Bàn luận

Xem TAY (anh Thông) chỉ thấy MẶT (anh Bình) 24. 10. 12 - 10:10 pm

Tòng Nguyễn

 

Tôi vừa đọc xong bài của phóng viên (kiêm nhiếp ảnh gia?) Xuân Bình. Có lẽ Soi đã post lên theo lời dẫn link của Phạm Huy Thông trong cmt và để mời gọi mọi người thảo luận, chứ về phong cách, tôi thấy hoàn toàn khác các bài mà Soi vẫn chọn đăng.

Đầu tiên: Xuân Bình khoe bản thân nhiều quá. Đọc vào chỉ thấy những “tôi” là “tôi”. Một cái tôi trầm ngâm, dẫn ra đủ thứ các nền văn hóa, các thứ kiến thứ, các ông kễnh. Tất cả chẳng minh họa cho điều gì cả. Ngay cả lời hứa của Xuân Bình ở đầu bài, được thể hiện bằng một lối văn cầu kỳ: “Tôi đã nhận về, đang hấp thụ, sẽ tiếp tục suy nghiệm và thử có vài dự đoán về một hiện tượng Phạm Huy Thông” cũng bị chính Xuân Bình quên mất. Đọc đến hết bài vẫn không thấy Xuân Bình dự đoán gì về “hiện tượng” Thông. Thậm chí mệnh đề mở đầu rất đao to búa lớn: “… ấn tượng mạnh nhất với tôi chính là câu chuyện về sự xê dịch trong không gian địa lý, chuyển dịch trong cảm xúc và biến dịch từ nhận thức của tác giả” cũng không được triển khai sau đó, khiến người đọc không hiểu: Thông xê dịch trong không gian địa lý thế nào? Thông chuyển dịch trong cảm xúc là chuyển dịch từ đâu sang đâu? Biến dịch từ nhận thức là cái quái gì?

Đọc cái đoạn Xuân Bình tự ngắm mình đi xem tranh:

“Tôi có thói quen đến các triển lãm sau ngày khai mạc. Trước mỗi tác phẩm, tôi thường nhắm mắt rất lâu sau vài phút quan sát tỷ mỉ. Người thưởng ngoạn chủ đích bỏ ngỏ ngôi nhà tinh thần của mình để cho từng bức tranh tự gõ cửa và đi vào những căn phòng, khoảng trống nằm sâu đâu đó bên trong. Sự vắng lặng, yên tĩnh của phòng tranh cộng hưởng tâm trí không màu và bộ nhớ đã tự cho phép gạn lọc lại những nét, mảng mà nó cần. Diện tích của không gian đó rộng hay hẹp, kích cỡ lớn hay nhỏ, đẹp hay xấu là tùy khả năng khai mở của tác phẩm và tác giả.”

Hội chứng Narcissus đây, quá say mê mình, không sợ biến thành hoa thủy tiên sao Xuân Bình? Yêu mình đến mức nói những lời vô nghĩa. Như người say mê âm thanh phát ra từ chính cổ họng mình, chỉ cần ngân nga mà tưởng thế là đã có tác dụng diệu kỳ với người nghe.

Nhưng Xuân Bình cũng có khả năng viết chính luận. Anh có thể viết những đoạn văn sau, đọc hệt như những lời thiết tha trong các vở chèo xã hội, với một nhân vật nam bức xúc nói lên bổng xuống trầm:

“… Môi trường sống xô đẩy nhân tính đảo điên, văn hóa suy thoái. Xung đột biên giới, chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế… trở thành căn bệnh kinh niên trên toàn cầu. Những khát thèm tiền lực, quyền lực vẫn ngự trị thế giới và luôn tấy lên cơn đau nhức từ mỗi tế bào của những kẻ ác quỷ mang một phần hình hài con người. Đồng tiền tạo tác nên một thế giới mới kỳ quái đến mức khó tưởng tượng…”

Rồi sau đó, anh kết một câu:

“Những xung động quá lớn đó mau chóng thúc đẩy Phạm Huy Thông thoát bỏ cái duy mỹ và trở thành cây cọ chính luận.”

Phạm Huy Thông là cây cọ duy mỹ hồi nào vậy? Có ai nhớ ra không? “Có” hồi nào mà để “thoát ra” và “trở thành”? Không thể bảo một sinh vật là “trở thành ếch” một khi nó chưa từng là nòng nọc.

Tôi cho rằng, bệnh nặng nhất của Xuân Bình là bệnh khoe. Anh khoe những cái tên anh đọc, khoe những vùng đất anh qua, khoe những miền văn hóa anh nghe nói tới… Tất cả tiếc thay, đều lợt nhợt, vụn vặt, chẳng đầu chẳng đũa, chẳng ăn nhập gì, chỉ cốt để khoe, có gì đấy gần giống với câu chuyện “lợn cưới, áo mới” mà chúng ta vẫn hay nghe người lớn trong nhà đùa.

Tóm lại, Phạm Huy Thông đã có một bài của một người đi xem tranh mình về viết. Xuân Bình thì đã tóm được Phạm Huy Thông để làm đạo cụ khoe chữ. Cả hai đều thắng, chỉ có người đọc là thua.

*

(Tên bài do Soi đặt)

 

**

Bài liên quan:

– TAY của Phạm Huy Thông đã vươn tới Sài Gòn   
– Xem TAY thấy Mất Mặt

– Xem TAY (anh Thông) chỉ thấy MẶT (anh Bình)

 

Ý kiến - Thảo luận

9:02 Sunday,28.10.2012 Đăng bởi:  hung

Gửi Soi mến. thật không vui khi viết thế này, mong Soi giúp đỡ, dạo này vào Soi thấy các bài đăng thật không sao hiểu [nói tế nhị]. Mình muốn được xem quá trình làm việc của các tác giả thôi, chứ nghe nói và phê bình không có được. Mình rất tâm đắc với
...xem tiếp

9:02 Sunday,28.10.2012 Đăng bởi:  hung

Gửi Soi mến. thật không vui khi viết thế này, mong Soi giúp đỡ, dạo này vào Soi thấy các bài đăng thật không sao hiểu [nói tế nhị]. Mình muốn được xem quá trình làm việc của các tác giả thôi, chứ nghe nói và phê bình không có được. Mình rất tâm đắc với những bài dịch mang kiến thức rộng. Mà dạo này không thấy anh Nguyễn Đình Đăng đăng bài nữa có phải anh giận không nhỉ?

 
7:40 Thursday,25.10.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Các bạn ơi, tớ không trả lời được hết thảy mọi người. Các bạn ném đá cứ ném đi, tớ đón nhận hết, vì dù gạch vỡ gạch vụn thì nhiều, nhưng có thể sẽ lòi ra vài viên gạch nguyên vẹn tử tế, biết đâu sau này xây được thành cái gì đó.

Hé lộ thêm một tí để coi như là làm PR nè: tớ tạm nghỉ bộ tranh Tay một thời gian, từ giờ đến cuối năm sẽ tập
...xem tiếp
7:40 Thursday,25.10.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Các bạn ơi, tớ không trả lời được hết thảy mọi người. Các bạn ném đá cứ ném đi, tớ đón nhận hết, vì dù gạch vỡ gạch vụn thì nhiều, nhưng có thể sẽ lòi ra vài viên gạch nguyên vẹn tử tế, biết đâu sau này xây được thành cái gì đó.

Hé lộ thêm một tí để coi như là làm PR nè: tớ tạm nghỉ bộ tranh Tay một thời gian, từ giờ đến cuối năm sẽ tập vẽ lại chân dung, vừa là thử nghiệm, vừa là giải lao, sạc pin cho não. Nhất là sẽ tập vẽ phụ nữ, trước tới giờ rất kém vụ vẽ phái yếu. Bộ tranh sau hoặc gối đầu lên bộ tranh Tay sẽ toàn phụ nữ mà.

Về phần chân dung, tớ sẽ (1) vẽ từ ký hoạ giống như các ký hoạ cho tranh sơn mài mà các bạn thấy trên FB. Hoặc một lối khác là (2) lấy ảnh chụp rồi làm "đồ hoạ vi tính" chế thành tranh sơn dầu, acrylic. Vậy mong các bạn ủng hộ bằng cách mời tớ cà phê sáng cho phương án 1, vẽ không giống ráng chịu. Hoặc các bạn chọn những ảnh chụp chân dung các bạn, ưu tiên những ảnh có độ tương phản cao gửi về hòm thư của tớ thonghello@yahoo.com để làm phương án 2 . Nếu tốt, tớ sẽ liên lạc và tìm các thông tin phụ trợ khác để làm tranh. Tốt nhất là vừa cà phê sáng pa1, vừa gửi ảnh pa2. Cám ơn nha. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả