Soi học

Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2) 15. 01. 12 - 7:29 am

Pha Lê

 

.

 

bài học trước, Psyche bị bỏ lại trên núi, trông rất tội. Chuyện gì diễn ra tiếp theo?

Trong lúc Psyche ngồi khóc một mình, thì thần gió Tây Zephyrus hiện ra (chứ không phải bụt nhé). Thần này cũng không hỏi “Vì sao con khóc”, mà nổi gió nâng Psyche lên, và đưa nàng xuống một bãi cỏ xanh đầy hoa ở một thung lũng bên dưới. Nàng cảm thấy dễ chịu, quên hết mọi lo lắng sợ hãi, và ngủ thiếp đi.

Tác phẩm “Psyche được thần Zephyrus nổi gió đưa đi”, Pierre Paul Prud’hon, 1808. Ông thần gió (cánh bướm) đưa Psyche xuống thung lũng. Nhưng Psyche mập quá hay sao ý, còn thần gió thì trông bộ dạng còm nhom nên bưng không nổi, chắc bởi vậy nên mới phải huy động đệ tử bưng cùng.

 

Sáng tỉnh dậy, nàng thấy trước mặt mình là một rừng cây ăn trái, cạnh đấy còn có một dòng suối nhỏ chạy quanh, với làn nước mát trong vắt. Ở chính giữa khu rừng, ngay cạnh dòng suối, là một tòa lâu đài tráng lệ. Chỉ cần liếc nhìn thì cũng biết rằng tòa lâu đài này không phải của người thường, mà chắn chắn phải là chỗ ở của một vị thánh nào đó. Lâu đài có trần cao ngất ngưởng, làm bằng gỗ chanh và ngà voi, cột trụ thì bằng vàng, tường thì được chạm bạc. Đặc biệt, toàn bộ sàn được khảm ngọc, và các viên ngọc nhỏ li ti nhiều màu này được ghép lại với nhau để tạo thành các bức tranh tuyệt đẹp.

Nói thêm chút, thời La Mã, rất nhiều các ông vua bà chúa xây dinh thự phỏng theo lời tả về tòa lâu đài mà Cupid xây cho Psyche này. Họ lấy các tảng đá nhiều màu, đập và mài thành từng viên nhỏ, rồi gắn trên sàn để tạo thành tranh (thường là tranh thần thoại). Phong cách trên thực ra đã có từ trước, nhưng sau khi có tích thì nó thành mốt. Các lâu đài cổ ở Ý và các nước lân cận như Tây Ban Nha vẫn còn sót lại các loại sàn kiểu này.

Đây là phần sàn khảm đá còn sót lại tại ngôi biệt thự Romana del Casale. Ngôi biệt thự còn giữ lại rất nhiều các loại sàn khảm kiểu này. Mỗi phần sàn là một hình trang trí khác nhau, tất cả đều được dùng đá màu ghép thành. Nghe đâu loại đá hoa cương màu vàng nhạt, do bị khai thác quá nhiều để làm sàn khảm, nên hiện nay nguồn đá này đã cạn kiệt, không còn tìm thấy ở đâu trên thế giới nữa. Biệt thự Romana del Casale (thuộc Ý) nằm trong danh sách Di Sản Văn Hóa Thế Giới của UNESCO.

 

Trở lại với bài học. Psyche hí hửng thăm quan lâu đài. Chỗ nào cũng đẹp, thậm chí, trong kho còn chất một đống kho báu (đủ để nuôi mấy nước nghèo). Đang há hốc mồm kinh ngạc, Psyche nghe thấy một tiếng nói vang vọng. “Tại sao công chúa lại phí thời giờ nhìn ngắm đống của cải này? Tất cả châu báu ở đây là của công chúa. Hãy về phòng, để sự mệt mỏi nghỉ ngơi trên giường, và đi tắm nếu thích. Chúng tôi là người hầu của công chúa, Sau khi công chúa sửa soạn xong, chúng tôi sẽ dọn tiệc thiết đãi.”

Dù chỉ nghe thấy giọng chứ chả thấy mặt mũi ai, vì toàn bộ người hầu của nàng đều tàng hình, nhưng Psyche cảm thấy phấn chấn hẳn ra. Có lẽ nàng đoán rằng chồng tương lai chẳng phải… quái vật như lời tiên tri. Nàng đi tắm, sau đó được phục vụ một bữa tiệc thịnh soạn, với đầy đủ các nghệ sĩ đàn hát cho nàng nghe.

Tác phẩm “Psyche đi tắm”, Frederick Leighton, 1879. Vui vẻ rồi, nàng Psyche thong thả tắm rửa, hình như Cupid không nhìn trộm?


Tác phẩm “Người hầu tàng hình phục vụ Psyche”, Luca Giordano, 1692. Dĩ nhiên là Psyche chẳng thấy mặt người nào, nhưng họa sĩ vẫn vẽ đầy đủ các cô, vì tàng hình trông hơi bị chán. Chỉ mỗi Psyche với bàn ghế, chén dĩa bay bay thì nàng sẽ trông giống phù thủy lắm.

 

Vụ “tàng hình” này cứ thế tiếp diễn, ngay cả trong đêm… tân hôn (ừ thì cũng chưa hẳn cưới chính thức, ông ngoại Zeus đã đồng ý đâu, nhưng cứ gọi vợ chồng đi cho nó dễ kêu, “người tình bí mật” thấy dài dòng quá, lại chẳng thơ mộng). Cupid tiến đến cạnh giường Psyche, và nàng nghe thấy tiếng Cupid cũng như chạm được vào người Cupid, nhưng không thấy mặt mũi gì. Dĩ nhiên, đôi lúc chả cần nhìn thấy đường để làm được những chuyện trọng đại, nên đêm tân hôn diễn ra êm xuôi. Psyche không thấy được dung nhan của chồng nên cũng lấy làm lạ, nhưng nàng lờ mờ đoán rằng chồng mình là thần, thành ra cũng không bắt bẻ này nọ. Cupid đến với nàng mỗi đêm, nhưng lúc nào chàng cũng lẻn mất lúc trời còn chưa sáng.

Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Francois Edouard Picot, 1817. Lúc Psyche còn ngủ thì Cupid chuồn, trông giống sở khanh quá đi mất. Nhưng hình như Cupid yêu Psyche đấy chứ, chàng ngoái lại nhìn với vẻ tiếc nuối khi phải bỏ đi kìa.


Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Jaques Louis David, 1817. Cupid này nhìn giống mấy cậu thanh niên quậy phá, canh lúc người yêu không để ý, cậu lén chụp hình khỏa thân để tung lên mạng. Psyche không biết gì, ngủ ngon lành, còn Cupid cười hơi bị đểu, còn nhìn vào người xem với vẻ tự mãn nữa chứ. Trông Cupid khá vạm vỡ, ra dáng thanh niên. Còn vấn đề vì sao các họa sĩ hay vẽ Cupid trẻ con (như em-có-ý-kiến thắc mắc), sẽ được tiết lộ sau.

 

Kiểu “sống chung nhưng chả thấy mặt chàng đâu” liệu có còn kéo dài? Liệu Psyche có chịu nổi? Chuyện còn lắm éo le, chủ nhật tuần sau sẽ học tiếp.

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – giặc bên Ngô không bằng hai cô chị vợ (kỳ 3)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – làm dâu Venus cũng nhục vô cùng (kỳ 4)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – khổ rồi cuối cùng cũng sướng (kỳ 5)

Ý kiến - Thảo luận

13:51 Thursday,21.3.2013 Đăng bởi:  dilettant

Theo Pha Lê thì tìm hình cho các bài không dễ. Vậy là Pha Lê có ý trước rồi mới tìm hình minh họa?
Thực ra việc "những kẻ chinh phục là những kẻ bỏ chạy", cũng lô gich thôi. Anh thì đã hết đạn, mà "đối phương" thì còn sung mãn hơn khi tỉnh dậy (nhất là l&
...xem tiếp

13:51 Thursday,21.3.2013 Đăng bởi:  dilettant

Theo Pha Lê thì tìm hình cho các bài không dễ. Vậy là Pha Lê có ý trước rồi mới tìm hình minh họa?
Thực ra việc "những kẻ chinh phục là những kẻ bỏ chạy", cũng lô gich thôi. Anh thì đã hết đạn, mà "đối phương" thì còn sung mãn hơn khi tỉnh dậy (nhất là lúc nửa tỉnh nửa thức). Nhưng phải công nhận Pha Lê đúng khi mặt Cupid ở tranh cuối trông đểu. Tình yêu khi bật bãi sang tình dục thì cũng lộ mặt...

 
8:51 Sunday,15.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Càng nhớn, đồng chí Cu-pít càng hành xử như khách làng chơi. Chả đáng yêu như hồi cháu-ngoan-nhi-đồng.

Trong câu chiện này, ngẫm cảnh phòng the không nhìn thấy "đối phương", cũng hãi, nhẩy? (Nhỡ đối phương là MA thì sao? Kinh chết).

Thế mới biết quyền lực của họa sĩ:

Bắt mặc quần, phải mặc quần,
Cho tung-hê mới được phần tung-hê...(hế hế...)

Chị Pha
...xem tiếp
8:51 Sunday,15.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Càng nhớn, đồng chí Cu-pít càng hành xử như khách làng chơi. Chả đáng yêu như hồi cháu-ngoan-nhi-đồng.

Trong câu chiện này, ngẫm cảnh phòng the không nhìn thấy "đối phương", cũng hãi, nhẩy? (Nhỡ đối phương là MA thì sao? Kinh chết).

Thế mới biết quyền lực của họa sĩ:

Bắt mặc quần, phải mặc quần,
Cho tung-hê mới được phần tung-hê...(hế hế...)

Chị Pha-Lê ơi! Thế liệu về sau các họa sĩ làng ta có tả đương-sự (có lẽ họ Sở?) trong bối cảnh thượng thọ, râu ria búa xua biến thành ông Cụ-Pít không?

Mông lung ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả