Bàn luận

Gossip cuối tuần: Ta không lạc hậu, chỉ có chúng biến thái 09. 08. 12 - 10:44 pm

Kit & Kat

 

Kit: Tuần qua văn hóa có gì hay không Kat?

Kat: Cũng có mấy việc, đa phần đều là than thở. Nào là một lô các văn nghệ sĩ đua nhau lên báo chê Hà Nội nay không bằng Hà Nội xưa, người Hà Nội nay nhiều tiền nhưng kém văn hóa, Hà Nội giờ nhiều hàng hiệu thời trang nhưng thiếu hiệu sách quốc tế v.v… Rồi lại bắt đầu một chiến dịch lên án sự thô bỉ hóa tiếng Việt của đại bộ phận thanh niên, với điển hình là cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”.

Kit: Quyển ấy vui chết được. Tôi phải mua năm cuốn để tặng mọi người đấy. Một cuốn để riêng ra, cho vào hộp gốm, chôn trong vườn, 100 năm nữa đời sau mở ra cho biết cuộc sống thời nay, giống cái thư gửi đời sau của UBND TP Hà Nội làm ấy.

Kat: Hay nhỉ. Mà anh nói ý đấy tôi mới thấy, ít nhất quyển sách đấy cũng làm được một việc là sinh động và trung thực ghi lại ngôn ngữ thời nay, điều mà các nhà ngôn ngữ học mũ cao áo dài ăn lương nhà nước ở Viện Ngôn ngữ học hay gì gì đấy chưa hề làm được.

Kit: Các vị ấy chỉ giỏi ghi lại “tử ngữ” thôi, hoặc “ngữ dậm chân tại chỗ”, “ngữ muôn đời cũ”…

Kat: Cũng có thể các vị ấy sợ nếu không ném đá quyến ấy trước, dân tình ca ngợi rồi đến các cấp lãnh đạo thích thú, khi ấy mới quay ra hỏi họ là ơ thế mấy chục năm nay các anh làm gì, suốt thời đổi mới 1990, thời ký nguyên mới những năm 2000 ngôn ngữ biến đổi rất nhiều, rất đa dạng mà sao các anh không ghi chép lại, để đến bây giờ cháu Nguyễn Thành Phong làm việc này cho thời nay chúng tôi mới nhớ ra và hỏi tội các anh. Có phải vì thế mà họ ném đá không?

Kit: Không biết được. Các nhà “tử ngữ” thì thấy cái gì làm ngôn ngữ nhúc nhích, cái gì làm ngôn ngữ lung linh là ném đá thôi… Thế mấy ông văn hóa lên báo phê phán tiếng Việt ngày nay thô bỉ hóa thế nào Kat?

Kat: Họ phê phán lối nói “bãi bia”, thí dụ như hai anh uống bia với nhau, một anh bảo: “Tớ uống thế thôi không lại ác dê nôn với li vờ phun đấy“.

Kit: Thì sao nào? Nói thế với nhau nó vui chứ! Chứ các ông ấy muốn họ phải nói câu ấy ra sao, theo Kat?

Kat: Tôi nghĩ người viết muốn hai anh nhậu phải nói: “Tôi uống thế thôi không sẽ bị nôn, phun ra ồng ộc.” Có phải thế không nhỉ? Nghe kinh hơn “ác dê nôn” với “li vờ phun” đấy chứ? Hoặc như nói “Tôi sắp vào toa let gặp em Huệ” nghe sẽ đỡ kinh hơn nhiều so với “tôi sắp nôn” trước mặt mọi người đang ăn uống chứ?

Kit: Tôi thấy hai anh nhậu mà nói được cái câu “ác dê nôn với li vờ phun” thì quá vui, vừa tinh tế hóa, đỡ kinh, vừa ghép được văn hóa túc cầu vào. Còn gì bằng. Tôi lại nhớ cảnh nhiều Việt kiều về nước, ra Hà Nội chơi, họ thích nhất là được ngồi quán chè chén, nghe người ta nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ sống động của cuộc sống đang chảy trôi. Những câu như “ngất ngây con gà tây”, “ngon lành cành đào” tôi thấy rất duyên dáng, vừa ghép được vần vèo vào (truyền thống tiếng Việt mình chả thích vần là gì), vừa một công đôi việc, làm cho từ ngữ đi cặp với nhau, giới thiệu một lúc được mấy danh từ…

Kat: Tôi cũng thấy vậy. Ngoài ra những cách dùng trên mạng mà tác giả phê phán, ví dụ như yêu viết thành iu, theo nghĩa là đáng yêu, thì nghe biểu cảm và tránh hiểu lầm thành cái gì đó nặng nề cũng được chứ nhỉ, sao phải phê phán. Chẳng phải có những khi chúng ta muốn nói chữ “yêu” nhưng nói thẳng chữ ấy thì lại hơi “nặng” sao? Chữ “iu” trong trường hợp này là một giải pháp tốt đấy chứ!

Kit: Các ông tử ngữ học ấy điên rồi. Ngôn ngữ có tính đặc thù về mặt địa điểm, hoàn cảnh của nó. Ai bảo các ông ấy đọc trộm tin nhắn của con cái không hiểu, rồi tức. Dĩ nhiên khi viết một câu như “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”, tự chúng nó cũng biết là sẽ không điên mà viết “iu tổ quốc, iu đồng bào”. Bối cảnh nào thì sẽ có thứ ngôn ngữ ấy. Ngồi bãi bia thì nói kiểu bãi bia, chẳng lẽ nói giọng giao ban? Thế mà cũng lo.

Kat: Ấy, thế mà các ông ấy bảo nói thế là lai căng, mất tính dân tộc, rồi còn lo rằng với cái đà này tiếng Việt mất rồi nước cũng mất luôn.

Kit: Gớm, đúng là các vị văn hóa học gàn dở, lạc hậu, vì không theo kịp đời sống nên chê nó đi hấp tấp! Anh đọc Số Đỏ rồi chứ nhỉ, một trong những điểm làm nó hấp dẫn là vì cái ngôn ngữ lưu manh của thời ấy được Vũ Trọng Phụng đưa vào, rất tự nhiên mà thành ra “sử ngôn ngữ” đấy anh ạ. Giờ đọc lại thấy cả một thời hiện ra mồn một.

Kat: Ừ, mà rõ ràng bây giờ nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn tâm đắc nhắc lại cái cách dùng từ của cái thời lai căng ấy như là một cách sử dụng từ ngữ rất sinh động cơ mà. Như kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi“, “em chã” (rành là phát âm sai nhé), hay “bán sử nữ“… Hay các nhà ngôn ngữ học nhà mình mắc bệnh hoài cổ, phải cái gì ngày xưa mới là tốt?… Mà lập luận của tác giả bài này cũng thật kỳ quái, mâu thuẫn. Bên trên bài thì gọi những biến hóa trong ngôn ngữ là biến thái. Ở cuối bài lại kết bằng trích dẫn một ông nhà văn Mỹ. Ông này lên án sự sử dụng sáo mòn tiếng Anh gốc nhập từ châu Âu, và khuyến khích việc tìm tòi sáng tạo. Ông ấy nói (và tác giả của chúng ta lặp lại trong bài): “Chúng ta là nhà văn Mỹ… Thất bại trong việc sáng tạo ra cái độc đáo vẫn tốt hơn là thành công trong việc bắt chước“. Thế tức là cứ cho là việc mày mò, sinh động hóa ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay có thất bại đi, thì ít nhất trong đống sản phẩm đấy cũng sẽ có cái độc đáo, tồn tại được; và việc biến hóa thêm thắt ấy phải tốt hơn việc cứ dùng đi dùng lại không mở rộng ngôn ngữ của các cụ từ xưa chứ.

Kit: Thì tôi đã bảo anh mà, tác giả này, cũng như nhiều nhà văn hóa học, tử ngữ học, vì lạc hậu nên ganh tị với đời sống, với bọn trẻ. Cũng có khi chính họ còn trẻ, nhưng vì họ không tóm được đời sống nên chê đời sống “còn xanh”. Lập luận của họ thành ra lúng túng, nói cho có tiếng nói, giá trị chẳng biết căn cứ vào đâu thì lấy giá trị của một ông nhà văn Mỹ hoặc của “các cụ ta”. Họ lấy an toàn lên hàng đầu, thảo nào suốt mấy chục năm chẳng có nổi một cuốn từ điển tiếng Việt cho sinh động. Giả sử một người chết từ thời đầu thế kỷ, có đội mồ sống dậy vẫn có thể dùng đúng cuốn từ điển mới sản xuất năm kia.

Kat: Tóm lại là tư duy logic không có, việc chuyên môn cũng chẳng làm được cho ra trò, ngồi một chỗ mà hoài cổ rồi hằn học bắt bẻ. Khi phê phán thì lập luận tự mình đá mình thế, đòi đá ai bây giờ?

Kit: Đá đời thôi. Đó là nghề của nhiểu người làm văn hóa nước ta hôm nay. Đau đời, hoài cổ là bệnh của họ, không làm gì cả, chỉ than, cứ làm như thể mình sinh bất phùng thời. Mà cái thời nào hình như bọn làm văn hóa cũng đáng ghét như thế thì phải. Là một bọn mà nói như dân gian thì “không sát thủ đầu vẫn mưng mủ”. Rồi đến 20 năm nữa, một bọn làm văn hóa lại nuối tiếc văn hóa của chúng ta cho mà xem, rồi lại khen những mưng mủ, cành đào, gà tây là hay, là biến hóa, là sinh động… Tin tôi đi, cứt ngày hôm nay sẽ là thức ăn của (các nhà) văn hóa học dỏm ngày mai.

Kat: Phải nói “Chất bài tiết của ngày hôm nay sẽ là món ẩm thực của các nhà văn hóa học dỏm ngày mai” mới là “có văn hóa” anh ạ. Đừng cứt đái nữa, kinh quá!!!

Kit: Vâng, tùy anh. Anh dùng từ nào cũng được, miễn giữ nguyên bản chất thối cho tôi nhờ.

 

*

Bài tương tự:

– Gossip cuối tuần: Phản cảm! Cẩn thận với các Lão Hồng Vệ Binh!
– Gossip cuối tuần: Niềm vui hoang dã của người làm văn hóa

– Gossip cuối tuần: Gửi kẻ cắp, gửi bà già, và gửi Bộ Văn hóa

– Gossip cuối tuần: Đừng tưởng thời xưa đã tốt lành hơn về đạo đức. Nhưng…
– Gossip cuối tuần: Ai phải xấu hổ? Thu Minh hay báo chí?

– Gossip cuối tuần: Hán hóa rồi thì đến Hàn hóa…

– Gossip cuối tuần: Noi theo Phạm Ngà? Bám theo Phạm Ngà?

– Gossip cuối tuần: Vẽ gì khi người mua hết tiền?

– Phạm Ngà – khi cá mập muốn sống theo nước lợ

– Gossip cuối tuần: Có nên chịu chết đợi nhà phê bình?
 
– Gossip cuối tuần: Ta không lạc hậu, chỉ có chúng biến thái
 
– Gossip cuối tuần: Khẩu hiệu mới cho những người chống Tàu

 

*

Kit & Kat:

- Gossip cuối tuần: Phản cảm! Cẩn thận với các Lão Hồng Vệ Binh!

- Gossip cuối tuần: Niềm vui hoang dã của người làm văn hóa

- Gossip cuối tuần: Gửi kẻ cắp, gửi bà già, và gửi Bộ Văn hóa

- Gossip cuối tuần: Đừng tưởng thời xưa đã tốt lành hơn về đạo đức. Nhưng…

- Gossip cuối tuần: Ai phải xấu hổ?
Thu Minh hay báo chí?

- Gossip cuối tuần: Hán hóa rồi thì đến Hàn hóa…

- Gossip cuối tuần: Vẽ gì khi người mua hết tiền?

- Gossip cuối tuần: Noi theo Phạm Ngà? Bám theo Phạm Ngà?

- Gossip cuối tuần: Có nên chịu chết đợi nhà phê bình?

- Gossip cuối tuần: Ta không lạc hậu, chỉ có chúng biến thái

- Gossip cuối tuần: Khẩu hiệu mới cho những người chống Tàu

Ý kiến - Thảo luận

11:32 Monday,13.8.2012 Đăng bởi:  Phùng Tiểu Nhật
Bài viết rất hay và rất đúng dù có phần thô bạo. Lâu nay tôi cũng bức xúc vì sao người ta cứ chê trách ngôn ngữ bình dân. Tôi nghĩ đất nước nào cũng cần có một thứ ngôn ngữ bị gọi là "bá đạo". Ngôn ngữ này song hành với thứ ngôn ngữ đã chết khô trong các văn bản chính thống. Thứ ngôn ngữ "bá đạo" này phản ảnh chính cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Các n
...xem tiếp
11:32 Monday,13.8.2012 Đăng bởi:  Phùng Tiểu Nhật
Bài viết rất hay và rất đúng dù có phần thô bạo. Lâu nay tôi cũng bức xúc vì sao người ta cứ chê trách ngôn ngữ bình dân. Tôi nghĩ đất nước nào cũng cần có một thứ ngôn ngữ bị gọi là "bá đạo". Ngôn ngữ này song hành với thứ ngôn ngữ đã chết khô trong các văn bản chính thống. Thứ ngôn ngữ "bá đạo" này phản ảnh chính cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Các nhà ngôn ngữ học có nhiệm vụ nắm bắt, ghi lại nhật ký biến đổi của thứ ngôn ngữ ấy. Nhưng các nhà ngôn ngữ học Việt Nam không làm được. Thay vì ghi lại, nghiên cứu, so sánh, họ chỉ biết chỉ trích. Nuôi họ thực là tốn cơm. 
13:51 Friday,10.8.2012 Đăng bởi:  Trần Đức Như Không
Xem ra chữ chữ đều là máu._ Gian khổ mười năm vẫn bình thường.
...xem tiếp
13:51 Friday,10.8.2012 Đăng bởi:  Trần Đức Như Không
Xem ra chữ chữ đều là máu._ Gian khổ mười năm vẫn bình thường. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả