Nghệ sĩ Việt Nam

Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy… 17. 08. 12 - 12:52 am

Linh Cao

SOI: Đây là cmt cho bài Khi sự “khéo” làm giảm sự hấp dẫnSoi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Cũng cuốn sách này, trên Hanoi Grapevine có một bài. Tuy nhiên bài này mới chỉ có bản tiếng Anh, chừng nào có bản tiếng Việt, Soi sẽ xin phép để post lại.

Tranh của David Rowe

 

Tôi xin góp thêm vài nhận xét từ con mắt đọc sách của người làm gallery, bổ sung cho comment của bác Thanh.

Thứ nhất, khái niệm contemporary theo tình hình mỹ thuật Việt Nam phải được hiểu theo nghĩa những nghệ phẩm và nghệ sỹ mốt nhất, mới nhất, đang nổi đình nổi đám thời thượng, và được giới mua tranh buôn tranh bán tranh nhắc tới săn lùng nhiều nhất, với điều kiện quan trọng là phong cách theo lối đương đại, “theo tinh thần của thực hành đương đại”. Trên thực tế, kể cả sắp đặt trình diễn hay popart đều đã lỗi thời ngay tại một nước chậm chạp như chúng ta, contemporary phải được nhận diện bằng những tín hiệu riêng, buồn thay nó luôn bị nhuốm màu lai căng. Họa sỹ đương đại của chúng ta khi thì giống Tàu, khi chạy theo Tây, bác nào có bản lĩnh thì đã quá già và sáng tác rơi vào chủ nghĩa hiện đại lúc nào không hay!

Vậy nên cái dở nhất của cuốn sách anh Trung chị Hương vừa in là nó na ná như một catalogue cách đây nhiều năm, vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy, mà hoàn toàn vắng bóng hay tệ hơn là cố tình gạt ra những phong cách trẻ trung tràn đầy năng lượng, những cai tên hot nhất, thành tựu nhất luôn được nhắc đên kèm theo giá bán cao ngất ngưởng không phải do ăn may, mà nhờ lao động đáng đươc ghi nhận.

Có phải do hai tác giả quá già hay quá thiếu thông tin, nên không hề tham khảo cả một hệ thống gallery và sưu tập hùng mạnh vẫn chăm chú theo dõi các sáng tác sát sao hơn bất cứ nhà phê bình chưa bao giờ bỏ một xu ra mua tranh mua tượng nào?

Thứ hai, ngoài phần phê và bình yếu kém như bác Thanh đề cập, tôi còn xót xa vì chất lượng in và cách design sách quá kém, mỗi tác giả đôi ba trang ỉu xìu như từ một đất nước bị cấm vận và nghèo đói kinh niên vậy. Sách in tiếng Anh là để thế giới đọc, một tuyển tập sách tranh mang tầm vóc chính thống mà trông buồn quá. Ngữ pháp có thể chấp nhận đôi ba thiếu sót, nhưng quyển sách cần sang trọng và nhiều học thuật hơn. Thà rằng có ít sách, nhưng ra quyển nào giá trị quyển ấy, một lời phê bình hay còn nặng hơn nghìn trang vô nghĩa! Cá tính nghệ sỹ sợ nhất là bị cào bằng, bị xếp hàng một hai bước đều, xem các cuôn sách của Hội mỹ thuật đã toát mồ hôi, xem cuốn Contemporarycủa anh chị, khối artist mừng vui vì cái tên và cái mặt mình không phải nằm trong list ấy.

Cụ Thái Bá Vân sinh thời có viết khen chê, nhưng không buộc mình vào một tên tuổi nào. Đến thế hệ thầy Thượng thầy Quân cũng chỉ thì thầm nhấp nhô vài lứa học trò vài bạn hàn sỹ! Cái chết của nghề làm lý luận phê bình nước mình là chẳng ai chịu quên mình vì sự nghiệp của kẻ khác, và chẳng mấy ai công tâm vun đắp cho cái Tài nào ngoài bản thân.

Mỗi cuốn sách sau khi xuất bản sẽ có đời sống riêng, mỗi nhân sỹ dù có được tung hô hay không vẫn có lộ trình riêng, thân phận riêng. Tôi chỉ e rằng những tác phẩm chưa được chụp ảnh, những cái tên chưa được biết đến, lại là nơi cất giữ những giá trị đích thực, mà chúng ta cứ phải chờ đến lúc không còn tính đương đại nữa mới biết mà yêu quý và chạy theo !!!


Hà Nội, 15. 8. 2012

 

*

Bài liên quan:

– 28. 7: Bùi Như Hương và Phạm Trung ra mắt sách mỹ thuật đương đại Việt (bản tiếng Anh)   
– Khi sự “khéo” làm giảm sự hấp dẫn

– Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

– “Nghệ thuật Việt Nam đương đại 1990-2010”: Xứng đáng được vinh danh ở mức cao nhất

– Định nghĩa hay mô tả nghệ thuật đương đại? – Về bình luận của Ilza Burchett cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam”

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

13:23 Wednesday,22.8.2012 Đăng bởi:  admin
Bạn Nguyễn Huy: Bài của bạn sáng mai lên nhé. Nếu có hình minh họa nào bạn cần đưa vào, xin gửi cho soi về soihouse.
...xem tiếp
13:23 Wednesday,22.8.2012 Đăng bởi:  admin
Bạn Nguyễn Huy: Bài của bạn sáng mai lên nhé. Nếu có hình minh họa nào bạn cần đưa vào, xin gửi cho soi về soihouse. 
10:23 Friday,17.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Chưa nói tới sách hay các tác zả này, zưng mờ chị Linh CAO ơi, có nhẽ “từ con mắt đọc sách của NGƯỜI-làm-GALLERY” nên chị em đã có phần oánh-zá nghệ thuật đương đại Việt hơi-bị-lạ-zo-nhòm-từ-ô-cửa-sổ-phòng-tranh chăng?

Chị bảo 1: “khái niệm contemporary theo tình hình mỹ thuật Việt Nam PHẢI ĐƯỢC hiểu theo nghĩa những nghệ phẩm và nghệ sỹ MỐT nhất, M
...xem tiếp
10:23 Friday,17.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Chưa nói tới sách hay các tác zả này, zưng mờ chị Linh CAO ơi, có nhẽ “từ con mắt đọc sách của NGƯỜI-làm-GALLERY” nên chị em đã có phần oánh-zá nghệ thuật đương đại Việt hơi-bị-lạ-zo-nhòm-từ-ô-cửa-sổ-phòng-tranh chăng?

Chị bảo 1: “khái niệm contemporary theo tình hình mỹ thuật Việt Nam PHẢI ĐƯỢC hiểu theo nghĩa những nghệ phẩm và nghệ sỹ MỐT nhất, MỚI nhất, đang NỔI đình nổi đám thời thượng, và ĐƯỢC giới mua tranh buôn tranh bán tranh NHẮC tới SĂN LỪNG nhiều nhất, với điều kiện quan trọng là phong cách theo lối đương đại, “theo tinh thần của thực hành đương đại”…”

Ới zời chị ơi:

- cái “KHÁI NIỆM contemporary theo tình hình mỹ thuật Việt” thiệt sự là chi hè? (cái công-tằng-bọ-là-thí thực chất đã vay mượn từ các anh-Tây rùi, chả hiểu cái mợ công-tằng theo tình-hình-làng-mình cứ phải có KHÁI NIỆM khác a?)

- “contemporary... mỹ thuật Việt Nam…. những nghệ phẩm và nghệ sỹ MỐT nhất, MỚI nhất, đang nổi đình nổi đám thời thượng, và được giới MUA tranh BUÔN tranh bán tranh nhắc tới SĂN LÙNG nhiều nhất…” thực chất là vậy chăng?
(thế những nghệ sĩ làm pơ-fỏm-mần và in-xờ-tô-lấy-xần thì có ma GALLERY nào máu tầm – mua – săn không ạ? họ có phải là mốt-mới-nổi không ạ?)

- “phong-cách theo-lối đương đại” nghe ngại ngùng thế nào ấy ạ (vì nhà cháu nghĩ “phong cách” đã-tức-thì-có-nghĩa-rằng-là “theo lối” rồi, phỏng ạ)

- rất u minh cái “tinh thần của thực hành đương đại” (cháu mới chỉ nghe nhõn có cái “tinh-thần-thời-đại” thôi ạ).


Chị bảo 2: “… contemporary phải được nhận diện bằng những tín hiệu riêng, buồn thay nó luôn bị nhuốm màu LAI CĂNG…”

Ơ kìa chị ơi, thời toàn-cầu-hóa mà chị Linh-CAO lại vưỡn cứ cầu-toàn-hóa lo lắng sợ hãi cái “lai căng” (zống tư zuy lãnh Hội và ban tuyên úy thế) thì hẳn chị cố níu-bấu-víu-vít những cái-gọi-là “BẢN SẮC” việt để nâng tầm tranh pháo đương bài bán trong các gallery nước nhà chăng?

Ban-căng ghê gớm !

Chị bảo 3: “cả một hệ thống gallery và sưu tập hùng mạnh vẫn chăm chú theo dõi các sáng tác sát sao…”

Hượm cái chị ơi, có nhẽ chị đang nhầm về hệ thống của nước Anh-cát-lợi hay bên Nữu-ước chứ làng cháu quê cháu làm zì có HỆ THỐNG GALLERY HÙNG MẠNH với lại HỆ THỐNG SƯU TẬP HÙNG MẠNH ạ? Làng cháu cũng có đầy gallery và các sưu tập za đấy nhưng gallery xú thì lắm và các nhà sưu tập thì vốn hẻo nên bộ sưu tập của họ cũng èo uột lắm nên còn rất-lâu-lâu nữa họ mới đủ trưởng-thì đi đến độ HÙNG-và-MẠNH nhưng thực quả là đã rất-lâu-lâu rồi họ tỏ thói HÙNG-HỔ và NỔ quá chời…

Một-tấc-tới-zời ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả