Soi học

Bài học Chủ nhật: Cybele, Agdistis và Attis: di tinh, mộng tinh, cắt của quý 18. 11. 12 - 7:10 am

Pha Lê

 

Câu chuyện này liên quan tới tình dục và một tình yêu say đắm. Như mọi người đã biết qua bài học kỳ trước, tình yêu say đắm trong tích Hy Lạp thường dẫn đến một kết cục… bi thảm.

Đầu tiên, phải kể về Cybele, nữ thần này có gốc từ Phrygia, được “nhập khẩu” vào Hy Lạp, và trở thành một mặt hàng ngoại được dân chúng chuộng thờ cúng. Cybele gắn liền với nguyên tố “đất”, đem lại sự màu mỡ, giúp cây trái đâm chồi, sinh sôi nảy nở tốt. Cybele được xem như một nữ thần tối cao, ngang hàng các thần Olympia, với chức năng na ná Demeter (thần trồng trọt) và Gaia (đất mẹ). Biểu tượng của Cybele là con sư tử.

Tượng nữ thần Cybele thời La Mã, khoảng 50 năm sau Công Nguyên. Nữ thần cầm nhiều trái cây, tượng trưng cho đất và mùa màng. Dưới chân Cybele là con sư tử, nhưng chú sư tử này bé quá nên mới liếc nhìn thì thấy giống con cún.

 

Tác phẩm “Câu chuyện về nguyên tố đất”, Leandro Bassano, 1580. Bức tranh này miêu tả trái đất màu mỡ và quyền năng của Cybele. Trong lúc dân chúng vui vẻ mừng một mùa thu hoạch thành công với đủ loại rau và trái cây, Cybele đang ngồi trên xe sư tử kéo và bay lên trời.

 

Vì Cybele rất nổi tiếng nên bà cũng hay được vẽ chung với Zeus cũng như các vị thần Olympia khác. đây là tác phẩm “Chrono, Cybele, Zeus, Hera, và Poseidon”, do Paolo Veronese vẽ trên trần của dinh thự Kingston Lacy ở Dorset. Tác phẩm tả lại cảnh Hera, Poseidon, và Cybele giúp Zeus đánh đuổi Cronus khỏi Thiên Đàng (dù đúng theo tích thì chẳng phải thế). Bức tranh chủ yếu mượn thần để vẽ tượng trưng 4 nguyên tố. Poseidon – cầm Đinh ba – là nước, Hera – có con công đi theo (và có cả Cupid?) – là lửa (dù Hera làm lửa nghe không hợp lắm), Zeus – có con đại bàng – là không khí, còn Cybele là đất.

 

Quyền phép thế, nên Cybele không tránh khỏi con mắt xanh lè của Zeus, được cái là nữ thần này rất mạnh nên Zeus không thể giở trò sàm sỡ. Thế là đợi lúc Cybele đang ngủ, Zeus rón rén bước tới và hành xử tởm hơn mọi lần: ông “tự sướng” và vấy tinh trùng lên người Cybele; mang tiếng là đất đai màu mỡ, Cybele mang bầu và Agdistis chào đời.

Tác phẩm “Cybele”, Picot, thế kỷ 19. Cybele ngồi trên mỏm đá cao nhất, vây quanh là các tỳ nữ, Zeus chắc là đang lén ngó trộm sau vách núi?

 

Một số bản khác, như bản của nhà thơ Pausanias, thì nói Zeus mộng tinh, làm ướt Gaia, và Gaia sinh Agdistis.

Agdistis rất đẹp, nhưng lại là người lưỡng tính, có cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ. Các vị thần sợ cơ thể của Agdistis quá, nghi rằng nếu để Agdistis khôn lớn thì cô/cậu sẽ lật đổ thế hệ Olympia, nên họ cắt đứt của quý của Agdistis, biến nàng thành phụ nữ. Họ chôn của quý này xuống đất nhằm phi tang, nhưng từ chỗ chôn, một cây hạnh nhân mọc lên (lần sau có ăn hạnh nhân thì nhớ đến… của quý của Agdistis nhé).

Không lâu sau, một nàng tiên sông tên Nana tìm thấy cây hạnh nhân, nàng hái một quả hạnh nhân và đặt nó giữa ngực (thôi thì mỗi người sướng mỗi kiểu), quả hạnh biến mất, Nana mang bầu, và cậu Attis chào đời. Lúc khôn lớn, Attis trở thành một thiếu niên vô cùng đẹp trai.

Tượng Attis thời La Mã, khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.

 

Tượng Attis của Donatello, không rõ năm. Attis trông lúc nào cũng khá giống con gái, chắc do mang tiếng là có một phụ huynh nửa nam nửa nữ chăng?

 

Đến lúc này, tích chia ra lắm bản rắc rối, kể túm gọn hai bản phổ biến nhất thì như sau:

Bản một, theo Ovid, thì vừa chạm mặt “cậu cháu” Attis là Cybele đã khoái; bà đưa Attis về điện thờ của mình, cho cậu theo hầu mình, với điều kiện Attis phải giữ gìn, luôn làm trai trong trắng. Attis đồng ý, nhưng được một thời gian thì cậu chết mê một nàng tiên cây và hai người hú hí với nhau. Cybele biết được thì giận quá, giết chết nàng tiên; Attis vừa hối hận là đã nuốt lời với Cybele, vừa đau khổ vì mất người yêu, nên cậu… tự cắt của quý của mình rồi tự băm mình ra từng khúc. Cybele mất Attis thì đâm tiếc, biến cơ thể đã chết của cậu thành cây linh sam (một họ của thông), và yêu cầu rằng những chàng trai theo thờ bà sau này phải là… thái giám hết.

Một phiến đá trang trí của điện thờ Cybele thời La Mã, tạc Cybele (ngồi xe sư tử kéo) với Attis (đứng cạnh cây hạnh nhân vì cậu sinh ra từ hạnh nhân).

 

Bản thứ hai của Pausanias, kể rằng thay vì Cybele khoái Attis, Agdistis lại chết mê cậu này (tính ra, Agdistis là bố/mẹ của Attis, yêu kiểu đó hơi bị kinh), thế là Agdistis chạy tới tỏ tình. Tuy nhiên, họ hàng của Attis không thích Agdistis cho lắm, vì cái quá khứ nửa nam nửa nữ của cô. Thế là gia đình Attis gả cậu cho một nàng công chúa nước ngoài.

Nhưng tình yêu sẽ khiến ta ngu muội, nên Agdistis cứ thế đuổi theo Attis, xông vào lễ cưới của cậu, và hô lên “Tôi yêu chàng”. Khổ cái, đây không phải phim Hollywood, nên thay vì Attis chạy theo Agdistis rồi sống hạnh phúc, Attis… hóa điên. Cậu chạy vào rừng và cắt của quý của mình, sau đó chảy máu cho tới chết.

Agdistis mê Attis đến nỗi cô thấy thi thể… mất của quý của Attis vẫn rất đẹp, nên cô xin Zeus làm phép cho xác của Attis không bao giờ mục nát, mãi mãi hồng hào xinh đẹp, để Agdistis vẫn có thể “yêu” Attis. Nghe hơi tởm, nhưng Zeus vốn quen với những thứ tởm, nên ông đồng ý. Để tránh thiên hạ dòm ngó, Agdistis đặt xác Attis vào một điện thờ của Cybele.

Muốn có hình cho mọi người ngắm, nhưng chắc do tích này hơi kinh nên chẳng thấy họa sĩ nào vẽ tranh, tạc tượng; bạn nào tìm được hình thì xin bổ sung cho SOI nhé. Lắm tích Hy Lạp nghe gớm nhỉ? Nhưng người Hy Lạp xưa không thích lụy tình nên tích yêu đương của họ hay kết thúc như vậy đấy.

 

Ý kiến - Thảo luận

9:56 Monday,15.4.2013 Đăng bởi:  Ụ ẹ ẹ

Tôi bị ám ảnh bởi tích này (may đêm qua không mộng tinh, chắc vì cạn xí quách). Tích này có đủ hết: thủ dâm, bóng lưỡng bi sếch xu ầu/ bisexual), rồi cả hoạn thiến đặc sản Á... 
Zớt phóng một trân mưa tinh trùng - liên tưởng đến sinh thực khí bắn vọt lên tr
...xem tiếp

9:56 Monday,15.4.2013 Đăng bởi:  Ụ ẹ ẹ

Tôi bị ám ảnh bởi tích này (may đêm qua không mộng tinh, chắc vì cạn xí quách). Tích này có đủ hết: thủ dâm, bóng lưỡng bi sếch xu ầu/ bisexual), rồi cả hoạn thiến đặc sản Á... 
Zớt phóng một trân mưa tinh trùng - liên tưởng đến sinh thực khí bắn vọt lên trống đồng: cả âm lẫn dương. Khí thế oai hùng.
Từ khi Khổng Tử sinh ra thì: nữ nhân hạ tiện. Sinh thực khí âm thì gọi là khí hư (trọng nam khinh nữ). Trong khi đó nam cứ tiếp tục phun mưa tinh trùng, làm các trò thủ dâm trong... âm h (xin phép viết lửng) rồi trả tiền, hoặc quỵt. Chán đời.
Nhưng về cơ bản, 4000 năm lại là Ta. Tây giờ nó ít vẽ tranh nuy, còn Việt Nam thì thành phong trào thi đua ự ướng.

 
18:48 Sunday,14.4.2013 Đăng bởi:  Ĩ ực về già
Cổ tích Việt Nam lịch sự hơn. Đang đi (chân đất), thấy bàn chân Zớt bèn ướm vào, đẻ ra Thánh Gióng - anh hùng ca. Chứ chuyện này của thần thoại Hy Lạp thì toàn kể chuyện cắt chym, lúc thì tự hoạn, lúc thì bọn khác nó thiến. Nghe Đau hơn hoạn.
Bù lại, chuyện thực hôm nay
...xem tiếp
18:48 Sunday,14.4.2013 Đăng bởi:  Ĩ ực về già
Cổ tích Việt Nam lịch sự hơn. Đang đi (chân đất), thấy bàn chân Zớt bèn ướm vào, đẻ ra Thánh Gióng - anh hùng ca. Chứ chuyện này của thần thoại Hy Lạp thì toàn kể chuyện cắt chym, lúc thì tự hoạn, lúc thì bọn khác nó thiến. Nghe Đau hơn hoạn.
Bù lại, chuyện thực hôm nay ở VN, trên báo lề phải hăn hoi, phản ánh toàn chuyện thiến hoạn để trừng phạt những ông hay đi hoang, rôi chuyện ấy ngoài quần vẫn có mang cũng rải rác... Dù Pha Lê cứ hù những tích Hy Lạp nghe gớm, bi thảm... So với quê tớ chả là cóc khô gì nhé.
Bi ơi, cóc sợ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả