Nghệ sĩ thế giới

Họa sĩ Pháp từ chối huân chương
Bắc Đẩu Bội Tinh 19. 01. 13 - 7:02 am

Nguyễn Đình Đăng tổng hợp

Họa sĩ Jacques Tardi

Theo tin BBC và Le Nouvel Observateur ngày 2. 1. 2013, Jacques Tardi (66 tuổi) – một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh và hí họa lừng danh nhất Pháp quốc – vừa từ chối phần thưởng cao nhất của nước này.

Tardi, tác giả của truyện tranh truyền kỳ Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Adèle Blanc-Sec trong những năm 1970, có tên trong danh sách những người được nhận Bắc Đẩu Bội Tinh (Légion d´Honneur) vào ngày 1. 1. 2013.

Là người gắn bó mãnh liệt với tự do tư tưởng và tự do sáng tạo của chính mình, tôi không muốn nhận bất cứ cái gì từ nhà nước này hoặc bất cứ quyền lực chính trị nào khác,” ông nói, “Vì thế tôi nhất quyết từ chối huân chương này.”

Tardi còn nổi tiếng về các tác phẩm phản ánh những điều khủng khiếp của Đại chiến Thế giới I và II, nhờ được cha và ông của mình gây cảm hứng. Ngày 21. 12. 2012 vừa qua Tardi đã công bố một cuốn sách kể về cha mình từng bị bắt làm tù binh của Đức và sau đó đã từ chối đi lính sang Đông Dương. Ông nói: “Tôi luôn nhạo báng các thể chế. Còn khi chúng ta tôn vinh các tù nhân chiến tranh, những người đã bị bắn chết chẳng hạn, thì lại là việc khác.” Ông kết luận: “Tôi không xin xỏ gì cả và tôi chưa bao giờ từng xin xỏ. Được những người mà mình không tin vinh danh thật chẳng sung sướng gì.”

Một minh họa Adèle Blanc-Sec của Jacques Tardi.

Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh được Napoléon Bonapart thiết lập vào ngày 19. 5. 1802, và được coi là phần thưởng cao quý nhất của Pháp. Người được trao huân chương không phài làm đơn hay hồ sơ gửi lên tổng thống hay thủ tướng, mà tổng thống và các bộ trưởng thảo luận và tự quyết định danh sách những người sẽ được trao huân chương. Danh sách cuối cùng được công bố vào ngày 1. 1 hàng năm tại Journal Officiel – tờ báo chính thức của nhà nước Pháp, công bố các nghị định liên quan tới luật pháp, các quyết định, thông báo của nhà nước. Thông thường, trước khi quyết định danh sách, các bộ làm thăm dò để tránh bị bẽ mặt khi có người trong danh sách công khai tuyên bố từ chối trên báo chí.

Tuy nhiên, Jacques Tardi nói ông không hề biết gì về chuyện này cho đến khi được một người bạn cũng có tên trong danh sách này thông báo.

Jacques Tardi vẽ thám tử Nestor Burma

 

Thám tử Nestor Burma

 

Jacques Tardi không phải là người đầu tiên từ chối Bắc Đẩu Bội Tinh. Trong lịch sử đã có một số người đã từ chối huân chương này như họa sĩ Claude Monet – ông tổ của trường phái Ấn tượng, các nhà soạn nhạc Hertor Berlioz, Maurice Ravel, nhà soạn ca khúc và ca sĩ Georges Brassens, các nhà văn Guy de Maupassant, George Sand, Jean-Paul Sartre (ông này từ chối cả giải Nobel văn học), Simone de Beauvoir, Albert Camus (giải Nobel), Georges Bernanos, Léo Ferré, Marcel Aymé, các nhà vật lý và hóa học Pierre và Marie Curie (giải Nobel), nhà chính trị Philippe Séguin (ông này từng là chủ tịch Quốc hội Pháp từ 1993 – 1997 và chủ tịch Hội đồng kiểm sát tài chính quốc gia từ 2004 – 2010).

*

Nguồn: BBC, Le Nouvel Observateur, Sciences et Avenir

Ý kiến - Thảo luận

10:53 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Có người từ chối vì thấy chẳng bõ bèn gì.
Có người từ chối vì "Được những người mà mình không tin vinh danh thật chẳng sung sướng gì.”
Lại có người tử chối vì "không muốn thấy trong nhà mình chữ ký của kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân d&acir
...xem tiếp
10:53 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Có người từ chối vì thấy chẳng bõ bèn gì.
Có người từ chối vì "Được những người mà mình không tin vinh danh thật chẳng sung sướng gì.”
Lại có người tử chối vì "không muốn thấy trong nhà mình chữ ký của kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân".
Cho nên, cái sự tử chối bản thân nó không nói lên cái gì, mà cái khí phách của người từ chối mới là điều đáng nói. 
7:41 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  khiem do

Tại Pháp có một truyền thống từ chối huân chương của nhà nước (ngoài lãnh vực quân sự), nhất là trong các ngành nghệ thuật, vì coi rằng đây là chính quyền lấn sân của xã hội dân sự.


Các cộng tác viên của t
...xem tiếp

7:41 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  khiem do

Tại Pháp có một truyền thống từ chối huân chương của nhà nước (ngoài lãnh vực quân sự), nhất là trong các ngành nghệ thuật, vì coi rằng đây là chính quyền lấn sân của xã hội dân sự.


Các cộng tác viên của tờ Canard Enchaine chẳng hạn, hay một số nhà báo khác cũng từ chối.


Nhạc sĩ Berlioz từ chối vì ông được tưởng thưởng huân chương thay vì nhà nước trả công 3000F ("Trả tền cho tôi, tôi đ' cần cái huy chương của quý vị").


Khi nhà thơ Aragon từ chối (lần đầu, sau ông nhận từ tay TT Mitterand) ông bị nhà thơ Prevert (cũng từng từ chối) nhạo "Từ chối là tốt rồi, nhưng còn phải xứng đáng không được trao tặng nữa chứ'.


Khi nhạc sĩ Ravel từ chối, đồng nghiệp Erik Satie bảo "Ông ta từ chối, nhưng tất cả (sự nghiệp) âm nhạc của ông ta thì lại nhận".


Trường hợp từ chối của nhà chính trị Seguin là vì huân chương này trước đây không được trao cho thân phụ của ông vào thời chiến.


Các giải thưởng tại Pháp thường là do các tổ chức hội đoàn tư nhân, nghề nghiệp trao cho nên ai đó có thể nhận giải văn học, nghệ thuật gì đó nhưng từ chối huy chương.
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tôi là một người may mắn!

Phạm Thái Bình. Ảnh: Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả