Khác

9g sáng 15. 3: Kỷ niệm 10 năm của một đặc san “du kích” 14. 03. 12 - 5:46 am

Thông tin từ Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

SOI: Có người nhận xét là, đặc san này về mặt bền bỉ, âm thầm, không ai biết thì ngang với du kích kháng chiến. Lục lại thì trên Soi đã từng có một bài về bản tiếng Anh đầu tiên của đặc san này, bài “Một lẵng đầy sâu“.

Nhân đây nảy ra ý nghĩ, sau này có điều kiện (tức là “lùng” mua được đặc san), Soi sẽ đều đặn đăng mục lục từng số lên để các bạn được biết, nhưng cũng không biết làm thế có ảnh hưởng đến độ bí mật của du kích nhà mình không đây?

.

 

Lễ kỷ niệm 10 năm Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật và Tọa đàm Nghiên cứu và Đào tạo mỹ thuật

Thời gian: 9 giờ sáng, Thứ Năm ngày 15 tháng 3 năm 2012
Địa điểm: Nhà Bảo tàng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Năm 2002, Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật ra số đầu tiên. Trong 10 năm qua, ấn phẩm này đã được bạn đọc trong và ngoài nhà trường quan tâm, nhiệt tình đóng góp thông tin, bài viết, giúp chất lượng của Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật ngày càng cao.

Tính đến năm 2012, Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật đã xuất bản được 40 số. Nhân dịp này, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật và Tọa đàm Nghiên cứu và Đào tạo mỹ thuật.

Trong buổi lễ, bên cạnh Tọa đàm Nghiên cứu và Đào tạo mỹ thuật có trao đổi xung quanh các vấn đề đóng góp ý kiến cho sự phát triển, nâng cao chất lượng của Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trường.

Trân trọng kính mời toàn thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, sinh viên nhà trường cùng bạn đọc ngoài trường tới dự và phát biểu ý kiến.

 

*

Bài liên quan:

– 9g sáng 15. 3: Kỷ niệm 10 năm của một đặc san “du kích”
– Một đặc san quá “luxury” của trường mình, viện mình?
– Phía sau đặc san “luxury”: khi nào mới thôi “du kích”?

– Nói lại với nghiencuumythuat: Có nên ngậm miệng để nhìn sâu hại canh?

– Con Mot Sach gửi Phạm Quốc Trung: Chẳng lẽ chúng tôi bị điên cả sao?

– Gửi Con Mot Sach nhân cuộc chiến giữa cá nhân và tập thể

– Chỉ cần một trang web nhỏ thôi…

– Vài ý kiến vụn đóng góp cùng cộng đồng Soi

 

 

Ý kiến - Thảo luận

21:15 Friday,16.3.2012 Đăng bởi:  Kẹo Mè sửng
Hehe, lại thấy ngay bệnh thành tích và tự khen rồi "Trong 10 năm qua, ấn phẩm này đã được bạn đọc trong và ngoài nhà trường quan tâm, nhiệt tình đóng góp thông tin, bài viết, giúp chất lượng của Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật ngày càng cao".
Cao thật hay cao giả ai mà biết được. Nhỡ cao giả thì sao? (sic)
...xem tiếp
21:15 Friday,16.3.2012 Đăng bởi:  Kẹo Mè sửng
Hehe, lại thấy ngay bệnh thành tích và tự khen rồi "Trong 10 năm qua, ấn phẩm này đã được bạn đọc trong và ngoài nhà trường quan tâm, nhiệt tình đóng góp thông tin, bài viết, giúp chất lượng của Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật ngày càng cao".
Cao thật hay cao giả ai mà biết được. Nhỡ cao giả thì sao? (sic) 
17:56 Thursday,15.3.2012 Đăng bởi:  Manh Ha
Xem mấy comment về bài bài này khi các bạn cố cãi chày cãi cối với Soi mà buồn cười. Thực ra những ai chỉ để ý một chút thôi thì sẽ thấy không hề lạ với các tạp chí: nghe tên có vẻ " chính quy", nhưng về bản chất vẫn là quân "du kích" như vậy. Nó nhiều lắm. Cái đó thuộc về bản chất của một cơ chế nặng về hình thức. Mà nó sẽ còn thế mãi vì nó đang đư
...xem tiếp
17:56 Thursday,15.3.2012 Đăng bởi:  Manh Ha
Xem mấy comment về bài bài này khi các bạn cố cãi chày cãi cối với Soi mà buồn cười. Thực ra những ai chỉ để ý một chút thôi thì sẽ thấy không hề lạ với các tạp chí: nghe tên có vẻ " chính quy", nhưng về bản chất vẫn là quân "du kích" như vậy. Nó nhiều lắm. Cái đó thuộc về bản chất của một cơ chế nặng về hình thức. Mà nó sẽ còn thế mãi vì nó đang được người ta dùng tiền thuế của dân một cách vô tư để chi trả. Vấn đề là phải biết cách nói cho thật đao to búa lớn những ích lợi do nó mang lại. Còn thực sự nó mang lại cái gì thì tính sau. Vấn đề là không sai đường lối, tránh nhạy cảm là cứ thế sống. Tuy vậy, về mặt nào đó, những tạp chí kiểu đó vẫn có những giá trị khá hay: bảo tàng sống của tư duy bao cấp. Thời gian vừa rồi Bảo tàng Dân tộc học đã phải nhọc công đi sưu tầm các hiện vật thời bao cấp và làm một triển lãm mà người dân kéo đến xem ầm ầm. Thế thì việc có một tạp chí vẫn bảo tồn được truyền thống đó thì quá hay. Mà đã là đồ cổ thì phải hiếm. Có nhiều thì cũng phải giấu bớt đi cho nó hiếm. Thế mới có giá. Nên xét ra Soi đang yêu cầu một việc hơi bị "tế nhị" đấy nhỉ.
Tỷ như bây giờ nhà nước (đang dùng tiền thuế của dân) không bao cấp nữa và đề nghi các ban biên tập tự lo làm và tìm cách bán tạp chí lấy tiền tự trả lương mà vẫn phải tuyệt đối tuân theo tiêu chí một tạp chí nghề nghiệp. Liệu tạp chí tồn tại được mấy hôm. Hay là sẽ kêu ầm lên là nếu không cho bọn em đăng ảnh "lộ hàng" thì bọn em chịu, em trả lại các bác... Thành ra thôi Soi ạ, "cái nước mình nó thế"... muốn mọi việc tốt hơn thì phải nói... thế nhưng quá lắm lại hóa đi "cướp cơm chim". Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng xót cho người nông dân với các doanh nghiệp oằn mình đóng thuế. Mà họ cũng là "chim" đấy chứ. Ây dà. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cảm ơn vì đã cứu SOI

Đức Minh và SOI

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả