Nghệ sĩ Việt Nam

Khi Nguyễn Quốc Chánh “vọc” đất! 31. 12. 11 - 8:18 am

Người xem Sài Gòn

 

.

Gốm và tượng đất nung của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh

Thời gian: 7 giờ chiều Thứ Sáu 30. 12. 2011
Địa điểm:  21/4 Nguyễn Thị Huỳnh, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

 

Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Nguyễn Quốc Chánh cùng với một số tác giả khác đã nhận lãnh sứ mệnh tự thay đổi tư duy của chính mình để đổi mới văn học. Nguyễn Quốc Chánh theo đuổi việc đổi mới thơ trong hơn 20 năm qua – nếu tính đến năm 2010 – với nhiều thành tựu; trong quá trình đó, anh có vẽ tranh nhưng ít khi công bố. Đùng một cái, nghe tin anh triển lãm gốm, nhiều người bất ngờ, vì con người kĩ tính một cách cực đoan này chắc phải tự tin lắm với công việc mới của mình?

Nguyễn Quốc Chánh cho biết anh mất 6 tháng để làm mấy trăm bình gốm và tượng đất nung này, tại một xưởng ở Biên Hòa (Đồng Nai), có ngày làm hơn 10 tiếng. Không gian thuê triển lãm khá đẹp, nằm trong hẻm nhỏ của một đường nhỏ và ngắn; rất tiếc hơi chật, nên không đủ chỗ để bày hết gốm trong kho. Anh cũng cho biết mình làm từ nhồi đất, nặn, tạo hình… cho đến tráng men và đem đi nung, dấu vết phụ việc rất ít.

: Thứ nhất, Nguyễn Quốc Chánh không chạy theo kỹ nghệ mà để cố tình lộ vẻ “nghiệp dư” của mình, cho nó có cảm xúc; thứ hai, Nguyễn Quốc Chánh tạo ra những tác phẩm độc nhất và ký tên vào đó, nên bán giá khá cao, nếu so với gốm Biên Hòa thông thường; thứ ba, ý tưởng và thái độ khá rõ ràng, đậm dấu ấn cá nhân.

.

.

Chữ ký trên gốm của Nguyễn Quốc Chánh.

 

Bên cạnh đó cũng có những nhóm tác phẩm thể hiện khá mạnh ý tưởng của Nguyễn Quốc Chánh về dương vật, âm đạo, sự giao phối và những bàn chân đầy ẩn ức.

Nhiều bình gốm của Nguyễn Quốc Chánh mới nhìn qua thì thấy “bình thường”, nhưng nhìn kĩ thì khá “đặc biệt”, vì nó hòa trộn ẩn ức sinh sản (trong ý tưởng) với truyền thống nhiều giao thoa của kỹ thuật gốm Biên Hòa. Nó liên nối với nhiều câu chuyện từ đời sống, thường mang tính biểu tượng hoặc thời sự.

.

.

Dương vật xếp theo hàng.

Âm đạo là motif được lặp đi lặp lại trong gốm của Nguyễn Quốc Chánh.

.

.

Vedan làm cá chết là một chủ đề trong tác phẩm của Nguyễn Quốc Chánh.

 

Cá nhân tôi cho rằng triển lãm này đáng xem, vì nó mang đậm dấu ấn của một nhà thơ rất mạnh mẽ, chính vì vậy, đẹp xấu, mới cũ… tôi xin miễn bàn ở đây. Buổi khai mạc có khoảng 100 người đến dự, có người đến từ rất xa như giáo sư chính trị Nguyễn Hương (Mỹ), gia đình nhà thơ Phan Nhiên Hạo (Mỹ), nhà văn Mai Ninh (Pháp)… và nhiều văn nhà thơ khác.

Phòng triển lãm.

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh.

GS chính trị Nguyễn Hương (áo nâu) và nhà văn Mai Ninh. Nguyễn Hương cũng là nhà văn, là người gợi hứng cho Nguyễn Quốc Chánh trong việc làm gốm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (tóc dài) và nhà thơ Hoàng Hưng vừa uống rượu, vừa đàm đạo rất hăng say về nhiều điều.

Nhà thơ, tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Từ Huy chăm chú trước từng tác phẩm.

Nhà thơ Khương Hà (váy vàng).

Họa sĩ Nguyễn Thanh Trúc.

Nguyễn Quốc Chánh và nhà thơ Bùi Chí Vinh.

Vợ chồng họa sĩ Trịnh Cung – Phương Lan. Phía sau là Nguyễn Hương và Mai Ninh (tác giả của “Cá voi trầm sát”).

Nhà văn Vi Ký.

Nguyễn Quốc Chánh và bạn bè (bạn nào biết tên hai người đứng hai bên Nguyễn Quốc Chánh thì xin bổ sung giúp).

 

 

*

Bài liên quan:

– 30. 12: Gốm và tượng đất nung của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh
– Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh “vọc” đất!

Ý kiến - Thảo luận

7:17 Sunday,27.12.2015 Đăng bởi:  Nguyễn quốc chánh
Chánh ơi! thơ thẩn xứ người Đâu có khoách,
Xương tàn đất mẹ mới là vui.
Thoáng đâu rùi hết cuộc đời,
Quê cha! Đất tổ! Ai sầu riêng ai,
Vì sông núi con hồng cháu lạc,
Dũng văn từ hay sao cũng nhạt bóng quê hương,
Con người chỉ có tình thương,
Khổ đau sân hận chỉ điều uổng công
...xem tiếp
7:17 Sunday,27.12.2015 Đăng bởi:  Nguyễn quốc chánh
Chánh ơi! thơ thẩn xứ người Đâu có khoách,
Xương tàn đất mẹ mới là vui.
Thoáng đâu rùi hết cuộc đời,
Quê cha! Đất tổ! Ai sầu riêng ai,
Vì sông núi con hồng cháu lạc,
Dũng văn từ hay sao cũng nhạt bóng quê hương,
Con người chỉ có tình thương,
Khổ đau sân hận chỉ điều uổng công 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả