Tạp hóa - Xã hội

Bé lợn, lớn bò 24. 05. 12 - 7:27 am

Thành Phong

SOI: Đây là truyện tranh mới của Thành Phong – tác giả “Sát thủ đầu mưng mủ“. Các bạn nên bấm vào từng tranh để xem bản to hơn. Soi hy vọng các họa sĩ có sáng tác truyện tranh, nếu thấy thích hợp với Soi, thấy có thể chia sẻ với người xem thì gửi cho Soi nhé. Cảm ơn họa sĩ Thành Phong rất nhiều.

.


.


.


.


.


.


.


.


.


.


.


.

 

*

Bài liên quan:

– Nghèo cũng phải cho Tèo đi học 
– Bé lợn, lớn bò
 
– Rất nhiều “bảo kê” cho PHÊ NHƯ CON TÊ TÊ

 

Ý kiến - Thảo luận

23:02 Sunday,27.5.2012 Đăng bởi:  HÀI VÃI
Tớ thấy có bài này trên Tiền Phong link: www.tienphong.vn/xa-hoi/578798/Cuoi--trong--nghich--canh-tpp.html
Cười trong nghịch cảnh
TP 27/05/2012 - Tác giả của “Sát thủ đầu mưng mủ” lại vừa gây một trận cười lớn với truyện tranh mang cái tên ngộ nghĩnh “Bé lợn, lớn bò”. Ba nghịch cảnh đương đại được gom lại chỉ trong một câu chuyện không dài với nét vẽ minh họa rất
...xem tiếp
23:02 Sunday,27.5.2012 Đăng bởi:  HÀI VÃI
Tớ thấy có bài này trên Tiền Phong link: www.tienphong.vn/xa-hoi/578798/Cuoi--trong--nghich--canh-tpp.html
Cười trong nghịch cảnh
TP 27/05/2012 - Tác giả của “Sát thủ đầu mưng mủ” lại vừa gây một trận cười lớn với truyện tranh mang cái tên ngộ nghĩnh “Bé lợn, lớn bò”. Ba nghịch cảnh đương đại được gom lại chỉ trong một câu chuyện không dài với nét vẽ minh họa rất trẻ con.
Một bài văn “lạ” của cậu học trò lớp 4, một bài chấm văn “lạ” của cô giáo, và những thực phẩm “lạ” bơm hóa chất hàng ngày được làm ra bởi ông nuôi lợn - bà trồng rau là cha, mẹ những đứa nhỏ.
Con bà trồng rau phát phì vì bị mẹ bắt ăn thịt, cấm ăn rau. Con ông nuôi lợn thì còi như que tăm vì bị bố bắt ăn rau, cấm ăn thịt !
Bài văn tả con lợn của thằng Tèo con ông bán thịt kể thực về câu chuyện chú lợn nhà mình bị bố bơm thuốc to “gần bằng con voi” thì bị cô giáo cho 3 điểm, với lời phê “không phản ánh đúng cuộc sống. Cần tham khảo thêm văn mẫu …” !
Ngày càng nhiều những clip nhạc chế được tung lên mạng, từ chuyện cháy xe, giao thông đến xô đổ cổng trường đưa con vào lớp 1… Nhiều trang mạng do giới trẻ lập ra chỉ để chua chát cười cợt lại những thứ lá cải nhiều báo chí bây giờ đang chạy theo.
Trong khi không ít tờ báo mạng bây giờ luận bàn chuyện quốc gia đại sự lại toàn dùng văn phong, câu chữ lạo xạo, tự nhiên bỡn cợt theo kiểu blog, facebook. Chuyện nghiêm túc, nhưng có những cái tít báo chí giật đùng đùng gây sốc đến mức khó tin.
Nghịch cảnh xã hội đang ngày một nhiều. Một cậu cán bộ bình thường ở một ngành cũng bình thường của tỉnh lẻ nọ, lại sở hữu một khối tài sản đất vườn, cây cối gây choáng cho bàn dân thiên hạ.
Trong khi cấp thứ trưởng bây giờ nhiều người than vãn lương không đủ đi chợ. Còn có cách lý giải nào khác hơn về sự giàu nhanh, giàu vượt ấy, ngoài việc buộc phải liên tưởng đến chuyện bố cậu chàng chính là đương kim Bí thư tỉnh ủy?
Bắt gái mại dâm nghìn đô là người mẫu, ngoài kẻ ma cô dắt mối, thì chỉ có mấy cô chân dài bị phơi hình ảnh, danh tính và bị xử lý, còn các đại gia vung tiền mua dâm thì tiệt không thấy cơ quan điều tra nhắc nhở gì đến?
Đã có quá nhiều những hô hào nghiêm túc, quán triệt nghiêm túc, quy định nghiêm túc. Nhưng khi vào thực tế cuộc sống thì sự nghiêm túc ấy biến mất, hoặc biến tướng do “nói một đằng làm một nẻo”.
Niềm tin vào sự nghiêm túc, nghiêm minh mất theo, rút cuộc tiếng cười đành phải lên ngôi. Cười được đệm nhạc, được vẽ tranh tô màu, cười theo vần vè văn vẻ.
Nhưng là cười ra nước mắt. Biết làm gì hơn?
Trí Quân
Chứ còn gì nữa (hi Em có ý kiến, Hi chú Đăng) 
13:11 Friday,25.5.2012 Đăng bởi:  Trọng Thủy
@Cô giáo Thảo
Cô giáo Thảo hãy khoan dung cho Mỵ Châu nhà em ạ. Lúc nhỏ nàng mải lo tìm lông ngỗng nên “cúp cua” hoài. Bây giờ viết sai chính tả là dĩ nhiên.
...xem tiếp
13:11 Friday,25.5.2012 Đăng bởi:  Trọng Thủy
@Cô giáo Thảo
Cô giáo Thảo hãy khoan dung cho Mỵ Châu nhà em ạ. Lúc nhỏ nàng mải lo tìm lông ngỗng nên “cúp cua” hoài. Bây giờ viết sai chính tả là dĩ nhiên. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả