Nhiếp ảnh

Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh 05. 11. 12 - 6:21 am

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Kikuji Kawada sinh năm 1933 tại tỉnh Ibaraki. Ông tốt nghiệp tại trường đại học Rikkyo vào năm 1955, với tấm bằng… kinh tế (giống Shomei Tomatsu).

 

Lúc còn là sinh viên, Kawada gửi một tác phẩm đi dự thi giải nhiếp ảnh trên tạp chí cho vui, nhưng không ngờ nhiếp ảnh gia Ken Domon phát hiện thấy tài năng của Kawada và khuyến khích ông theo nghề từ đó. Trong hình là tác phẩm “Cụ già 90 tuổi người Nhật”, do Kawada chụp.

 

Sau khi tốt nghiệp, Kawada làm tại nhà xuất bản Shinchosha. Năm 1959, ông chuyển sang làm nhiếp ảnh gia tự do. Cùng năm đó, ông cùng với Eikoh Hosoe, Ikko Narahara và một số người khác lập nên Vivo. Trong hình là tác phẩm “Cờ Nhật”, do Kawada chụp.

 

Giống nhiều nhiếp ảnh gia khác, Kawada lấy cảm hứng từ những dư âm của cuộc chiến, đặc biệt là tại vùng đất Hiroshima/Nagasaki bị trúng bom nguyên tử. Trong ảnh: tác phẩm “Dư âm của bom và dòng sông Ohta” do Kawada chụp.

 

Kawada thực sự nổi tiếng sau khi chụp series ảnh Chizu (tạm dịch “Bản đồ”) về các vết sẹo chiến tranh của nước Nhật. Đến tận hôm nay, Chizu vẫn là series gắn liền với tên tuổi của Kawada. Trong hình là tác phẩm “Sắt vụn” của series Chizu.

 

Tác phẩm “The Map: Trần mái vòm của đài tưởng niệm bom nguyên tử: vết bẩn và gỉ sét” trong series Chizu.

 

Ngoài ra, ông còn vài series nổi tiếng khác như Sacre Atavisism và Castle of Ludwig II. Trong ảnh là tác phầm “Người phụ nữ của Sankt Pauli” thuộc series Sacre Atavism.

 

Năm 1996, Kawada nhận được Giải thưởng Thường niên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Nhật Bản cho tác phẩm The Last Cosmology và Giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vào năm 2004. Trong hình: Di ảnh và áo của một quân nhân thuộc đội đặc nhiệm, do Kawada chụp.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: mới mẻ, siêu thực, và trần trụi

 

Ý kiến - Thảo luận

17:38 Monday,5.11.2012 Đăng bởi:  admin
Soi sửa rồi nhé. Cảm ơn Nhã nhiều. :-)
...xem tiếp
17:38 Monday,5.11.2012 Đăng bởi:  admin
Soi sửa rồi nhé. Cảm ơn Nhã nhiều. :-) 
17:18 Monday,5.11.2012 Đăng bởi:  Nhã
http://soi.com.vn/?p=89639
Soi thân mến, có bức ảnh tên là "Tường nhà vấy máu", theo như trong catalogue bên mình nhận được bằng tiếng Anh thì chỉ là "The Map: Ceiling of the A-Bomb Memorial Dome, Stain and Flaking-off 1960 -1965". Và để phục vụ cho triển lãm sắp tới tại HN, bên mình dịch l&agra
...xem tiếp
17:18 Monday,5.11.2012 Đăng bởi:  Nhã
http://soi.com.vn/?p=89639
Soi thân mến, có bức ảnh tên là "Tường nhà vấy máu", theo như trong catalogue bên mình nhận được bằng tiếng Anh thì chỉ là "The Map: Ceiling of the A-Bomb Memorial Dome, Stain and Flaking-off 1960 -1965". Và để phục vụ cho triển lãm sắp tới tại HN, bên mình dịch là "The Map: Trần mái vòm của đài tưởng niệm bom nguyên tử: vết bẩn và gỉ sét". Vậy mình rất mong Soi sẽ sửa lại để giúp cho  khán giả của Soi tiện theo dõi triển lãm của Japan Foundation nhé!.
Trân trọng
 
Nhã - Japan Foundation 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả