Tạp hóa - Xã hội

Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc 31. 12. 12 - 8:44 am

Sáng Ánh chú thích

Ngày 26. 12. 2012, Ai Cập đã chính thức thông qua hiến pháp mới – một hiến pháp mà theo những thành phần đối lập là “có lợi cho phe Huynh đệ Hồi giáo”, tập trung và củng cố quyền lực của hành pháp và có nhiều điều chưa rõ ràng.

Những cuộc bạo động và biểu tình của phe đối lập (lại càng) liên tiếp nổ ra, làm kinh tế Ai Cập lại càng khốn đốn. Tổng thống mới của Ai Cập là Morsi đã phải ra lời kêu gọi đoàn kết quốc gia.

Tổng thống Morsi đọc diễn văn trước Thượng viện mới của Ai Cập, đưa ra lời kêu gọi đoàn kết.

*
Đối với quần chúng nước ngoài theo dõi thông tin năm hay ba phút truyền hình trong giờ ăn tối, xem tin ảnh hết nổi loạn chống chính quyền cũ lại  biểu tình chính quyền mới thì chuyện Ai Cập rối là phải, ngoại giao Mỹ dường như cũng chỉ có thể tùy tiện và bất lực tìm cách thích nghi với tình thế, hết đỡ bên này lại xoay chiều chống bên kia từ lúc Đại tướng Mubarak, đồng minh trung kiên và bất di bất dịch của Hoa Kỳ từ 1981 lâm vào nạn dịch Hoa Lài tại khu vực.

Nhớ lại hồi ấy, trong bức hí họa này, họa sĩ vẽ Obama mở đầu bằng: Tôi xin nói cho rõ ràng,  Ai cập  là một nước nơi mà dân chúng… (sau đó là rối nhùi)

.

Hí họa giễu là chính quyền Mỹ không có đường lối gì về Ai Cập, tùy nghi mà chống đỡ và coi bộ lúng túng vì tình hình tại Ai Cập khi ấy rối ren, “Cách mạng hoa lài” chẳng hiểu do ai lái mà đủ thứ mùi hương.

Tháng 2. 2011, cuộc nổi dậy của quần chúng gồm tả phái, xã hội dân sự và tôn giáo đã khiến vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập bị anh Hai ngậm ngùi mà bỏ rơi. Sphinx, Mãnh sư thần bí, biểu tượng của quyền bính thống nhất mang gương mặt Mubarak bỗng bị phân tán ra từng mảnh, nghĩa là cũng rối nhùi sứ quân, mỗi thế lực con con giành một mảnh.

Thực ra, xem lại hí họa đầu, Mỹ ấp úng thì có, vào lúc bất ngờ và giật mình, ai mà chẳng quyến luyến một gia nhân đắc lực giờ phải cho nghỉ việc vì những “điều kiện khách quan”, nói kiểu Lenin. Nhưng Hoa Kỳ đã tìm ra ngay người đẹp mới, ủng hộ Hội đồng Quân lực, và Trung tướng Shafik, thôi thì không Đại thì Trung, miễn cứ tướng là được. Nhưng ông này chẳng may lại không được cử tri yêu bằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu. Khi bầu cử Tổng thống thì Morsi (thuộc Huynh đệ Hồi giáo) thắng. Tưởng đâu Mỹ mất trắng, vậy mà sau đó, Mỹ lại móc ngoặc được với Morsi, thế mới là tài chứ nào có ấm ớ. Mãnh Sphinx lại thu về một mối, giờ mang mặt Morsi.

Dưới mắt nhà hí họa Tàu: quyền lực ở Ai Cập phân tán thành hai khối quay lưng lại với nhau, khiến phân Sphinx. Thiên tử hướng Nam nhưng nhân dân gì đó lại chổng mông hướng Bắc và cán cân quyền lực còn phân vân chưa biết đổ hướng nào. Ở giữa là du khách hay chứng nhân, trọng tài, còn bàn là bàn cân (hai đầu đều rung rung tám lạng nửa cân)

 
Người vẽ bức hí họa Obama lúng túng bên trên rõ là chê ông, nhưng thực tế thì Obama đã chuyển hóa được cả thành phần chủ chốt của Huynh đệ Hồi giáo thành thân Mỹ thì hay ra phết còn gì.

Tuy nhiên, tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng, hẳn vì Obama tài có đến đâu vẫn chưa móc ngoặc đi đêm đi ngày được với quần chúng Ai Cập.

 
 

 

*

Bài tương tự:

- Hí họa: Perry ra ứng cử

-

- Hí họa: Osborne chém cây sống để trồng cây chết

- Hí họa: Rối ren vì công nương nghén

- Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả

- Hí họa: Vừa khác nước ta, vừa giống nước ta

- Hay hơn hí họa

- Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc

- Hí họa: Nigeria với lựa chọn
“thà liếm dầu còn hơn cạp đất”

- Hí họa: Chú Cuội Armstrong

- Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro

- Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden

- Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập

- Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ

- Kể bằng hí họa: Thỏa thuận của P5+1 với Iran – chông gai phía sau, gập ghềnh phía trước

- Kể bằng hí họa: Gấu Nga làm gì ở Syria?

- Ai sẽ vĩ đại trở lại? (phần 1): Đòn của điệp viên KGB

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 3): một kế hoạch bất thành?

- Hoa Kỳ, hoa rụng tơi bời và cơn mộng tan rồi?

- Nhân lời dọa của Trump với Tàu

- Học qua hí họa: chú Năm, anh Hai, thuế mậu dịch và chiến tranh thương mại

- Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả