá của các nhà đấu giá hoặc các hội chợ nghệ thuật hàng năm.
6. Vấn đề của thị trường nghệ thuật với đối tượng theo kênh đầu tư là phải tạo tính liên thông hai chiều, tức là có chỗ để mua, thì phải có chỗ để bán, như thế mới kích thích được lòng tham của giới đầu tư nghệ thuật, và như thế các đại gia mới dám bỏ tiền để đầu tư, đầu cơ nghệ thuật, vì bản chất của giới kinh doanh vẫn là yếu tố sinh lời cho dù họ có yêu thích về nghệ thuật cỡ nào đi chăng nữa. Nhà đấu giá chính là điều cần có nhằm thỏa mãn các yếu tố vừa nói ở trên, vì nhà đấu giá có tính chất hai chiều, tạo ra thị trường để người mua, người bán sẽ gặp nhau, từ đó mới tạo ra rất nhiều điều cần có của thị trường nghệ thuật như: code giá tranh họa sĩ, tranh thật-tranh giả, hồ sơ tác phẩm…vv. Tại đó, sự minh bạch sẽ làm cho công chúng yên tâm hơn khi quyết định mua một tác phẩm nghệ thuật, hoặc đầu tư vào tác phẩm của họa sĩ nào đó mà họ yêu thích. 7. Tôi còn rất nhiều chia sẻ theo kinh nghiệm cá nhân mình nhưng cho phép xin tạm dừng tại đây vì dài quá thì Soi sẽ khiển trách. Nhưng cũng mong các họa sĩ của Việt Nam hãy coi công chúng, người yêu thích nghệ thuật như người bạn đồng hành. Hãy thay đổi cách nhìn đối với giới doanh nhân, hãy tạo cho họ sự gần gũi khi tiếp xúc, hoặc sự xúc động khi được tiếp cận các tác phẩm do chính mình sáng tác, tôi tin rằng họ sẽ đồng hành cùng các bạn trong tương lai. Vì ở bất kỳ thị trường nghệ thuật nào cũng vậy, Doanh Nhân, mà các bạn hay gọi là Đại Gia, chính là động lực quan trọng nhất để thị trường nghệ thuật đó phát triển. Xin cám ơn Soi. Tiểu sưu tập cảm tạ sự quan tâm của các bạn!
Ý kiến - Thảo luận
11:39
Wednesday,6.1.2016
Đăng bởi:
Nguoi mua tranh
11:39
Wednesday,6.1.2016
Đăng bởi:
Nguoi mua tranh
Đọc mấy cái cmt, mình vừa thấy buồn cười, vừa thương nhiều bác… bảo sao chúng ta cứ ở dưới đáy hoài.
Mình đoc bài “muốn đem tranh ra chợ bán” của Nguyễn Hồng Sơn thấy rất chân thật. Mình nghĩ cái làm cho nhiều người không lớn được là chưa nhận thức đúng về bản thân, môi trường và nghề nghiệp của mình. Mình sợ nhất cái “tôi” rất “đao to búa lớn” của các họa sỹ. Confused giữa sự ngộ nhận về bản thân và cá tính thật sai lầm. 01 Vote cho Nguyễn Hồng Sơn. Ý tưởng về phòng bán tranh trên Soi cũng được, sẽ rất hữu dụng để là một nơi các họa sỹ giới thiệu tranh của mình cho người quan tâm. Đặc biệt các họa sỹ trẻ, mới hay còn được ít người biết tới. Mình rất ủng hộ. Cuối cùng, mình rất thích cái comment ở trên: hãy bán tranh bằng mọi giá (không phải để mình lợi dụng mua tranh nhé). Mình thích cái ý nghĩ đám can đảm chấp nhận mình là ai. Công bằng mà nói, ngày nay giá tranh đã phản ánh tốt giá trị của người họa sỹ hơn trước đây rất nhiều (không phải bây giờ ai cũng chết rồi tranh mới có giá nhỉ ). Nếu muốn sống bằng nghề thì phải có cái can đảm bán giá “hợp lý” thôi. Còn không, có thể cứ vẽ ra để đấy, đợi một ngày đẹp trời giá cao ngất và nổi tiếng. Cơ hội là đó có thể là một đống master piece, hoặc một đống rác… Mỗi người một mục đích vẽ, nhưng làm ơn đừng kêu người ra không hiểu mình, rằng trọc phú, này nọ. Có nhiều người nhiều tiền, yêu thích và hiểu nghệ thuật, họ chưa mua một phần vì chưa có tranh làm họ thích thôi. Mình biết có nhiều người vẫn đã và đang mua rất nhiều tranh Việt đấy. Phấn chấn lên các bạn, mình nghĩ niềm tin rất quan trọng để làm một cái gì đó ra đầu ra đũa.
22:28
Wednesday,9.11.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Nếu SOI làm "Nhà Tranh với 101 Trái Tim và 1001 Tác phẩm Vàng" trên mạng thì em kính đề nghị các nghệ sĩ nên ủng hộ bằng hành động thiết thực là gửi tới rấp zập zồn các tác phẩm oách-xà-lách nhất với mức giá zật-cả-cò nhất cho nó hoành-tá-tràng để ngay ngày đầu trận đầu đã-ra-quân-là-chiến-thắng!
CHIẾN THẮNG CHIẾN THẮNG CHIẾN THẮNG!!! ...xem tiếp
22:28
Wednesday,9.11.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Nếu SOI làm "Nhà Tranh với 101 Trái Tim và 1001 Tác phẩm Vàng" trên mạng thì em kính đề nghị các nghệ sĩ nên ủng hộ bằng hành động thiết thực là gửi tới rấp zập zồn các tác phẩm oách-xà-lách nhất với mức giá zật-cả-cò nhất cho nó hoành-tá-tràng để ngay ngày đầu trận đầu đã-ra-quân-là-chiến-thắng!
CHIẾN THẮNG CHIẾN THẮNG CHIẾN THẮNG!!! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Mình đoc bài “muốn đem tranh ra chợ bán” của Nguyễn Hồng Sơn thấy rất chân thật. Mình nghĩ cái làm cho nhiều người không lớn được là chưa nhận thức đúng về bản thân, môi trường và nghề nghiệp của mình. Mình sợ nhất cái “tôi” rất “đao to búa l
...xem tiếp