Khác

Art Palm Beach: Rực rỡ màu và đủ loại chất liệu 23. 01. 12 - 10:11 pm

 

Art Palm Beach lần thứ 15 đã diễn ra chỉ vỏn vẹn có 3 ngày, từ 20 – 23. 1. 2012. Đây là một trong những hội chợ nhiều ảnh hưởng nhất về hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, chất liệu tổng hợp, và thiết thiết kế; diễn ra tại Nam Florida.

Bên cạnh những màn biểu dương lực lượng cực mạnh của các nhà triển lãm  như Waterhouse & Dodd (của London và New York), quỹ Aperture Foundation (của New York), hội chợ năm nay cũng có một loạt những tọa đàm rất hay ho.

Đặc biệt trong hội chợ có chiếu phim tài liệu của Brian Beryl, có tên “Full Circle: Before They Were Famous” (“Full Circle: Trước khi họ nổi tiếng” – chữ “Full Circle” bạn nào dịch giúp, không hiểu có chơi chữ ở đây không :-(), nói về William John Kennedy, một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên chụp tác phẩm của Robert Indiana và Andy Warhol.

Nhưng dĩ nhiên, hấp dẫn nhất là tác phẩm của Lluís Barba về Diego Rivera, rồi tác phẩm của Giuseppe Mastromatteo về tình yêu, hay tác phẩm đan móc cực tinh vi của nghệ sĩ Olek.

Mời các bạn xem một số tác phẩm trong hội chợ này. Đầu tiên là một tác giả Việt Nam nhé:

Van Thu Hien – “Ode in Green and Red” (Tụng ca xanh và đỏ) – Màu nước trên giấy làm tay (?) – 36 x 23 inches. 2010

 

Patrick Hughes, “Penrose and Penrose” 2011

 

Giuseppe Mastromatteo, Hand-Mouth (Miệng-Tay)

 

Giuseppe Mastromatteo, Couple Ear (Tai Cặp), 2011

 

Hans Kotter – “Tunnel View Color Change” (Ống ngắm đổi màu) – Plexiglas, kính, kim loại và đèn LED đổi màu

 

Olek. “Crocheted Object” (Bicycle) (Đồ đan móc – Xe đạp). 2010

 

Juan-Ripolles, “The-Musicians” (Nhạc công), 2011

 

Lluís Barba, “Man-machine” (Máy người)

 

Degunov, “Triumphator”, 80 x 100cm

 

Ken Townsend, “Zircote coffee table with bronze base” (Bàn cà phê bằng gỗ Zircote với đế đồng), 2011

 

Nathalia Edenmont – “Happiness” (Hạnh phúc). Làm 6 bản, nhiều cỡ khác nhau. In C-type dán trên kính, 2011

 

Jean Francois Rauzier – Hoquetons (Em-co-y-kien gợi ý có thể dịch là “Đồng phục duyệt binh” – các bạn xem thêm phần thảo luận nhé) – C-Type Print – 8 bản

 

* Về “Full circle”, mời các bạn đọc phần thảo luận có góp ý của bạn Chuyên Gia Chép Tranh nhé!

Ý kiến - Thảo luận

14:24 Tuesday,24.1.2012 Đăng bởi:  admin
Quá hay Em-co-y-kien ạ. Cảm ơn bạn rất nhiều về những thông tin bổ ích này. Soi đã sửa lại trong bài như bạn gợi ý.
...xem tiếp
14:24 Tuesday,24.1.2012 Đăng bởi:  admin
Quá hay Em-co-y-kien ạ. Cảm ơn bạn rất nhiều về những thông tin bổ ích này. Soi đã sửa lại trong bài như bạn gợi ý. 
14:01 Tuesday,24.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
« …Jean Francois Rauzier – Hoquetons (Đồng phục vest xám?)... »

Chữ hoquetons đúng là đôi khi có thể dùng để chỉ «đồng phục duyệt binh » (của quân lính hoàng gia).

Tên tác phẩm « Hoquetons » có lẽ là viết tắt của tác phẩm « Versailles, Salle des Hoquetons » thuộc bộ tác phẩm của Jean-Francois Rauzier về cung điện Versailles, và tên đầy đủ của tác phẩm (ảnh siêu thực
...xem tiếp
14:01 Tuesday,24.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
« …Jean Francois Rauzier – Hoquetons (Đồng phục vest xám?)... »

Chữ hoquetons đúng là đôi khi có thể dùng để chỉ «đồng phục duyệt binh » (của quân lính hoàng gia).

Tên tác phẩm « Hoquetons » có lẽ là viết tắt của tác phẩm « Versailles, Salle des Hoquetons » thuộc bộ tác phẩm của Jean-Francois Rauzier về cung điện Versailles, và tên đầy đủ của tác phẩm (ảnh siêu thực) là Versailles, Salle des Hoquetons . Dịch nôm là : Cung điện Véc-xay, Gian phòng của các thị vệ. Ai đã vào thăm cung điện Véc-xay (ngoại ô Paris) hẳn nhớ căn phòng có tên « Sall des Hoquetons » có kiến trúc nội thất rất ấn tượng, sàn lát gạch men ca-rô đen trắng.

Chữ Hoqueton trong tiếng Pháp nguyên để chỉ các kiểu áo chẽn (thường là không có tay) bằng bông (chữ Hoqueton còn có nguồn gốc từ chữ Ả rập : al-qoton, nghĩa là bông), lính tráng thường mặc.

Ngày xưa, các vệ sĩ trong cung điện (thị vệ, hay cấm vệ) thường mặc các áo chẽn này (còn có thể đệm lót những miếng đồng hộ tâm bên trong, có tác dụng như áo giáp), do đó trong cung điện Véc-xay nhày trước vua Lui XV cho xây căn phòng này để các lính thị vệ ở, nằm ngay cạnh căn phòng của các « quý nương » (hoàng hậu và công chúa).

Nghệ sĩ Jean-Francois Rauzier (người Pháp, sinh năm 1952) đã sáng tạo dòng ảnh nghệ thuật ông đặt tên là Hyperphotos, sử dụng các kỹ thuật khác nhau để tạo nên những bức ảnh/tranh siêu thực tuyệt đẹp.

Chuyện bên lề : cụ Nguyễn Văn Vĩnh ngày trước trong bản dịch tập thơ ngụ ngôn của La Fontaine, đã dịch chữ « hoqueton » là ÁO TƠI hơi-bị-hay (trong câu chuyện « tham thì thâm »)

« Cẩn thận mặc ÁO TƠI đúng điệu,
Ðầu đội nón hẳng chịu nắng sương.
Hăng hái nhẹ bước lên đường,
Tay phải chống gậy, giống phường chăn chiên »

Vài thông tin bên lề, làm quà lì-xì, chúc các bạn đầu xuân thêm vui tí! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả