Nghệ sĩ Việt Nam

Chúng tôi không điên mà vì chúng tôi yêu Huế 12. 04. 12 - 7:50 pm

Bài và ảnh: Tú Miu

 

.

 

PHỐ TRANH FESTIVAL HUẾ 2012
Nhóm họa sĩ Zero Studio và những người bạn

Khai mạc: 16h00, thứ Bảy ngày 7. 4. 2012, bày tranh đến 15. 4. 2012
Địa điểm: 75 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Huế

 

Với mục tiêu “xã hội hóa nghệ thuật”, xây dựng “một bảo tàng mở” có tính tương tác cao giữa người sáng tác với các tầng lớp đam mê hội họa, nhóm họa sĩ Zero Studio gồm Nguyễn Duy Hiền (1966) trưởng nhóm, Trần Hữu Nhật (1981) và Nguyễn Hoàng Việt (1984) “liều trở lại” tổ chức phố tranh dài 4km, treo suốt từ đường Lê Ngô Cát – Huyền Trân Công Chúa – Đoàn Nhữ Hải, Huế, với 2012 bức tranh bằng nhiều chất liệu, cùng các tác phẩm sắp đặt.

Có người nói rằng chúng tôi điên mới dám bỏ công sức tiền bạc ra làm một phố tranh, với mong muốn trở thành một phố tranh cho các kỳ Festival, vì chúng tôi đã từng làm thế này hồi Festival tháng 6. 2010. Nhưng chúng tôi không điên mà chúng tôi yêu Huế, muốn làm điều gì đó cho Huế, cho nơi chúng tôi đã sinh ra lớn lên và ấp ủ tình yêu cùng hội họa; làm một cái gì đó cụ thể thiết thực mà người nghệ sĩ có thể làm được và truyền lửa đến người yêu nghệ thuật”, họa sĩ Trần Hữu Nhật của nhóm chia sẻ.

Trong Festival Huế 2010, nhóm họa sĩ Zero Studio đã lập kỉ lục quốc gia với 3000 bức tranh của nhóm vẽ.

Zero Studio, 75 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Huế là nơi mà ba họa sĩ đất Huế xây dựng ý tưởng, kiên trì biến ý tưởng đó thành hiện thực với hai lần tổ chức phố tranh trong Festival Huế 2010, 2012.

Nhưng rủi thay, chiều 7. 4 khai mạc, trời Huế lại tầm tã mưa, do ảnh hưởng cơn bão lạ tự dưng xuất hiện vào đúng tháng Ba âm, tháng đáng ra không có bão. Khoảng đường dành cho lễ khai mạc triển lãm phố tranh ướt sũng. Nhưng không sao, theo họa sĩ Trần Hữu Nhật, do đã tính tới khả năng gặp thời tiết xấu, rồi bụi bẩn, tranh của các anh đã được vẽ với chất liệu chính là arylic, sơn dầu,… trên vải bố, có thể chịu được nước, thậm chí nếu bị bẩn thì sẽ được giặt bằng xà phòng, sau đó phơi và lấy khăn mềm lau qua, tranh sẽ lấy lại độ sáng mới như khi ban đầu mới được vẽ.

Mặc dầu trời mưa nhưng vẫn có nhiều bạn trẻ hào hứng đến xem…

… cả các vị khách mời lớn tuổi đội mưa đến.

Dù là tranh có chống được mưa, nhóm họa sĩ và các vị khách mời vẫn rất lo lắng vì trời càng về chiều mưa càng to hơn. Bởi trong chương trình còn có tiết mục sau: các họa sĩ căng sẵn hai tấm vải bố (mỗi tấm dài 25m), để sẵn một khối lượng lớn màu, cọ vẽ, bảng pha màu… để ai muốn vẽ, muốn bày tỏ cảm xúc của mình, với hội họa hay với Festival Huế, đều có thể thể hiện bằng màu. Theo các anh, đây là cách nhanh nhất để mang nghệ thuật đến gần với công chúng. Thế nhưng mưa thế này, vẽ làm sao?

Khai mạc, ông Phan Công Tuyên – UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thừa Thiên Huế, phát biểu: “Phố tranh được treo từ Đàn Nam Giao đến Lăng Tự Đức là kết quả dày công của nhóm họa sĩ và những người bạn không ngừng nghỉ vẽ trong những năm qua. Có thể nói, đây là hoạt động đầy tính sáng tạo, và những họa sĩ này là những người đi tiên phong trong việc phát triển nghệ thuật cộng đồng. Hy vọng vẻ đẹp và sự kỳ thú của phố tranh sẽ vang xa để lại ấn tượng ở trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn và quốc tế.”

Họa sĩ Trần Hữu Nhật gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã không quản ngại trời mưa gió đến với lễ khai mạc.

Đông các phóng viên báo đài đến tác nghiệp.

Người xem đứng tràn cả ra đường để dự khai mạc.

Sau khai mạc là xem tranh. Một số tranh treo trong nhà, cách treo không có gì ấn tượng cho lắm.

Nhưng ấn tượng là những bức tranh được treo dọc hai bên đường.

… trên tường của trường học,

… dọc bãi đất trống bên đường,

… bên trụ điện, dưới gốc thông,

… trước bức tường của khu bia mộ…

Họa sĩ Nguyễn Duy Hiền bên tác phẩm của anh. Anh đã bỏ gần 2 tỷ đồng tiền túi vào dự án phố tranh Festival Huế 2012, và nghe nói đây là số tiền anh dành dụm để xây nhà.

Những bức tranh treo ở đây sẽ được đem bán đấu giá ủng hộ cho các trung tâm nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của thành phố Huế. Theo họa sĩ Duy Hiền, tranh của các anh được bán với giá thấp nhất là 30 USD và cao nhất là 30.000 USD. Với dự kiến buổi đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 8. 4. 2012 nhưng do các doanh nghiệp quá bận trong dịp Festival nên buổi đấu giá của nhóm họa sĩ Zero Studio dự kiến sẽ chuyển vào dịp 1. 6. 2012.

 

Mời các bạn cùng xem một số tác phẩm trong triển lãm phố tranh. 2012 bức tranh (nhiều thế nhỉ?) được treo dọc theo 4km hai bên đường nên không có chú thích tên cũng như kích thước, chất liệu, năm sáng tác.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

 

 

*

Bài liên quan:

– Chúng tôi không điên mà vì chúng tôi yêu Huế
– Làm sao để yêu tranh mà không quăng quật tranh?

– Hãy yêu Huế như Tây “nó” yêu

– Ngán ngẩm Phố Tranh

Ý kiến - Thảo luận

15:41 Tuesday,17.4.2012 Đăng bởi:  vinh đỗ.
Theo tôi không nên bàn nhiều về một lỗi lầm nào đó mà chúng ta hãy cụ thể hơn. Giải quyết vấn đề cần có dẫn chứng. Như mọi người đã biết, những trào lưu trên thế giới ảnh hưởng đến tư duy của từng thời kỳ, trong lãnh vực hội họa thì rất rõ. Ở Việt Nam không ngoại trừ. Nhưng rồi nghệ thuật ở Việt Nam như thể chỉ tái tạo lại xu hướng nghê thuật c
...xem tiếp
15:41 Tuesday,17.4.2012 Đăng bởi:  vinh đỗ.
Theo tôi không nên bàn nhiều về một lỗi lầm nào đó mà chúng ta hãy cụ thể hơn. Giải quyết vấn đề cần có dẫn chứng. Như mọi người đã biết, những trào lưu trên thế giới ảnh hưởng đến tư duy của từng thời kỳ, trong lãnh vực hội họa thì rất rõ. Ở Việt Nam không ngoại trừ. Nhưng rồi nghệ thuật ở Việt Nam như thể chỉ tái tạo lại xu hướng nghê thuật của thế giới vào những thập niên 60, trong khi năm nay là 2012.

Các nghệ sĩ Huế không những không tiếp cận được những sáng tạo của thế giới, mà còn lười học hỏi tìm kiếm, dẫn đến quanh quẩn, bắt trước những hội chứng hiện tượng nào đó trong nước "AO LÀNG", cho đó là mới mẻ, cho đó là CHƠI? Gần đây khoảng một năm trước ở 61 Lý Thái Tổ có đơn vị LUALA đã tổ chức triển lãm hội họa ngoài trời. Mọi người nên xem lại các báo mạng hoặc SOI. Bây giờ vẫn đang triển khai những dự án tiếp theo. Theo thiển ý của tôi, nghệ sĩ huế nên xem cũng mô hình giống mình, nhưng người ta LUALA làm như thế nào? Xem từ những tác phẩm đến ý thức tư duy nghề nghiệp. Đó là còn chưa bàn đến nghệ thuật cộng đồng vì người ta (LUALA) đem cả nhạc thính phòng ra đường để chia sẻ với mọi người, gần sát sàn sạt với công chúng. Đến đây hy vọng 2014 các bạn làm tốt hơn. 
12:50 Tuesday,17.4.2012 Đăng bởi:  le thanh
Ngán ngẩm Phố tranh

Từ miền quê Bà Rịa Vũng Tàu tôi ra Huế vào những ngày Festival để xem cho biết. Thú thật trước 1975 tôi có học vài năm đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, rồi không theo nghề nữa, nhưng vẫn theo dõi những hoạt động mỹ thuật, đặc biệt các hoạt động mỹ thuật ở Sài Gòn.

Ra Huế cái gì cũng lạ, ngoài một số chương trình ở fes
...xem tiếp
12:50 Tuesday,17.4.2012 Đăng bởi:  le thanh
Ngán ngẩm Phố tranh

Từ miền quê Bà Rịa Vũng Tàu tôi ra Huế vào những ngày Festival để xem cho biết. Thú thật trước 1975 tôi có học vài năm đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, rồi không theo nghề nữa, nhưng vẫn theo dõi những hoạt động mỹ thuật, đặc biệt các hoạt động mỹ thuật ở Sài Gòn.

Ra Huế cái gì cũng lạ, ngoài một số chương trình ở festival, tôi có xem một số phòng triển lãm tranh và lần lần làm quen với các anh em họa sĩ; họa sĩ Huế rất dễ mến, gần gũi và nhiệt tình. Tôi thăm một số phòng tranh như sơn mài của họa sĩ Trương Bé, “Lại về lại” của nhóm họa sĩ Sài Gòn, rồi phòng tranh thầy và trò của nhiều thế hệ thầy và trò của trường Mỹ thuật Huế từ năm 1957 đến nay. Tôi rất xúc động vì tranh rất đẹp và rất có hồn, có nghề. Còn một vài cuộc triển lãm khác, vì quá nhiều nên không thể kể hết.

Có người bảo tôi, anh đã lên đường Lê Ngô Cát xem tranh chưa? Tranh để hàng cây số, mẩy ổng vẽ cái gì tui không rõ rồi để ngoài mưa nắng suốt mấy ngày nay chứ không phải treo như ở đây mô.

Tò mò tôi đến nơi thì mới thấy thật là tội nghiệp cho bức vẽ chứ chưa nói là tranh. Chất lượng thì khỏi nói: những họa sĩ này không biết vẽ chứ đừng nói vẽ trừu tượng. Theo tôi hiểu là một họa sĩ khi giỏi rồi mới dám bỏ cái hình đi để đến cái không hình. Với ba họa sĩ này thì đây là một sự đánh đố với chính mình và với người xem. Đi xem một đoạn đường dài gần một cây số, tôi ngán ngẩm tự bảo có đi nữa thì mình sẽ điên mất và tôi có mấy điều băn khoăn để hỏi những người quen:

1.Có phải Huế khát Guiness nên cho các họa sĩ này triển lãm ở một đoạn đường dài đến như vậy?
2. Ba họa sĩ này là ai mà được ưu ái như vậy?
2.Khi triển lãm có duyệt tranh không? Nếu có sao Hội đồng để lọt lưới những tác phẩm tệ hại đến như vậy?

Trong một quán cà phê ở Thành Nội và găp các anh họa sĩ quen đã từng tham gia trong các hoat động mỹ thuật ở Huế, hỏi dò mới biết là việc Hội đồng duyệt tranh là hết sức nghiêm túc. Hội đồng đã dành thời gian để xem 2012 bức tranh của ba tác giả nguyễn Duy Hiền, Trần Hữu Nhật, Nguyễn Hoàng Việt. Hội đồng đã ngán ngẩm khi thấy sự không đúng trong việc kê khai tác phẩm: tác phẩm không tên mà lại chụp nhiều góc trong một bức tranh để được nhiều bức, nghĩa là để khai cho đủ 2012 bức vì thực tế chưa đến 1500 bức. Hội đồng đã kết luận đồng ý cho phép trình làng 105 bức, còn vì sao từ 105 bức mà treo đến hơn ngàn bức như vậy chỉ có trời mới biết! Treo như thế nào thì ai cũng thấy đó là một sự xúc phạm nghệ thuật.

Vào trang soi.com.vn mới thấy có một vị lãnh đạo đến phát biểu khai mạc. Điều đó là tốt, nhưng nếu ông ấy đều tốt với tất cả các cuộc triển lãm thì hay biết chừng nào. Thật tiếc, giá như trước khi phát biểu, ông ấy nên hỏi giới chuyên môn xem có nên cổ súy để họ được nước đòi mở rộng hoạt động ở festival 2014 với những họa sĩ khá tên tuổi như Lương Xuân Đoàn, Chế Công Lộc, Lê kinh Tài, Vĩnh Phối… hay không?

Ôi, sao lắm thứ vậy. Một vài cảm nghĩ về sự đời, lại về vui về với việc cày sâu cuốc bẫm thôi!
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả