Bàn luận

Hình như bác muốn ném đá? 19. 06. 12 - 5:14 pm

Mon Kat

Đây là cmt cho bài “Một số thắc mắc quanh triển lãm Vũ Cao Đàm”. Soi xin được đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Xin phép được chèn câu hỏi của Nguyên Bản vào để dễ theo dõi câu trả lời của Mon Kat hơn. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn Mon Kat.

 

Khai mạc triển lãm. Từ trái sang: nhà báo Nguyễn Thế Thanh, bà Mã Thanh Cao – giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nhạc sĩ Võ Đăng Tín, nhà sưu tập Lan Hương – chủ nhân của các bức thạch bản.

 

Tuy em không am hiểu nghệ thuật bằng các bác đã bình luận, nhưng dựa theo thiển ý của em, em xin mạn phép trả lời thắc mắc của bác Nguyên Bản như sau:

1.
“Vì sao giá tranh thạch bản bán ra ở triển lãm này đắt thế? Gấp 20 – 30 lần giá của đấu giá? Hay tranh thạch bản của cô Lan Hương có điểm gì đặc biệt hơn?”

Giá bán trong link của bác Nguyễn Đình Đăng là có đúng hay chưa, chưa có ai đứng ra xác thực. Nếu website này là của nhà Christie hay Sotheby, em không dám lạm bàn, nhưng đây là website của cộng hòa Panama, và theo dạng forum, tính xác thực có lẽ cũng nên phải được phân định rõ ràng trước khi đặt nghi vấn giá cả của tranh.

2.
“Chẳng lẽ cô Lan Hương không có tranh nguyên bản nào của họa sĩ Vũ Cao Đàm sao, mà lần ra mắt đầu tiên này lại chỉ là tranh in?”

Bác nên tìm hiểu kĩ tranh thạch bản là gì trước khi bác đặt câu hỏi này. Dựa theo những gì em đã tìm hiểu, tranh dùng kĩ thuật in thạch bản thì không bức nào giống bức nào và bức nào cũng là nguyên bản, chứ không phải in laser hay off set đâu bác ạ.

3.
“Vì sao trên ảnh thì họa sĩ đã ký tặng cho cô Lan Hương tranh từ lúc ông còn sống và mạnh khỏe, nhưng mãi 12 năm sau khi ông mất, triển lãm mới được tổ chức ở đây? Tôi nghe nói vì thị trường tranh Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Mai Trung Thứ đã bị bão hòa ở nước ngoài rồi (do tranh giả nhiều) nên những người nắm giữ tranh các “mét” mới đem về Việt Nam bán?”

Câu hỏi này của bác, theo em hơi thừa. Việc họa sĩ đã mất bao nhiêu năm và việc bao giờ triển lãm tranh không có liên quan gì đến nhau. Bác mua được đồ tốt không có nghĩa bác phải mang ra khoe ngay khi bác rinh đồ về nhà. Việc mang ra triển lãm thời điểm này hoặc trước đó vốn dĩ không nói lên việc tranh có bán ế ở thị trường nước ngoài hay không. Bác nói thế thì khác gì bảo rằng cái gì mà về Việt Nam thì chỉ khi nào ôi thiu mới về đến Việt Nam. Xin hỏi bác vì sao lại có cái suy nghĩ như thế???

4.
“Trong bài của Soi đăng, ngay khổ đầu tiên có nói, ‘Một phần tiền từ việc bán tranh sẽ được dùng hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học.’ “Một phần là bao nhiêu? Có giống với quảng cáo mua mì giúp bệnh nhi ung thư mà báo chí vừa qua nói nhiều không?”

Dạ cái câu hỏi này em xin thưa bác là, chắc bác không có đi xem triển lãm và cũng không đọc báo. Trong báo có ghi rõ, và ngày hôm đó cũng có công bố là bà Lan Hương đã trích tặng $3900 cho quỹ EDF rồi, cái thắc mắc này theo em là bác không đọc thông tin kịp thời nên mới thắc mắc thế. Mà thật ra chắc bác quen lối làm từ thiện của công ty Việt Nam là đi mua mì nên bác mới hỏi câu này.

Sorry bác nếu em trả lời hơi thẳng thừng trong từng câu bác hỏi. Em chẳng biết gì về tranh và bà Lan Hương có bán được tranh với giá nào em cũng không hưởng lợi gì vì chẳng liên quan đến em. Nhưng em đọc bài bác viết cảm thấy bác “soi” khá kĩ bà Lan Hương và dường như muốn “ném đá” là chính chứ không phải thắc mắc thật sự. Dù cho mục đích của bác là gì, bảo vệ tranh, người mua tranh, hay họa sĩ, thì bác nên tìm hiểu kĩ thông tin trước khi viết bài phê phán bác ạ.

Cuối cùng em còn một ý nữa là thế này: những thứ thuộc về collectible thì giá luôn là thứ không đo lường được. Nếu đã là một và duy nhất, thì giá luôn đẩy lên, chứ không có đi xuống bao giờ, vì càng về sau nó càng thuộc danh sách quý hiếm. Cho nên việc nghe giá 3 đến 5 ngàn mà choáng thì cũng không hiểu là bác hiểu collectible như thế nào. Dẫn trường hợp những con figurines của Star Wars, đối với nhiều người có thể chỉ là thứ không ra gì, nhưng với những người chuyên sưu tầm họ sẵn sàng bỏ cả ngàn, chục ngàn đô để sở hữu. Túm lại là nếu bác đang vinh danh họa sĩ, nhưng lại sẵn sàng định giá một bức tranh chỉ tầm mấy trăm đô thì vấn đề logic ở đây chắc phải xem lại.

Thân,

Mèo Mon

 

*

Bài liên quan:

– Đi Hong Kong mua tranh Việt Nam
– Lần đầu tiên tại Việt Nam: tranh thạch bản của danh họa Vũ Cao Đàm

– Vui đấy, nhưng vẫn buồn với triển lãm Vũ Cao Đàm

– Một số thắc mắc quanh triển lãm Vũ Cao Đàm

– Hình như bác muốn ném đá?

– Bí quyết khi đi mua tranh thạch bản: dùng kính lúp

 

Ý kiến - Thảo luận

14:45 Wednesday,11.7.2012 Đăng bởi:  Dương Hùng
Ôi , các bác đang nghiên cứu giá của 1 tác phẩm nghệ thuật của một họa sỉ bậc thầy hay đang rà soát giá của nhu yếu phẩm thế. Nghệ thuật thì làm gì có giá thị trường hay khung giá hả các bác?
...xem tiếp
14:45 Wednesday,11.7.2012 Đăng bởi:  Dương Hùng
Ôi , các bác đang nghiên cứu giá của 1 tác phẩm nghệ thuật của một họa sỉ bậc thầy hay đang rà soát giá của nhu yếu phẩm thế. Nghệ thuật thì làm gì có giá thị trường hay khung giá hả các bác? 
15:13 Wednesday,20.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@ Mon Kat:

1 - Việc công bố giá hay không bố giá phụ thuộc vào chính sách và chiến thuật của từng nhà đấu giá cũng như hình thức đấu giá (chẳng hạn đấu giá tại nhà đấu giá và đấu giá trên mạng khác nhau). Người ta mất nhiều công sức để nghiên cứu chuyện này. Kết quả cách nào lợi hơn cho cả người mua và kẻ bán phụ thuộc nhiều yếu tố và mô hình.


...xem tiếp
15:13 Wednesday,20.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@ Mon Kat:

1 - Việc công bố giá hay không bố giá phụ thuộc vào chính sách và chiến thuật của từng nhà đấu giá cũng như hình thức đấu giá (chẳng hạn đấu giá tại nhà đấu giá và đấu giá trên mạng khác nhau). Người ta mất nhiều công sức để nghiên cứu chuyện này. Kết quả cách nào lợi hơn cho cả người mua và kẻ bán phụ thuộc nhiều yếu tố và mô hình.

Có thể tham khảo vài nghiên cứu tại đây:

http://www.cerog.org/lalondeCB/CB/2003_lalonde_seminar/walley.pdf

http://www.u.arizona.edu/~martind1/Papers-Documents/idia.pdf

2) Estịmated price là giá ước lượng trước khi đem ra đấu giá. Còn realized price là giá thực sự bán được tại phiên đấu giá. Realized price thông thường bao gồm cả phí mà người mua tham gia đấu giá phải trả.

Ví dụ một bức tranh có giá ước lượng (estimated price) khoảng 15,000 - 20,000 USD, nhưng khi đem ra đấu giá có khi bán được 30,000 USD, nhưng cũng có khi chỉ được 10,000 USD (realized price). Có bức tranh không có ai mua tại phiên đấu giá. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả